Xuất một số giải pháp ứng dụng kết quả nghiên cứu để hoàn thiện chuỗi cung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc hoàn thiện chuỗi cung ứng xuất khẩu cá tra từ đồng bằng sông cửu long đến thị trường mỹ la tinh (Trang 79 - 84)

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.2. xuất một số giải pháp ứng dụng kết quả nghiên cứu để hoàn thiện chuỗi cung

cung ứng cá tra xuất khẩu từ đồng bằng sông Cửu Long đến thị trường Mỹ La

Tinh.

Dựa vào kết quả nghiên cứu, một số giải pháp kiến nghị nhằm cải thiện chuỗi cung

ứng cá tra ở ĐBSCL tới thị trường Mỹ La Tinh như sau.

Mơi trường bên ngồi

Mối quan hệ giữa các thành viên Quản trị chất lượng

Sử dụng công nghệ thông tin

Kết quả của chuỗi cung ứng 0,198 0,183 0,258 0,438

Thứ nhất, đối với nhân tố công nghệ thông tin, kết quả nghiên cứu cho thấy đây là

nhân tố có mức độ ảnh hưởng cao nhất đối với kết quả của chuỗi cung ứng (hệ số Beta chuẩn hóa 0,438).

Do đó liên quan đến vấn đề công nghệ thông tin, một số đề xuất đến các thành viên

trong chuỗi cung ứng là:

• Xây dựng hệ thống truy xuất có thể theo dõi hành trình sản phẩm và dữ liệu xác

định. Các công ty, tổ chức hỗ trợ cung cấp dịch vụ truy xuất ở Việt Nam như

công ty Sắc ký Hải Đăng với dự án truy xuất nguồn gốc điện tử TraceVerified, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt nam (GS1 Việt Nam) về mã số mã vạch. • Các thành viên tùy vào nguồn lực và khả năng mà lựa chọn phầm mềm quản lý

hoạt động phù hợp với doanh nghiệp, cơ sở của mình. Có thể áp dụng giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP của các nhà cung cấp như Công ty Hệ thống Thơng tin FPT, cơng ty BRAVO.

• Khuyến nghị các thành viên sử dụng Internet, công cụ liên lạc trực tuyến trong công việc, kiến nghị các thành viên trang bị các phương tiện công nghệ để có thể liên lạc thơng suốt. Việc sử dụng các cơng cụ liên lạc trực tuyến có bảo mật giúp truyền tải thơng tin nhanh chóng, an tồn và tiết kiệm chi phí.

Thứ hai, đối với nhân tố quản trị chất lượng, kết quả nghiên cứu cho thấy đây là nhân tố có mức độ ảnh hưởng cao thứ hai đối với kết quả của chuỗi cung ứng (hệ số Beta

chuẩn hóa 0,258).

Do đó liên quan đến vấn đề quản trị chất lượng, một số đề xuất đến các thành viên

trong chuỗi cung ứng là:

• Khuyến nghị nhà máy chú trọng phát triển cơ sở vật lực, nhân lực để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng ISO22000 đặc biệt là tiêu chuẩn HACCP, đây là các tiêu chuẩn bắt buộc để có thể xuất khẩu vào thị trường Brazil, Mexico và

Colombia.

• Tiếp theo là yếu tố đẩy mạnh phát triển sản phẩm giá trị gia tăng như cá trắng, không xử lý. Khuyến nghị các thành viên trong chuỗi nâng cao dần mức chất

lượng, giá cả để người tiêu dùng có thời gian thử nghiệm, kiểm chứng chất

lượng. Đặc biệt đối với các nhà bán lẻ nên tổ chức các chương trình giới thiệu quảng bá cá tra tại hệ thống siêu thị của mình. Qua các hoạt động như giới thiệu cách nấu, chế biến sản phẩm cá tra, quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện truyền thông, marketing online ở các forum, mạng xã hội facebook, twitter để

quảng bá sản phẩm cá tra giá trị cao.

• Yếu tố cuối cùng trong nhóm quản trị chất lượng là vùng ni áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng. Đối với thị trường Mỹ La Tinh, các tiêu chuẩn kỹ thuật về vùng nuôi không quá khắt khe, xu hướng tiêu dùng sản phẩm phát triển bền vững chưa phổ biến. Do đó vùng ni cần đáp ứng các tiêu chuẩn như

VietGAP, SQF1000.

Thứ ba, đối với nhân tố mối quan hệ giữa các thành viên kết quả nghiên cứu cho thấy

đây là nhân tố có mức độ ảnh hưởng thứ ba đối với kết quả của chuỗi cung ứng (hệ số

Beta chuẩn hóa 0,198).

Do đó liên quan đến vấn đề mối quan hệ giữa các thành viên, một số đề xuất đến các thành viên trong chuỗi cung ứng là:

• Nên giảm sự giám sát giao dịch giữa các thành viên để giúp cho chuỗi cung ứng vận hành suôn sẻ, tiết kiệm và nhanh chóng hơn. Khuyến nghị các thành viên trong chuỗi nâng cao tinh thần tự kiểm soát, tự đánh giá và hoàn thiện sản

phẩm, cơng việc nội bộ từng khâu của chuỗi.

• Bên cạnh đó, các thành viên gia tăng tuân thủ cam kết bằng cách nỗ lực thỏa

thuận kỹ lưỡng các điều khoản hợp đồng theo hướng công bằng và tồn diện.

