Tại Thủ Đức, điều kiện về đăng ký tạm trú dài hạn phức tạp và kỳ thị xã hội vẫn đang gây khó khăn cho người nhập cư. Thống kê tại thời điểm 31/12/2012, quận Thủ Đức có 55.9% hộ là hộ nhập cư (Niên giám thống kê quận Thủ Đức, 2012). Họ thường là những gia đình gồm hai vợ chồng trẻ có từ 1 đến 2 con nhỏ cùng chung sống. Để thực hiện quản lý người tạm trú và tình hình kinh doanh nhà trọ, chủ nhà trọ phải chịu trách nhiệm thực hiện đăng ký tạm trú cho người thuê trọ với cơ quan cơng an phường nơi họ có nhà trọ cho thuê. Tuy vậy, rất ít người tạm trú yêu cầu được chủ nhà trọ đồng ý đăng ký KT3 vì các lý do: 1) Những ngại ngần về yêu cầu của thủ tục pháp lý; 2) Khơng muốn bảo lãnh vì khơng có gì đảm bảo là người thuê trọ sẽ ở lâu dài tại nhà trọ của họ và 3) Các giấy tờ sở hữu nhà và đất của chủ nhà trọ là khơng hợp lệ theo quy định pháp luật. Ngồi ra, tại những nhà trọ nhỏ lẻ, một bộ phận người nhập cư thậm chí khơng được đăng ký tạm trú vì chủ nhà trọ e ngại thủ tục và muốn trốn thuế.
Khó khăn trong đăng ký tạm trú dài hạn đã hạn chế khả năng tiếp cận MN cơng lập của các gia đình. Kết quả khảo sát của tác giả cho thấy có hơn một nửa các hộ khơng được
8
Xem phụ lục 1 để biết thêm về Hệ thống quản lý hộ khẩu tại TpHCM.
-28-
đăng ký tạm trú diện KT3 dù 100% các hộ này đều sinh sống tại TpHCM từ 4 đến 15 năm và 80% số hộ cho biết họ không thường xuyên thay đổi chỗ ở. Như vậy, tại những khu vực mà trường công cịn khả năng nhận thêm trẻ diện tạm trú, thì những gia đình chưa đăng ký được KT3 vẫn khơng tiếp cận được.
Hình 3. 7 Tình trạng đăng ký tạm trú của hộ
Phát biểu của một phụ huynh sau đây là tình trạng thường gặp với một số hộ:
“Mình cũng nhiều lần nói chủ nhà đăng ký KT3 giùm để bé nhà mình học trường cơng nhưng mà chủ nhà lần lữa không chịu. Bởi vậy đến ngày họ bán hồ sơ thì khơng kịp có giấy để đi mua hồ sơ”.
Khó khăn trong tiếp cận MN cơng lập do tình trạng cư ngụ ảnh hưởng lớn đến lợi ích của các gia đình nhập cư. Khi khơng có đủ điều kiện xin vào cơng lập, họ chẳng những bị thu hẹp quyền lựa chọn về nơi gửi trẻ, mà điều này còn kéo theo giới hạn về chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ vì các đơn vị tư nhân thường thua kém về chất lượng so với cơ sở công lập ở cùng một mặt bằng chi phí. Đặc biệt là với những gia đình nhập cư có trẻ bị khuyết tật hay có tổn thương tâm thần, trẻ sẽ khơng được hưởng chính sách về giáo dục hòa nhập (phụ lục 2).
Khó khăn về tình trạng cư trú cũng giới hạn việc tiếp cận với các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với CSGDMN nói chung của người nhập cư. 100% các gia đình trong cuộc khảo sát cho biết họ khơng nhận được bất kỳ hỗ trợ tài chính từ cá nhân hay tổ chức nào. Điều này cho thấy có một số hộ nhập cư nghèo sẽ ở trong tình trạng “bị bỏ sót” trong
43% 54%
3%
Diện KT3 Diện KT4 Không đăng ký tạm trú
-29-
các chính sách trợ cấp cho giáo dục mầm non của chính phủ, cũng như hưởng chế độ dành cho hộ nghèo và cận nghèo của thành phố (phụ lục 6).
Như vậy, nhìn chung tình trạng cư ngụ của người nhập cư tại Thủ Đức đã và đang gây ảnh hưởng đến việc tiếp cận hệ thống giáo dục cơng lập cho con em họ. Mặc dù chính sách đã cởi mở hơn, tạo điều kiện cho trẻ các gia đình nhập cư tham gia vào giáo dục MN cơng lập thì sự ràng buộc về thời gian làm việc, sự hạn chế về số lượng đơn vị giáo dục công lập mà nhà nước cung cấp và tình trạng đăng ký tạm trú dài hạn khó khăn vẫn là những trở ngại khiến họ khơng thể tối đa lợi ích và tận dụng cơ hội ít ỏi mà họ có thể có được.