CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3. Đề xuất mô hình nghiên cứu
2.3.1. Phân tích từng nhân tố trong mơ hình đề xuất
2.3.1.1. Sử dụng công nghệ thông tin
Trong nghiên cứu của Henry và cộng sự (2008) các công cụ công nghệ thơng tin chính
được đề cập đến có tác động đến hiệu quả chuỗi cung ứng là công cụ giao tiếp và công
cụ quản trị. Công cụ giao tiếp Internet phát triển cho phép tất cả thành viên trong chuỗi cung ứng giao tiếp lẫn nhau dễ dàng hơn. Điều này giúp làm giảm thời gian chờ, công việc giấy tờ hay những hoạt động không cần thiết. Ngồi ra cơng nghệ thơng tin cịn giúp quản trị dịng chảy thơng tin theo cách thức phối hợp, tiếp cận trao đổi thông tin và dữ liệu, cải thiện mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp.
Ngồi cơng cụ giao tiếp, các công cụ quản trị cũng giúp chuỗi cung ứng hoạt động
hiệu quả hơn. Các phầm mềm áp dụng trong việc quản trị doanh nghiệp hiện nay như phần mềm kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu, kế hoạch nguồn lực sản xuất, kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp, phần mềm quản lý hoạt động kế toán, mua hàng, kho, nhân sự, quan hệ khách hàng. Lợi ích khi áp dụng các phần mềm này là tạo ra dịng chảy thơng tin minh bạch chính xác giúp cho lãnh đạo của các thành viên ra quyết định
nhanh, đúng, liên kết nguồn lực, tăng năng suất làm việc trong công ty. Các quy trình nghiệp vụ được chuẩn hóa, xây dựng hệ thống tích hợp chặt chẽ các quy trình giúp
nâng cao hiệu quả từng bộ phận. Tóm lại, cơng cụ quản trị này giúp cho nhà lãnh đạo quản trị hiệu quả doanh nghiệp nói chung và chuỗi cung ứng nói riêng.
Theo Kraivuth và Ting (2011), khả năng truy xuất nguồn gốc cũng có vai trò đối với quản trị chuỗi cung ứng bền vững. Truy xuất là khả năng để truy nguyên và theo dõi một loại thực phẩm, thức ăn, thực phẩm sản xuất động vật hoặc các thành phần, trong suốt tất cả các giai đoạn sản xuất và phân phối (Nghị viện châu Âu, 2002). Quản trị
truy xuất xuyên suốt chuỗi cung ứng bao gồm tích hợp của dịng chảy thơng tin và
Vai trị của sự truy xuất về khía cạnh cải thiện biểu hiện chuỗi cung ứng là giúp giảm các chi phí như chi phí tồn kho, lao động, vận chuyển, hư hỏng hàng hóa, thu hồi hàng hóa bị lỗi, tối ưu hóa quy trình và nguồn lực (quản trị và hợp tác tốt hơn) bên cạnh đó cịn giúp dự đoán đơn hàng tốt hơn, lấp đầy sản phẩm tốt hơn, phản hồi đơn hàng của khách nhanh hơn, sản xuất phản hồi nhanh hơn. Hiện nay kỹ thuật nhận dạng và định vị sử dụng phổ biến và thông dụng nhất là mã chữ số (alphanumeric code), mã số mã vạch (barcode), nhận dạng bằng sóng vơ tuyến (Radio Frequency Identification (RFID)), truy xuất nguồn gốc điện tử (electronic traceability).
Mã chữ số: gồm các dữ liệu bằng chữ và số viết liền với nhiều kích thước khác nhau
để dán nhãn lên sản phẩm hoặc thùng sản phẩm. Cách mã hóa này rất đơn giản và kinh
tế nhưng gặp một vấn đề bất lợi nghiêm trọng là nguồn nhân lực để vận hành và quản lý khâu viết mã và đọc mã, chính vì khối lượng thông tin khổng lồ do con người xử lý nên thường xảy ra lỗi. Mã chữ số không theo một tiêu chuẩn nào nên khó chia sẻ thơng tin với đối tác bên ngồi mà chỉ có thể được áp dụng trong nội bộ tổ chức.
