Đánh giá năng lực quản trị điều hành SHB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội sau sáp nhập (Trang 55 - 57)

6. Kết cấu luận văn

2.2. Đánh giá hiệu quả HĐKD của SHB sau sáp nhập theo mơ hình CAMEL

2.2.5.1. Đánh giá năng lực quản trị điều hành SHB

Phân tích nhân sự cấp cao:

HĐQT của SHB hiện nay bao gồm 7 thành viên, với ông Đỗ Quang Hiển - chủ tịch tập đoànT&T cũng là chủ tịch HĐQT của SHB. T&T hiện đang có hai đại diện khác là thành viên HĐQT. Hai đối tác chiến lược là tập đồn than khống sản Việt Nam và tập đoàn cao su Việt Nam mỗi bên đều có một đại diện là thành viên HĐQT. Như vậy, phần lớn các thành viên HĐQT đều không phải là thành viên độc lập. Họ đồng thời giữ các vị trí quan trọng trong HĐQT và trong Ban giám đốc các công ty con, chi nhánh và đối tác chiến lược của SHB.

cấu cổ đơng có thể ảnh hưởng đến việc ra quyết định trong hoạt động kinh doanh của NH này:

Xem xét cơ cấu cổ đông hiện tại của SHB ta thấy khá phân tán với hơn 63% tổng số cổ phần đang lưu hành tự do và có tính thanh khoản cao trên sàn chứng khốn Hà Nội. Cổ đông lớn nhất của SHB hiện tại nắm giữ 10% cổ phần là tập đoàn Tân Hoàng Minh, một công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản và tập trung vào những dự án bất động sản cao cấp. Hầu hết các dự án của Tân Hồng Minh đã bị trì hỗn trong một thời gian khá dài do thiếu vốn đầu tư và phân khúc căn hộ cao cấp vẫn còn một chặng đường dài để có thể hồi phục lại.Sở hữu nhà nước chiếm 8.2% thuộc về hai đối tác chiến lược của SHB: tập đồn than khống sản Việt Nam và tập đoàn cao su Việt Nam. SHB đã ký kết quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với hai tập đoàn này vào năm 2007.

Riêng với tập đoàn T&T - đối tác và cổ đông chiến lược của SHB - kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực cơng nghiệp, tài chính, bất động sản đã đầu tư góp vốn vào SHB từ năm 2006 và trở thành cổ đông lớn nhất tại thời điểm đó, nắm giữ 30% cổ phần của SHB.Đây là công ty mà ông Đỗ Quang Hiển đồng thời là chủ tịch và giám đốc điều hành. Chủ tịch Đỗ Quang Hiển chỉ nắm giữ 3,01% cổ phần trong SHB. Tuy nhiên, hai chị em của chủ tịch cũng là cổ đông quan trọng của SHB với số cổ phần nắm giữ tương ứng là 2,24% và 0,56%. Do đó, tổng số cổ phần của ơng Đỗ Quang Hiển và các thành phần liên quan chiếm hơn 15%, khiến ơng trở thành cổ đơng có sức ảnh hưởng lớn nhất SHB.

Mối quan hệ phức tạp giữa SHB, các cổ đông lớn, các công ty con và cơng ty liên kết lớn như tập đồn T&T, Tân Hoàng Minh, tập đồn than khống sản Việt Nam, tập đoàn cao su Việt Nam và cơng ty trực thuộc của hai tập đồn này. Các công ty này cũng đầu tư vào SHB và các công ty liên kết của SHB như SHS, BHS. Tình trạng này có thể làm mất đi tính độc lập của HĐQT và Ban điều hành do những thơng tin tài chính có thể khơng được báo cáo minh bạch, gây khó khăn trong việc đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng gây ra bởi cơ cấu sở hữu chéo của các bên liên quan.

Về cơ cấu nhân sự của HĐQT ngay sau sáp nhập 4 cũng có một số điểm đáng lưu ý: Trong quá trình đám phán, HBB và SHB đã thỏa thuận sẽ sáp nhập và đồng quản lý một NH với quy mô lớn và năng lực cạnh tranh cao hơn. Nhưng HĐQT sau hợp nhất chỉ duy nhất có bà Bùi Thị Mai - nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Habubank được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng giám đốc SHB từ ngày 15/9/2012 với thời gian thử thách là 6 tháng. Tuy nhiên, chỉ một tháng rưỡi sau khi được bổ nhiệm, HĐQT SHB đã miễn nhiệm chức danh Phó Tổng giám đốc đối với bà Mai và điều chuyển sang bộ phận thu hồi nợ. HĐQT của SHB vẫn giữ nguyên và không thêm bất kỳ thành viên HĐQT bổ sung nào từ HBB. Việc thuyên chuyển nhân sự cấp cao của HBB ngay sau sáp nhập như vậy đã có ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần làm việc của nhân viên cũ của HBB và tạo dư luận bất lợi cho chính SHB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội sau sáp nhập (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)