CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3. Đề xuất mô hình nghiên cứu
2.3.1.5. Kết quả thực hiện của chuỗi cung ứng
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để cung cấp lý thuyết về kết quả thực hiện của
quản trị chuỗi cung ứng từ năm 1990 đến nay. Mỗi cách tiếp cận thường tập hợp nhiều tiêu chí chung để đánh giá kết quả thực hiện của chuỗi cung ứng và chúng đều có
những ưu nhược điểm riêng, do đó việc chọn lọc một khung khái niệm phù hợp với
chuỗi cung ứng của tổ chức hay ngành là yếu tố tiên quyết (Kurien và Quershi, 2011). Dưới đây là một số khung khái niệm được nghiên cứu bởi các tác giả khác nhau. Trong nghiên cứu của Beamon (1999), các khía cạnh đo lường định lượng đã được
giới thiệu như một khung lý thuyết mới để đánh giá kết quả thực hiện của chuỗi cung
ứng. Các khía cạnh đó bao gồm đo lường nguồn lực (chi phí nói chung), đo lường đầu
ra (sự phản ứng khách hàng nói chung) và độ linh hoạt (hệ thống phản hồi tốt như thế nào với sự biến động). Ưu điểm trong cách tiếp cận của Beamon là các chỉ tiêu mang tính định lượng. (Chi tiết hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động chuỗi cung
ứng của Beamon (1999) xin tham khảo trong phụ lục 3).
Theo hội đồng chuỗi cung ứng quốc tế, mơ hình SCOR là mơ hình tiêu chuẩn về q trình phân tích chuỗi cung ứng được thiết kế để đáp ứng tất cả các lĩnh vực sản xuất
kinh doanh. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của chuỗi theo mơ hình SCOR năm 2011 là đo đếm khả năng tin cậy (tỷ lệ đáp ứng, mức độ đáp ứng hoàn hảo
các đơn hàng); đo về sự phản hồi (chu kỳ thời gian đáp ứng đơn hàng); đo về sự nhanh nhẹn (sự linh động của chuỗi cung ứng phía trên, sự thích nghi của chuỗi cung ứng
phía trên, sự thích nghi của chuỗi cung ứng phía dưới); đo về tính chi phí (chi phí bán sản phẩm, chi phí quản trị chuỗi cung ứng); đo đếm về tài sản (vòng quay tiền mặt, lợi nhuận trên tài sản cố định chuỗi cung ứng). Theo Nguyễn Thị Thúy Vinh (2013), ưu điểm của mơ hình SCOR xác định được kết quả thực hiện của toàn bộ chuỗi; đề xuất
cách tiếp cận cân đối bằng việc miêu tả kết quả thực hiện của chuỗi giá trị theo nhiều khía cạnh (về hiện vật, giá trị, thời gian, độ tin cậy, khả năng phản hồi, tính linh hoạt, chi phí, hiệu quả sử dụng tài sản). Nhược điểm của mơ hình là mới miêu tả theo quá trình tác nghiệp, mà chưa miêu tả đầy đủ các quá trình hoạt động kinh doanh khác,
chẳng hạn như tiêu thụ và marketing, nghiên cứu và phát triển công nghệ, phát triển sản phẩm và dịch vụ sau bán hàng; không đánh giá về đào tạo, chất lượng, công nghệ thông tin và quản trị điều hành.
Khung lý thuyết đo lường đánh giá kết quả thực hiện của chuỗi cung ứng được đề cập bởi Gunaseka và cộng sự (2001); Gunaseka và cộng sự (2004). Một cuộc khảo sát 150 nhà lãnh đạo của các công ty đã được thực hiện nhằm có cơ sở thiết lập khung phân
tích cũng như đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố trong khung phân tích. Tác giả hỏi ý kiến của các tác nhân trong chuỗi về mức độ đồng ý đối với các tiêu chí đánh giá sau đó xếp hạng thứ tự quan trọng của các tiêu chí trong nhóm dựa trên tỷ lệ phần trăm tổng điểm. Lý thuyết này chỉ ra rằng đo lường kết quả hoạt động của chuỗi cung
ứng được xác định thông qua đo lường kết quả của bốn lĩnh vực hoạt động chính của
chuỗi cung ứng là lập kế hoạch (plan), cung ứng (source), sản xuất (make/assemble)
và phân phối (delivery) ở ba cấp độ tiếp cận phân tích chiến lược, phân tích chiến thuật và phân tích hoạt động tác nghiệp. Theo tác giả đây chỉ là một khung phân tích tham khảo tập hợp nhiều tiêu chí chung để đánh giá kết quả thực hiện của chuỗi cung ứng.
