Niềm tin và nhận thức của cha mẹ trẻ đối với việc cho trẻ học MN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những rào cản trong tiếp cận chăm sóc và giáo dục mầm non của trẻ em các gia đình lao động di cư tại thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 37)

Hầu hết các phụ huynh đều nhận thức rằng CSGDMN là quan trọng đối với sự phát triển của trẻ và cần thiết phải cho trẻ đi học MN nhưng thiếu tin cậy vào chăm sóc của cơ sở MN cho các trẻ cịn nhỏ. Có 95% các gia đình đồng ý rằng trẻ cần đi học MN và 85% số hộ này cho rằng điều này tốt cho sự phát triển của trẻ. Tuy vậy, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn khoảng 40% các phụ huynh cho biết họ vẫn cho trẻ theo đúng thời gian như đã gửi, và cũng khoảng 45% các phụ huynh cho biết họ sẽ trẻ ở độ tuổi muộn hơn (phổ biến là độ tuổi sau 3 và 4 tuổi), 10% (7/66 trường hợp) còn lại cho biết họ sẽ không cho trẻ đi học mầm non nếu họ có thể thu xếp để trơng nom trẻ ở nhà vì thấy khơng an tồn. Điều này bộc lộ sự quan tâm to lớn của cha mẹ đối với trẻ trong những năm đầu đời cũng như sự thiếu tin tưởng vào việc chăm sóc ở cơ sở MN cho các trẻ cịn nhỏ.

Hầu hết các phụ huynh nhận thức được tác động tích cực của CSGDMN lên trẻ phát triển trí tuệ và hành vi cư xử nhưng khơng nhìn nhận tác động lên phát triển thể chất của trẻ. Chỉ có khoảng 1/5 những người được hỏi cho rằng trẻ sẽ phát triển thể chất tốt hơn nếu được chăm sóc tại trường, nhưng 4/5 họ cho rằng trẻ sẽ phát triển trí tuệ và hành vi cư xử tốt hơn nếu có học MN. Quan điểm này có thể phản ánh kinh nghiệm từ quá khứ của gia đình như phần đánh giá chất lượng đã nêu ở trên.

Nhận thức của gia đình về độ tuổi cho trẻ học MN là khá tốt. Phần lớn các gia đình cho rằng trẻ nên đi học ở độ tuổi 3 đến 4 vì cho rằng trước độ tuổi đó, việc chăm sóc tại nhà khi trẻ cịn nhỏ sẽ tốt hơn. Khoảng 1/3 các phụ huynh muốn gửi trẻ ở độ tuổi dưới 3 tuổi vì cho rằng đi học càng sớm càng tốt cho trẻ, rất ít các gia đình chọn cho trẻ đi học ở tuổi 4 đến 6. Theo nghiên cứu của các chuyên gia MN, độ tuổi lên 3 là thích hợp nhất để bắt đầu chương trình CSGDMN. 3 – 6 tuổi cũng là độ tuổi mẫu giáo theo quy định của luật pháp nước ta hiện nay.

-26-

Bảng 3. 7 Quan điểm của gia đình về độ tuổi nên bắt đầu học mầm non

Trẻ nên đi học ở độ tuổi nào? 1-2 tuổi 2-3 tuổi 3-4 tuổi 4-5 tuổi 5-6 tuổi Không cần học Tổng cộng Tần số 7 17 37 4 0 2 67 Phần trăm 10.45% 25.37% 55.22% 5.97% 0.00% 2.99% 100.00%

Các gia đình nhận thức được các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng CSGNMN nhưng nhận thức còn chưa đầy đủ. Kết quả đánh giá cho thấy các gia đình quan trọng nhất sự an toàn của trẻ đối với trẻ (được diễn dịch qua sự ân cần của các giáo viên), tiếp đó là không gian vui chơi, tỷ lệ trẻ/giáo viên và trình độ chun mơn của giáo viên được đánh giá tương đối ngang bằng nhau, và mức độ phong phú của chương trình học ít được coi trọng (phụ lục 7).

Các phụ huynh có niềm tin lớn vào chất lượng CSGDMN do nhà nước cung cấp nhưng lại mong muốn nhà nước sẽ quản lý chất lượng các cơ sở MN hơn là được tạo điều kiện học tại trường công. Gần 4/5 các gia đình cho rằng cơ sở cơng lập sẽ chăm sóc và giáo dục tốt hơn nhưng chỉ có khoảng 1/3 số hộ có mong muốn về chính sách được tạo điều kiện (cụ thể là khơng địi hỏi KT3) cho con học trường công lập. Sự mâu thuẫn này là do các cơ sở MN tư nhân đã đáp ứng rất tốt điều kiện về thời gian trông trẻ và cự ly đưa đón với nhu cầu của gia đình nhập cư trong khi khối cơng lập thì khơng đáp ứng được.

Bảng 3. 8 Quan điểm của gia đình về loại hình sở hữu.

Loại hình nào là tốt cho chăm sóc và giáo dục trẻ nhỏ? Cơng lập Ngồi công lập Nơi nào cũng được Ý kiến khác Tổng cộng Phần trăm 77.27% 3.03% 16.67% 3.03% 100.00% Tần số 51 2 11 2 66

-27-

Bảng 3. 9 Mong muốn của hộ gia đình về chính sách mầm non cho trẻ

Tần số Phần trăm

Miễn giảm một phần học phí 6 9.68% Tạo điều kiện cho trẻ diện tạm trú được học công lập 20 32.26% Xây dựng thêm trường MN trên địa bàn 0 0.00% Quản lý chặt chất lượng các cơ sở MN công và tư 31 50.00%

Khác 5 8.06%

Tổng cộng 62 100.00%

Như vậy, có thể nói, niềm tin và nền tảng gia đình của người nhập cư không phải là yếu tố cản trở sự tham gia học MN cho trẻ, tuy vậy nhận thức về tầm quan trọng của CSGDMN đối với sự phát triển của trẻ là chưa đầy đủ, các gia đình có mối quan tâm lớn lao đến sự chăm sóc những năm đầu đời đối với trẻ, đồng thời cũng thể hiện sự thiếu tin tưởng vào các cơ sở CSGDMN cho trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những rào cản trong tiếp cận chăm sóc và giáo dục mầm non của trẻ em các gia đình lao động di cư tại thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)