6. Kết cấu luận văn
2.2. Đánh giá hiệu quả HĐKD của SHB sau sáp nhập theo mơ hình CAMEL
2.2.3. Đánh giá khả năng sinh lời
Bảng 2.4.: Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của SHB
Đvt: %
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
LN trƣớc thuế 269,36 tỷ 415,19 tỷ 656,73 tỷ 1.000,96 tỷ 1.825,17 tỷ 1.000 tỷ 1.012tỳ Tốc độ tăng trƣởng LN trƣớc thuế 54,14 58,18 52,42 82,34 -45,21 2,23
Tỷ trọng TN ngoài lãi/ TN hoạt động 66,34 25,18 18,17 14,85 36,19 11,15 16,31
Tỷ trọng TN lãi thuần/ TN hoạt động 33,66 74,82 81,83 85,15 63,81 88,85 83,69
Tỷ lệ LN trƣớc thuế/ Tổng TN hoạt động 56,38 48,28 44,19 44,92 62,09 42,23 31,08
TN lãi cận biên – NIM 1,27 2,55 2,66 2,99 1,84 1,65 1,81
Tỷ lệ CP hoạt động/ TN hoạt động 39,88 39,55 45,73 50,52 57,12 78,58 49,87
Tỷ lệ CP lãi/TN lãi 114,20 61,32 67,33 75,31 57,47 54,46 73,57
ROA 1,35 1,16 0,97 1,06 1,45 0,59 0,47
ROE 8,59 13,17 11,82 12,91 17,75 8,21 7,55
EPS 974 1.592 2.382 1.821 47 959 892
Nguồn: Báo cáo KQHĐKD &BCTN của SHB 2008 – 2014 Quan sát các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của SHB trong suốt thời kỳ có thể rút ra một số nhận xét như sau:
Về tốc độ tăng trƣởng LN trƣớc thuế: trong suốt giai đoạn trước sáp nhập (từ
2008 - 2012), SHB cho thấy tỷ lệ tăng trưởng về lợi nhuận trước thuế ổn định và tốc độ tăng khá tốt (dao động từ 50% - 80%).Tuy nhiên năm đầu tiên sau khi tích hợp với HBB, tăng trưởng LN trước thuế sụt giảm mạnh đến 45,21% do lợi nhuận thuần đi xuống ở hầu hết các lĩnh vực kinh doanh. Sang năm 2014, LN trước thuế của NH có tăng nhẹ, nhưng so với các NH cùng niêm yết thì SHB lại đạt mức tăng lợi nhuận thấp nhất. Theo thống kê, năm 2012, SHB xếp vị trí thứ 6 trong hệ thống NHTM về quy mô lợi nhuận trước thuế, sau MBB và Eximbank, nhưng đến năm 2013 thì xếp hạng sau cả Sacombank và VP Bank. Năm 2014, SHB tiếp tục bị Techcombank và
ACB vượt mặt, xếp vị trí thứ 8 trong toàn hệ thống 3.
Một trong những nhân tố tác động không nhỏ đến lợi nhuận của SHB trong 2 năm gần đây là chi phí dự phịng rủi ro tín dụng. Năm 2014 là năm ngân hàng phải gánh chịu áp lực lớn từ việc xử lý nợ xấu, do phải mạnh tay trích lập dự phịng cho các khoản nợ xấu này nên lợi nhuận đã bị bào mịn đáng kể. Đặc biệt với SHB, chi phí dự phịng rủi ro tín dụng thực sự trở thành nguyên nhân chủ yếu khiến lợi nhuận lao dốc mạnh khi phải trích lập đến 638 tỷ đồng cho dự phịng.
Phân tích thu nhập – chi phí
Phân tích thu nhập: thu nhập hoạt động của SHB phần lớn đến từ thu nhập lãi, tỷ
trọng thu nhập lãi thuần/ tổng thu nhập hoạt động tăng liên tục trong suốt các năm. Thu nhập lãi tăng trưởng ấn tượng đến năm 2011 sau đó giảm vào năm 2012 (- 1,2%) và tăng khiêm tốn trong năm 2013 (12,2%), chủ yếu là do biến động của lãi suất trên thị trường. Cả lãi suất thu nhập và lãi suất huy động của SHB đều giảm kể từ năm 2011 theo xu hướng chung của ngành. Tuy nhiên, lãi suất thu nhập giảm nhanh hơn so với lãi suất huy động. NIM giảm nhẹ trong 2 năm đầu sau hợp nhất.