Để có thể cải thiện kết quả thực hiện của một chuỗi cung ứng và tiến gần đến mục tiêu
tối ưu hóa chuỗi cung ứng cần phát triển các chỉ tiêu đo lường kết quả thực hiện thích hợp cho mỗi chuỗi. Một chỉ tiêu đo lường rộng dường như thích hợp. Khơng nên để
tất cả thành viên nên tham gia phát triển một bộ chỉ tiêu kế hoạch tốt, hợp tác tốt để tất cả thành viên có thể cam kết và đạt được. Bộ tiêu chí đánh giá này có thể áp dụng
phương pháp khảo sát như bài nghiên cứu đã thực hiện. (Chi tiết các chỉ tiêu đánh giá
kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng theo Gunaseka và cộng sự (2004) xin tham
khảo phụ lục 4).
Một nghiên cứu nữa của Aramyan và cộng sự (2007) đã xây dựng một thang đo kết
quả thực hiện của chuỗi cung ứng áp dụng riêng cho sản phẩm nơng nghiệp, tình
huống nghiên cứu là chuỗi cà chua xuất khẩu từ Hà Lan sang Đức.
Nghiên cứu được thực hiện tháng 2 – 3, 2005 ở Hà Lan và Đức. Thành viên chuỗi
cung ứng cà chua được chọn phỏng vấn gồm có một nhà cung cấp giống, bảy nhà
trồng cà chua ở Hà Lan, một nhà bán sỉ, hai trung tâm phân phối, hai nhà bán lẻ ở Đức. Các thành viên được hỏi để góp ý, đề xuất thêm mới và lựa chọn hay bác bỏ các tiêu chí đánh giá và góp ý cách đo lường của các tiêu chí đánh giá để có tính khả thi. Tiếp theo, các thành viên được yêu cầu cho điểm mức độ quan trọng của các tiêu chí đối với doanh nghiệp của họ theo thang đo Likert năm điểm. Mỗi tiêu chuẩn của thang đo được chọn từ các tiêu chí đề nghị ban đầu phải đạt ba yêu cầu là: điểm quan trọng
của tiêu chuẩn từ 4 – 5 trên thang đo Likert 5 điểm, có thể đo lường được, áp dụng được cho toàn bộ chuỗi cung ứng (mỗi thành viên trong chuỗi thấy có ích khi áp dụng
những tiêu chí này).
Ưu điểm của khung khái niệm các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của chuỗi sản
phẩm nông nghiệp là có nhiều tiêu chí đánh giá tương đồng với chuỗi cung ứng cá tra do nhiều đặc điểm của chuỗi cung ứng cá tra và nông nghiệp khá giống nhau.
