Các giả thuyết mơ hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc hoàn thiện chuỗi cung ứng xuất khẩu cá tra từ đồng bằng sông cửu long đến thị trường mỹ la tinh (Trang 44 - 46)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3. Đề xuất mô hình nghiên cứu

2.3.2. Các giả thuyết mơ hình nghiên cứu đề xuất

Trên cơ sở tổng hợp các nhân tố được đề cập trong phần cơ sở lý thuyết và điều chỉnh phù hợp với thực tiễn chuỗi cung ứng cá tra, 4 nhóm nhân tố tác động được đề xuất

gồm 14 yếu tố đại diện. Từ đó đưa ra bốn giả thuyết tương ứng với bốn nhóm nhân tố về mối quan hệ giữa các nhân tố này với kết quả của chuỗi cung ứng.

Giả thuyết H1: Sử dụng công nghệ thông tin (4 yếu tố) tác động đồng biến đến kết quả của chuỗi cung ứng.

Giả thuyết H2: Quản trị chất lượng (2 yếu tố) tác động đồng biến đến kết quả của

chuỗi cung ứng.

Giả thuyết H3: Mối quan hệ giữa các thành viên (6 yếu tố) tác động đồng biến đến kết quả của chuỗi cung ứng.

Giả thuyết H4: Các yếu tố mơi trường bên ngồi (2 yếu tố) tác động đồng biến đến kết quả của chuỗi cung ứng.

Từ kết quả nghiên cứu của tác giả Henry và cộng sự (2008) chỉ ra 4 nhóm nhân tố tác

động đến kết quả chuỗi cung ứng là quy trình tạo ra giá trị gia tăng trong sản xuất, mối

quan hệ trong chuỗi cung ứng, công nghệ thông tin, môi trường không chắc chắn. Sau khi điều chỉnh nhân tố môi trường không chắc chắn thành nhóm nhân tố sự thuận lợi của mơi trường bên ngoài và mở rộng nhóm nhân tố quy trình tạo ra giá trị gia tăng trong sản xuất thành quản trị chất lượng cho phù hợp với chuỗi cung ứng ngành cá tra ta được mơ hình nghiên cứu đề xuất (Mơ hình 2.2).

Mơ hình 2.2. Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Mơi trường bên ngoài

Mối quan hệ giữa các thành viên Quản trị chất lượng

Sử dụng công nghệ thông tin

Kết quả của chuỗi cung ứng H3+

H4+ H2+ H1+

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.

Tóm lại, chương 2 tác giả đã đề cập cơ sở lý thuyết bao gồm các nghiên cứu có liên quan đến các nhân tố tác động đến kết quả của chuỗi cung ứng cũng như phân tích

ngắn gọn cơ sở thực tiễn chuỗi cung ứng cá tra từ các tỉnh ĐBSCL tới thị trường Mỹ La Tinh. Có thể thấy thị trường Mỹ Latinh có những đặc điểm khác biệt so với các thị trường khác cần lưu ý khi nghiên cứu đó là thành viên nhà nhập khẩu đa số là các công ty nhập khẩu tại Mỹ La Tinh, ít có cơng ty nước ngồi nhập khẩu đến thị trường Mỹ La Tinh. Bên cạnh đó vấn đề chất lượng có nhiều bất cập và cấp bách cần giải quyết, số lượng thành viên tham gia trong chuỗi nhiều nhưng chỉ có một số ít nhà nhập khẩu mua số lượng lớn và chi phối thị trường, các chính sách tại thị trường Mỹ La Tinh không ổn định.

Chương 2 cũng phân tích đặc thù của chuỗi cung ứng cá tra có nhiều điểm tương đồng với đặc thù của chuỗi cung ứng sản phẩm nơng nghiệp như địi hỏi thời gian sản xuất lâu, điều kiện bảo quản đặc biệt, vấn đề chất lượng được chú trọng. Từ đó kế thừa kết quả của các nghiên cứu có liên quan đặc biệt là của tác giả Henry và cộng sự (2008) với 4 nhóm nhân tố tác động đến kết quả chuỗi cung ứng là quy trình tạo ra giá trị gia tăng trong sản xuất, mối quan hệ trong chuỗi cung ứng, công nghệ thông tin, môi

trường không chắc chắn để xây dựng mơ hình nghiên cứu. Cụ thể là sau khi điều chỉnh nhân tố môi trường không chắc chắn và nhân tố quy trình tạo ra giá trị gia tăng trong sản xuất để phù hợp với chuỗi cung ứng ngành cá tra, mơ hình nghiên cứu đề xuất bao gồm 17 biến quan sát của 4 nhóm nhân tố cơng nghệ thông tin, quản trị chất lượng, mối quan hệ giữa các thành viên, môi trường bên ngồi có tác động đồng biến đến kết quả thực hiện chuỗi cung ứng. Các phương pháp, khung khái niệm để đo lường kết

quả thực hiện chuỗi cung ứng cũng được đề cập từ đó chọn lọc ra các tiêu chuẩn phù hợp với tất cả các thành viên trong chuỗi cung ứng cá tra và có khả năng đo lường được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc hoàn thiện chuỗi cung ứng xuất khẩu cá tra từ đồng bằng sông cửu long đến thị trường mỹ la tinh (Trang 44 - 46)