Bảng 2.5.: NIM và chênh lệch lãi suất của SHB giai đoạn 2010 - 2013
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
NIM 3,46 3,50 2,26 1,83 1,81 Lãi suất thu nhập 10,64% 14,35% 12,01% 7,98% 8,5% Lãi suất huy động 7,14% 10,67% 9,59% 6,02% 6,5% Chênh lệch lãi suất 3,50 3,68 2,43 1,97 2,00
Nguồn: Tác giả tổng hợp Đi đơi với việc tập trung cải thiện chất lượng tín dụng mà chủ yếu là xử lý nợ xấu của HBB, SHB cũng tận dụng việc mở rộng quy mô để tăng cường đa dạng hóa nguồn thu từ các hoạt động khác, thể hiện qua mức gia tăng tỷ trọng TN ngoài lãi. Tỷ lệ TN ngoài lãi trên tổng TN hoạt động của SHB khá tốt nếu so với trung bình ngành. Theo khảo sát ngành NH tại Việt Nam của cơng ty kiểm tốn KPMG trong năm 2013 thì chỉ tiêu thu nhập ngoài lãi/tổng TN hoạt động của các NHTM Việt
Nam ở mức khoảng 14%, tỷ lệ này của SHB trong năm 2013 khá cao so với mức này với 36,19% và tăng trưởng tốt trong năm đầu tiên sau sáp nhập. Điều này cho thấy SHB có sự chú trọng trong việc đa dạng hóa nguồn thu, đẩy mạnh HĐKD ở các lĩnh vực ngồi cấp tín dụng, chẳng hạn như dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại hối…để thực hiện mục tiêu trở thành NH bán lẻ đa năng.
Phân tích chi phí:
Bảng 2.6.: Tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động của SHB so với TB ngành.
Đvt:% Nguồn: Tác giả tổng hợp
Tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động của SHB tăng mạnh trong năm đầu tiên sau sáp nhập (2013). Tỷ lệ này đã vọt từ 39,88% năm 2008 lên 78,58% vào năm 2013 và ln cao hơn trung bình ngành (xem bảng 2.6). Như vậy, so với các NH khác, mức độ hiệu quả tại SHB thấp hơn nhiều trong hầu hết các năm thể hiện qua tương quan chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động cao hơn TB ngành. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã được hạ thấp đang kể trong năm 2014, về còn 49.87%.
2009 2010 2011 2012 2013 2014
SHB 39,55 45,73 50,52 57,12 78,58 49,87
Biểu đồ 2.5.: Cơ cấu chi phí hoạt động của SHB giai đoạn 2009 – 2014
Đvt: %
Nguồn: BC thường niên SHB 2009 - 2014 Xem xét cơ cấu chi phí hoạt động của SHB, chi phí ln dao động với tỷ lệ trung bình 56% từ 2009 – 2014 nhưng tốc độ gia tăng giảm dần. Chi phí cho nhân viên chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi phí hoạt động, khoảng 44,5 % trong năm 2011, giảm nhẹ xuống còn 41% trong năm 2013, như vậy NH cũng đã cố gắng trong việc điều chỉnh giảm chi phí hoạt động ngay sau sáp nhập.
Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Nguồn: tổng hợp từ BC kết quả HĐKD& BC tài chính của SHB
0 5 10 15 20 Ngành SHB
Biểu đồ 2.6: ROA của SHB Biểu đồ 2.7.: ROE của SHB so với TB ngành (%) so với TB ngành (%)
Trong giai đoạn 3 năm trước sáp nhập, các chỉ tiêu ROA, ROE của NH đều duy trì ở mức ổn định và cao hơn so với TB ngành (xem biểu đồ 2.5,2.6.). Tuy nhiên, trong banăm đầu sau sáp nhập, các chỉ tiêu này sụt giảm sâu, ở mức rất thấp so với trước đó cũng như so với ngành, nguyên nhân là do giảm sút tăng trưởng thu nhập và chi
phí hoạt động tăng, một phần do NH phải tập trung thực hiện các biện pháp để cải tổ bộ máy và cải thiện chất lượng tài sản yếu kém của HBB.
Việc sáp nhập HBB cũng khiến cho chi phí DPRR tín dụng của SHB tăng đặc biệt cao trong 3 năm qua. Khả năng sinh lời của SHB gần đây suy giảm chủ yếu do NIM sụt giảm mỗi năm. Thêm vào đó, khối lượng tổng tài sản và VCSH tăng cao ở năm đầu sau sáp nhập chưa tối đa hóa được hiệu quả sử dụng cũng khiến cho các chỉ tiêu ROA, ROE giảm sút.
Như vậy, khi xem xét các chỉ tiêu về lợi nhuận của SHB trong 2 thời kỳ trước và sau sáp nhập ta thấy rằng SHB trước sáp nhập là một NH có khả năng sinh lời ở mức khá so với ngành, có triển vọng phát triển bền vững thể hiện qua tỷ lệ tăng trưởng ổn định về thu nhập và lợi nhuận theo thời gian. Tuy nhiên, năm đầu tiên sau hợp nhất thì các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời đều sụt giảm mạnh đi đôi với gia tăng chi phí, tình trạng này đã được cải thiện trong 2 năm sau đó (2013 và 2014), nhưng vẫn chưa có tín hiệu nổi bật so với ngành như giai đoạn trước.