Mã số mã vạch: là một trong các công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các
đối tượng là sản phẩm, dịch vụ, tổ chức hoặc địa điểm. Dựa trên việc ấn định một mã
số (hoặc chữ số) cho đối tượng cần phân định và thể hiện mã đó dưới dạng mã vạch để thiết bị (máy quét) có thể đọc được. Mã vạch là một dãy các vạch và khoảng trống
song song xen kẽ được sắp xếp theo một qui tắc mã hóa nhất định để thể hiện mã số (hoặc các dữ liệu gồm cả chữ và số) dưới dạng máy quét có thể đọc được. Bên dưới mã vạch là dãy mã số tương ứng. Mã số mã vạch được in trực tiếp lên đối tượng cần quản lý như thương phẩm, vật phẩm, các thùng hàng để giao nhận/ vận chuyển. Ưu điểm của cách mã hóa này là thơng tin được tiêu chuẩn, dễ dàng chia sẽ truyền tải đến
các thành viên trong chuỗi một cách nhanh chóng, tốc độ, kinh tế. Bên cạnh đó việc sử dụng máy móc đã làm giảm sự sai sót của con người.
RFID (Radio Frequency Identification) hay sự phân định bằng tần số sóng, là cơng
nghệ được sử dụng để làm nhãn - loại nhãn hiện rất phổ biến từ hộ chiếu đến vật đeo
nhận dạng đến máy nhắn tin. Nhãn RFID chứa con chíp làm bằng silic và ăng-ten, và chúng có khả năng giữ nhiều dữ liệu có thể “đọc” được mà không cần máy quét trực
tiếp trên nhãn. Đây là một quá trình rất phức tạp và kĩ thuật cao. Đây là cuộc cải tiến
mang tính cách mạng, cơng nghệ này đem tới rất nhiều lợi ích cho chuỗi cung ứng và khách hàng. RFID có thể giúp quản lý hàng gửi, hàng trong kho và tài sản, làm giảm sự giả mạo và sai lỗi y học, chống chộm và hàng loạt ứng dụng khác. RFID có tính tồn vẹn dữ liệu rất cao ngay cả dưới điều hành nghiêm ngặt môi trường như tuyết,
bụi, ăn mịn, độ rung và nó vẫn có thể hoạt động tốt.
Truy xuất nguồn gốc điện tử, mỗi sản phẩm xuất khẩu sẽ được dán những con tem truy xuất nguồn gốc điện tử. Nhà nhập khẩu, hải quan và người tiêu dùng có thể nhận được báo cáo truy xuất bằng cách dùng smartphone scan mã QR (Quick response) trên các con tem truy xuất, sẽ có đường dẫn đến báo cáo truy xuất của lơ hàng đó. Báo cáo này cho phép các nhà nhập khẩu, những người tiêu dùng tùy theo mức độ phân quyền có thể truy xuất thông tin liên quan tới từng lô hàng xuất khẩu tại từng mắt xích trong chuỗi truy xuất. Truy xuất nguồn gốc điện tử có ưu thế với khả năng truy xuất thơng
tin nhanh, chính xác cung cấp cho các thành viên trong chuỗi và người tiêu dùng cuối cùng. Thông tin tin cậy hơn do được cung cấp qua hệ thống độc lập của bên thứ ba. Tóm tắt các thang đo cho biến Sử dụng công nghệ thông tin và được tổng hợp ở bảng 2.4.
Bảng 2.4. Thang đo Sử dụng công nghệ thông tin
Thang đo Tác giả
Thành viên trong chuỗi truy cập Internet, sử dụng phương tiện giao tiếp trực tuyến để liên lạc
Henry và cộng sự (2008)
Thành viên trong chuỗi sử dụng hệ thống truy xuất sản phẩm như mã số mã vạch, nhận dạng bằng sóng vơ tuyến, truy xuất nguồn gốc điện tử
Kraivuth và Ting (2011)
Thành viên trong chuỗi sử dụng phần mềm để hỗ trợ quản lý các hoạt động chính như kế toán, mua hàng, kho, sản xuất,
bán hàng, nhân sự, quan hệ khách hàng, vv
Henry Q. và cộng sự (2008)
Các thành viên sử dụng giải pháp quản trị chuỗi cung ứng của các công ty phần mềm như Oracle, Microsoft, SAP
Henry Q. và cộng sự (2008)
2.3.1.2. Quản trị chất lượng
Yếu tố tiếp theo trong mơ hình là quản trị chất lượng. Theo Henry và cộng sự (2008), chất lượng là sự đạt được hay vượt quá mong đợi của khách hàng. Chất lượng kém sẽ
đi kèm với những biểu hiện chi phí cao, năng suất thấp và giảm thị phần, chất lượng và
cải tiến hệ thống sản xuất còn tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm. Đạt được tính hiệu
quả, chất lượng và năng suất tốt hơn để có thể cung cấp sản phẩm giá trị cao tại mức giá thấp sẽ cải thiện kết quả kinh doanh của công ty.