Khung lý thuyết để đo lường kết quả thực hiện của chuỗi cung ứng sản phẩm nông
Bảng 2.9: Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng
Các tiêu chuẩn
Định nghĩa Đo lường
Tính tối ưu Chi phí sản xuất/chi phí phân phơi
Kết hợp chi phí nguyên vật liệu và lao
động khi sản xuất sản phẩm/ chi phí
phân phối bao gồm cả chi phí vận chuyển và xử lý
Tổng chi phí đầu vào để
sản xuất sản phẩm đầu ra
(chi phí cố định và biến đổi)
Lợi nhuận Tích cực đạt được từ đầu tư hay vận
hành kinh doanh sau khi trừ mọi chi phi
Tổng doanh thu trừ tổng chi phí
ROI Đo lường lợi nhuận của một doanh
nghiệp và đo lường hiệu quả sử dụng
vốn trên tổng lợi nhuận
Tỷ số lợi nhuận ròng chia cho tổng tài sản Sự linh động Sự hài lòng của khách hàng Mức độ khách hàng thỏa mãn với sản phẩm/dịch vụ Phần trăm khách hàng hài lòng trên khách hàng khơng hài lịng Sự linh động về khối lượng
Khả năng thay đổi mức độ đầu ra của sản phẩm sản xuất
Được tính bởi sự biến động của nhu cầu và sản
lượng có lời cao nhất và thấp nhất trong suốt bất kỳ thời gian nào
Sự phản hồi Thời gian chờ
Tổng thời gian đòi hỏi để hoàn thành
một sản phẩm
Tổng thời gian địi hỏi để
hồn thành một đơn vị sản phẩm Sự phàn nàn của khách hàng Những phàn nàn nhận được từ khách hàng về sản phẩm Tổng phàn nàn nhận được Chất lượng sản phẩm Sự xuất hiện / bề ngoài
Dấu hiệu bên ngoài của sản phẩm như: màu, kích thước, hình dáng, độ chắc chắn, không bị hư hỏng Số lượng hư hỏng, khác size, màu, hình dáng An tồn sản phẩm
Sản phẩm khơng vượt quá một mức độ
chấp nhận rủi ro kết hợp với các sinh vật gây bệnh hoặc hóa chất và mối nguy hiểm vật lý như vi sinh, hóa chất ơ nhiễm trong các sản phẩm, vi sinh vật
Quy trình kiểm tra phịng thí nghiệm và kiểm tra quy trình theo các chương trình chứng chỉ
Tác giả Dzakiyah và Nur đã dựa trên khung lý thuyết của sản phẩm nông nghiệp
(2007) để xây dựng thang đo và đánh giá kết quả chuỗi đánh bắt cá biển tại
Yogyakarta, Indonesia. Trong bài nghiên cứu sau khi xây dựng đơn vị đo của mỗi tiêu chuẩn, tiếp đến tác giả đã xây dựng các tiêu chí để phân loại kết quả thực hiện của mỗi thành viên theo loại tốt, trung bình, tệ dựa trên kết quả phỏng vấn ý kiến một số thành viên, chuyên gia.
Do không đủ thời gian khảo sát các thành viên trong chuỗi cá tra để thiết lập lại các
tiêu chí quan trọng và có ý nghĩa chung đối với kết quả chuỗi cung ứng của các thành
viên nên tác giả bỏ qua bước xác định lại này mà chỉ tiếp thu và chọn lọc kết quả có sẵn của các khung lý thuyết trước đó. Từ tổng hợp của 4 mơ hình đề cập phía trên, tác giả lựa chọn các chỉ tiêu để đo lường kết quả thực hiện của chuỗi cung ứng cá tra từ ĐBSCL tới thị trường Brazil, Mexico, Colombia như bảng 2.10.
Bảng 2.10. Thang đo kết quả của chuỗi cung ứng của các thành viên
Mã Các tiêu chuẩn
Đo lường Aramyan Gunaseka SCOR Beamon
KQ1 Doanh thu Doanh thu (USD hoặc VND)
KQ2 Biến động
doanh thu
Biến động doanh thu hai năm liền kề gần nhất (%)
KQ3 Linh động
về khối lượng
Sản lượng có thể đáp
ứng thêm khi đơn đặt hàng cá tra tăng
và có lãi (tấn/năm) KQ4 Thời gian
chờ
Thời gian cần thiết từ khi nhận đặt hàng đến khi giao hàng (ngày) KQ5 Sự xuất hiện /bề ngoài Tỷ lệ sản phẩm có xuất hiện lỗi về size, màu, hình dáng trong tổng số sản phẩm (%)
Để có thể xác định được một khung đánh giá các tiêu chí của thang đo kết quả chuỗi
cung ứng của thành viên là kém, trung bình hay tốt, tác giả phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia sẽ đề cập cụ thể kết quả ở mục 3.2.