Nhà ni, nhà chế biến, nhà nhập khẩu có thể tăng vị thế thương lượng với đối tác bằng cách gia tăng chất lượng sản phẩm. Một hợp đồng càng đầy đủ các điều khoản ràng buộc, vi phạm hợp đồng thì các bên tham gia càng có ý thức tự

giác tuân thủ cam kết.

• Ngồi ra các thành viên cần gia tăng độ tin cậy lẫn nhau. Khuyến nghị các

kinh doanh, lịch sử giao dịch, vấn đề tài chính hoặc có thể nhờ sự hỗ trợ của các tổ chức, cơ quan uy tín bảo lãnh, cam kết về độ tin cậy của bên đối tác. Theo

Đào Thị Kim Loan (2009), để gia tăng độ tin cậy của nhà chế biến đối với nhà

nuôi, nhà chế biến có thể yêu cầu địa phương cấp cho các doanh nghiệp chế

biến “chứng chỉ xác nhận uy tín” để người dân yên tâm hợp tác, không sợ bị

chiếm dụng vốn hoặc quỵt nợ. Khi đã giao dịch thì cần giữ chữ tín để có thể có thể giữ mối quan hệ lâu dài giảm thiểu thời gian tìm kiếm đối tác mới cũng như

ảnh hưởng xấu đến chuỗi cung ứng.

Tiếp theo là yếu tố liên kết giữa các thành viên trong chuỗi. Theo Lê Nguyễn Đồn Khơi (2007), các hình thức liên kết hiện có của chuỗi cung ứng cá tra ở ĐBSCL là liên kết dọc một phần (hợp đồng liên kết giữa nhà nuôi và nhà chế biến), liên kết dọc hoàn toàn (nhà chế biến tự sở hữu vùng nuôi riêng) và liên kết ngang giữa các hộ nuôi nhỏ.

Để việc liên kết giữa nhà nuôi, nhà chế biến đạt hiệu quả cần sự nỗ lực của các bên

tham gia liên kết và hỗ trợ của các chủ thể bên ngoài như ngân hàng, nhà máy thức ăn, nhà cung cấp giống, thuốc thú y.

Thứ tư, đối với nhân tố mơi trường bên ngồi kết quả nghiên cứu chỉ ra đây là nhân tố có mức độ ảnh hưởng thấp nhất đối với kết quả của chuỗi cung ứng (hệ số Beta chuẩn hóa 0,183).

Do đó liên quan đến vấn đề này, một số đề xuất đến chính phủ các nước Mỹ La Tinh và chính phủ Việt Nam như sau:

Về phía Chính phủ Mỹ La Tinh cần ban hành các quy định nhập khẩu rõ ràng, hạn chế các rào cản kỹ thuật nhập khẩu cá tra cụ thể là:

• Giảm các thủ tục hành chính như xin giấy phép nhập khẩu, thủ tục nhập khẩu nhằm làm giảm khó khăn cho cả nhà nhập khẩu Mỹ La Tinh và doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam.

• Có quy định rõ ràng về các đợt thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thủy sản nước ngoài của Cục Kiếm tra Sản phẩm có nguồn gốc từ Động vật.

Về phía Chính phủ Việt Nam cần có những hành động kịp thời và mạnh mẽ hơn nữa

để gia tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm cá tra đồng thời làm cho chuỗi cung ứng

hoạt động hiệu quả hơn cụ thể là:

• Cần ban hành các chính sách hỗ trợ về thuế, tín dụng cũng như các chính sách quy hoạch, quản lý hoạt động sản xuất giống, nuôi, chế biến cá tra sát với thực tế, phát huy tính hiệu quả.

• Thường xun rà sốt tình hình thực tế hoạt động kinh doanh của các doanh

nghiệp trong ngành để có thể bổ sung, sửa đổi hướng dẫn thực hiện các nghị định, chính sách của Chính phủ một cách kịp thời. Hệ thống văn bản pháp quy

về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản cần được sửa đổi, bổ sung để

phù hợp với luật pháp quốc tế.

• Bên cạnh đó cần tăng cường vai trị của Chính phủ trong hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu như tập trung đối phó với các rào cản thương mại ở các nước nhập

khẩu ở Mỹ La Tinh (thuế, vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn mác). Mức thuế

quan hiện nay của thị trường Mỹ La Tinh là khá cao như đối với thị trường

Brazil thuế nhập khẩu cá tra Việt Nam vào thị trường này bị áp thuế gần 30%. Bên cạnh đó những quy định về bao gói nhãn mác cũng hạn chế sự phát triển

các mặt hàng giá trị gia tăng. Hiện nay các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật

đóng gói theo quy định MAPA (Bộ Nông nghiệp và Cung ứng Brazil) số 22/05. Điều này làm giảm sự linh động về việc thay đổi nhãn mác, thương hiệu cho

phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Đặc biệt vấn đề nhãn mác là một vấn

đề quan trọng giúp gia tăng giá trị sản phẩm cao cấp.

• Tăng cường kinh phí và tần suất, hiệu quả của hoạt động xúc tiến thương mại cấp quốc gia nói chung và cho ngành cá tra nói riêng. Nhà nước cũng cần nghiên cứu, thu thập và tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận các thông tin thị trường nước ngoài thuận lợi, dễ dàng nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc hoàn thiện chuỗi cung ứng xuất khẩu cá tra từ đồng bằng sông cửu long đến thị trường mỹ la tinh (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)