Đối với sản phẩm cá tra, vấn đề chất lượng an toàn thực phẩm là một yêu cầu hàng đầu
của các quốc gia nhập khẩu nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Các lô hàng không
đạt tiêu chuẩn về các chỉ tiêu vi sinh, kháng sinh, tỷ lệ mạ băng, xử lý hóa chất có thể
vấp phải rắc rối với Hải quan, cơ quan chức năng, Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng tại nước nhập khẩu. Bên cạnh đó, đây cũng là một hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập
khẩu cá tra của một số nước nhằm bảo hộ cho nền sản xuất cá trong nước. Vì vậy chất lượng là một yếu tố cần quan trọng giúp cá tra có thể xâm nhập vào các thị trường có quy định nghiêm ngặt. Để có thể áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng yêu cầu hồn thiện các chính sách và quy định ở cấp độ quốc gia và quốc tế với quy định và tiêu
chuẩn rõ ràng. (Xin tham khảo các tiêu chuẩn chất lượng liên quan đến các thành viên
trong chuỗi cung ứng cá tra ở bảng 2.5)
Bảng 2.5. Danh sách các tiêu chuẩn chất lượng liên quan các thành viên của chuỗi cung ứng cá tra
Tiêu chuẩn Nội dung chính Mức độ áp
dụng
Phạm vi áp dụng VietGAP Quy phạm thực hành ứng dụng trong nuôi trồng
thủy sản nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Nhà nuôi Việt Nam
SQF2000 Chương trình đánh giá an toàn thực phẩm bao
gồm nhà chế biến, nhà phân phối và kho
Nhà máy Toàn cầu SQF1000 Chương trình đánh giá an toàn thực phẩm cho
người sản xuất đầu nguồn
Nhà nuôi, cung cấp
Toàn cầu
giống HACCP Hệ thống quản lý để ngăn chặn sự lây nhiễm của
mối nguy vật lý, hóa học, sinh học
Nhà máy Tồn cầu GlobalGAP Được khởi xướng bởi các thành viên của Hiệp hội
nhà bán lẻ, sản xuất ở EU, tập trung chính vào an tồn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, cùng với vấn đề xã hội và vấn đề mơi trường
Nhà máy, Nhà ni
Tồn cầu
BRC Tiêu chuẩn an toàn và chất lượng thực phẩm được yêu cầu để cung cấp cho các nhà bán lẻ Anh và được thiết kế để tiêu chuẩn hóa các yêu cầu thực
phẩm và giám sát quy trình nhà máy
Nhà máy Anh
GMP Được phát triển bởi Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ để
xác minh tính an tồn và độ tinh khiết của thuốc
và sản phẩm thực phẩm
Nhà cung cấp thuốc và hóa chất
Mỹ
ISO22000 Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm quốc tế liên quan đến giao tiếp tương tác giữa các thành viên
trong chuỗi, và cách tiếp cận quản lý hệ thống dựa trên nguyên tắc HACCP
Nhà máy Toàn cầu
ISO9001- 2000
Hệ thống quản lý chất lượng trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp đáp ứng mong đợi của khách hàng, tập trung vào tiêu chuẩn định
lượng đo lường kết quả thực hiện
Nhà cung cấp thức ăn
Toàn cầu
BAP Đề cập trách nhiệm môi trường và xã hội, bảo vệ động vật, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn
gốc trong một chương trình chứng nhận tự nguyện cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản
Nhà ni Tồn cầu
OHSAS Tiêu chuẩn Anh cho sức khỏe nghề nghiệp và hệ thống quản lý an toàn
Nhà máy Anh
PAD Đối thoại nuôi trồng cá tra, khởi xướng bởi WWF,
là một tập hợp các tiêu chuẩn trên cơ sở tham khảo ý kiến nhiều bên tham gia
Nhà ni Tồn cầu
BMP Mục tiêu để cải thiện hoạt động quản lý thực tế
của nông dân, nhằm gia tăng lợi nhuận và biểu hiện môi trường bằng cách sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực
Nhà ni Tồn cầu
Trong chuỗi cung ứng cá tra thì doanh nghiệp xuất khẩu đóng vai trị quan trọng là cầu nối để truyền tải những thông tin yêu cầu từ phần dưới chuỗi cung ứng lên phần trên chuỗi cung ứng và ngược lại. Những yêu cầu từ nhà nhập khẩu/ nhà phân phối, nhà
bán lẻ sẽ được xem xét để đáp ứng từ khâu nguyên liệu, và ngược lại những sản phẩm sản xuất ra có đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng hay không.
Các yếu tố của thang đo Quản trị chất lượng được tổng hợp ở bảng 2.6.
Bảng 2.6. Thang đo Quản trị chất lượng
Thang đo Tác giả
Đẩy mạnh phát triển sản phẩm giá trị cao Henry Q. và cộng sự (2008)
Đẩy mạnh phát triển sản phẩm đã sơ chế - sẵn sàng để nấu, hàng giá trị gia tăng
Henry Q. và cộng sự (2008)
2.3.1.3. Mối quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng
Mối quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng có vai trị quan trọng trong việc
đạt được mục tiêu của cơng ty. Có đến năm trong sáu nghiên cứu đề cập trong mục 1.2
có xem xét đến sự tác động của yếu tố mối quan hệ của các thành viên trong chuỗi
cung ứng đến kết quả thực hiện của chuỗi. Đối với mỗi mắt xích trong chuỗi thì mối quan tâm bao gồm quan hệ với nhà cung cấp phía trên và khách hàng phía dưới. Trong các mối quan hệ tồn tại yếu tố tin tưởng và sự cam kết giữa các bên.
Khi các thành viên đạt được sự cam kết thì các bên có xu hướng chia sẻ mục tiêu và giá trị chung từ đó cho phép họ làm việc gần gũi và phối hợp chặt chẽ hơn (Ramayah và cộng sự, 2008). Ngồi ra, khi có sự tin tưởng của đối tác, nhà cung cấp có xu hướng
đáp ứng vượt yêu cầu và hoàn thành đơn hàng sớm hơn đối với đối tác sẵn sàng tiếp
tục mối quan hệ với họ. Vì vậy gia tăng cộng tác với nhà cung cấp và khách hàng giúp giảm chi phí xuyên suốt chuỗi cung ứng (Robert và Christian, 2002).
Theo nghiên cứu của Neda (2013) các mối liên kết tồn tại giữa nhà nuôi và nhà chế biến trong chuỗi cung ứng cá tra tạo được lợi thế tăng trưởng kinh tế quy mô, giảm được chi phí giao dịch, thơng tin bất đối xứng, tính dễ phá vỡ của hợp đồng.
Từ đó tác giả xây dựng các thang đo cho biến Mối quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng như ở bảng 2.7.
Bảng 2.7. Thang đo Mối quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng
Thang đo Tác giả
Mức độ liên kết cao giữa các thành viên Neda (2013)
Mức độ tin cậy cao giữa các thành viên Ramayah và cộng sự (2008), Robert và Christian (2002)
Các thành viên cởi mở và thành thật khi thương lượng
Ramayah và cộng sự (2008)
Giảm sự giám sát trong giao dịch giữa các thành viên
Ramayah và cộng sự (2008)
Các thành viên nỗ lực để xây dựng mối quan hệ Ramayah và cộng sự (2008) Các thành viên tuân thủ cam kết Ramayah và cộng sự (2008),
Sunil và cộng sự (2008)
2.3.1.4. Môi trường bên ngoài
Yếu tố tác động tiếp theo được đưa vào mơ hình là sự khơng chắc chắn thuộc về mơi
trường bên ngồi. Có thể thấy đây là những sự thay đổi không biết trước từ khách
hàng, nhà cung cấp, đối thủ và cơng nghệ.
Mơi trường bên ngồi có tác động đến quản trị chuỗi cung ứng bao gồm 2 khía cạnh sau đây. Một là, sự hỗ trợ của chính phủ trong việc ban hành chính sách nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất pallet tại Mỹ xuất khẩu ra thế giới. Hai là các yếu tố không chắc chắn từ nước nhập khẩu liên quan đến chính sách kinh tế có thể gia tăng rủi ro cho nhà cung cấp cùng với sự không chắc chắn về mặt xã hội như tôn giáo, ngơn ngữ, văn hóa, hạn chế giao tiếp (Henry và cộng sự, 2008).
Một nghiên cứu năm 2010 của cơ quan đánh giá môi trường Hà Lan (PBL Netherlands Environmental Assessment Agency) cũng chỉ ra rằng chính phủ vai trò quan trọng trong giai đoạn tiến hành quản trị chuỗi cung ứng bền vững khi vừa là người tạo lập
chính sách và hướng dẫn hành động các thành viên khác (nhà cung cấp, tiêu thụ, tổ
chức phi chính phủ). Thật vậy những quy định từ chính phủ, Bộ NN & PTNT,
chuỗi xuất khẩu cá tra. Ngoài ra với một cơ cấu thị trường xuất khẩu cá tra đa dạng
đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới thì việc nghiên cứu những thay đổi
trong thị hiếu khách hàng, luật lệ quốc tế cũng như thông lệ kinh doanh là một yêu cầu