Các điều kiện về nhân tố đầu vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch hà nội (Trang 37 - 42)

CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CỤM NGÀNH DU LỊCH HÀ NỘI

4.2. Các điều kiện về nhân tố đầu vào

4.2.1. Tài nguyên du lịch

Xét về tài nguyên du lịch, Hà Nội đƣợc đánh giá là điểm đến hấp dẫn về khía cạnh tài nguyên du lịch nhân văn và các giá trị truyền thống.

So với Băng Cốc (Thái Lan) là TP có những giá trị nổi trội về các ngôi chùa Thái với quy mô lớn, bề thế. Tuy nhiên, giá trị nổi bật của Hà Nội đó là sự đa dạng của các di tích văn hóa - lịch sử - kiến trúc. Hà Nội có truyền thống nghìn năm, với các di tích qua nhiều thời kỳ từ phong kiến, Pháp thuộc đến hiện đại. Các di tích ở Hà Nội tuy khơng to lớn, nhƣng giá trị của nó lại thể hiện ở vẻ đẹp cổ kính, đơn sơ, mộc mạc và hài hịa với khung cảnh thiên nhiên.

Hà Nội cũng có những giá trị nổi trội so với Băng Cốc về các lễ hội truyền thống. Trên địa bàn TP, hàng năm có hàng nghìn lễ hội truyền thống diễn ra quanh năm với những nét đặc sắc riêng biệt ở mỗi địa phƣơng (xem thêm Phụ lục 1).

Hà Nội cũng có lợi thế với khả năng kết nối với các điểm du lịch nổi tiếng khác nhƣ Hạ Long (Quảng Ninh), Sapa (Lào

Cai), Ninh Bình là những nơi hấp dẫn khách du lịch nhất ở phía Bắc.

Điều này cũng phù hợp với kết quả điều tra về khách du lịch quốc tế, nhìn chung, giá trị nổi bật về tài nguyên du lịch ln là tiêu chí hàng đầu quyết định đến việc lựa chọn điểm đến du lịch Hà Nội, và cũng là ấn tƣợng tốt nhất khi khách du lịch

đến TP này. Có 807 khách/1.500 khách (chiếm tỷ lệ 53,8%) khách du lịch quốc tế quyết định đến Hà Nội vì lý do sức hấp dẫn tài nguyên du lịch. Đồng thời, có 890/1.500 khách (chiếm tỷ lệ 60%) khách du lịch trả lời ấn tƣợng tốt về phong cảnh (Tổng cục Thống kê, 2014).

Tuy nhiên, có thể nhận thấy trong những năm qua TP chƣa khai thác tốt các lợi thế này để phục vụ phát triển du lịch. Ở khu vực nội thành, ngoài các điểm du lịch thu hút khách du lịch truyền thống, TP chƣa khai thác hết các cơng trình kiến trúc từ thời Pháp vào phục vụ phát triển du lịch nhƣ Phủ Chủ tịch, Bắc Bộ Phủ, và các cơng trình khác. Tại các điểm du lịch đang khai thác, việc tổ chức quản lý, phục vụ khách du lịch cũng thiếu chuyên nghiệp, công tác bảo tồn di tích cũng cịn yếu. Tại các điểm du lịch ngoại thành, các hoạt động du lịch diễn ra còn tự phát, thiếu quy hoạch, mơi trƣờng du lịch cịn nhiều yếu kém, hệ thống giao thông, vận chuyển khách để kết nối vẫn còn thiếu.

Việc quản lý và khai thác các lễ hội truyền thống vào phục vụ phát triển du lịch cũng cịn bỏ ngỏ. Sự đơng đúc, thiếu tổ chức, không đảm bảo vệ sinh môi trƣờng, tệ nạn xã hội tại các lễ hội truyền thống đã cản trở khách du lịch đến với các lễ hội này.

4.2.2. Nguồn nhân lực du lịch

Năm 2013, tồn TP có 81.141 lao động trực tiếp trong ngành du lịch. Tốc độ tăng trƣởng trung bình lao động trong giai đoạn 2010 -

2013 khoảng 15%/năm (Sở VH, TT & DL Hà Nội, 2013). Điều này cho thấy ngành du lịch là một ngành có triển vọng trong việc tạo việc làm và cải thiện thu nhập của ngƣời dân.

So với mặt bằng toàn quốc, tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ một cách hệ thống trong ngành du lịch Hà Nội cao hơn, chiếm 70% tổng

số lao động, song chƣa đồng đều, tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học khoảng

Hộp 4.2. Đào tạo nhân lực ngành du lịch

Nguồn nhân lực đào tạo hiện nay tại các cơ sở du lịch nói riêng và các cơ sở giáo dục nói chung ở Hà Nội cịn trên sách vở nhiều, thực tế trải nghiệm ít, kinh nghiệm khơng có, chỉ trên sách vở. Cần đƣa chun mơn chính vào giảng dạy cho sát với thực tế (Phụ lục 25).

(Phan Thị Thu Minh – Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Du lịch Hoàng Anh)

15%. Trong lữ hành, tỷ lệ ngƣời có trình độ đại học cao hơn, chủ yếu là tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ. Số hƣớng dẫn viên đƣợc cấp thẻ trên địa bàn TP là trên 2.300 ngƣời. Trong đó khoảng 50% là hƣớng dẫn viên tiếng Anh, 20% tiếng Trung Quốc, 10% tiếng Nhật, còn lại là các thứ tiếng khác (Sở VH, TT & DL Hà Nội, 2014).

Lao động trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng đã chiếm 80% tổng số lao động ngành du lịch. Tại các khách sạn, lực lƣợng lao động có tay nghề và chun mơn chủ yếu đƣợc đào tạo từ các cơ cở nhƣ trƣờng Trung học nghiệp vụ Du lịch Hà Nội, trƣờng Trung học Du lịch Thƣơng mại Hà Nội, Cao đẳng Du lịch Hà Nội hoặc đƣợc đào tạo nghề trong thời gian 3 - 4 tháng tại các trung tâm dạy nghề về du lịch. Bên cạnh đó cịn một số lao động đƣợc đào tạo từ các khoa du lịch, khách sạn của các trƣờng Đại học Thƣơng mại, Đại học Kinh tế, Đại học Mở.

So sánh đánh giá của khách du lịch quốc tế đối với chất lƣợng phục vụ du lịch giữa Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cho thấy khách du lịch quốc tế ấn tƣợng thấp về chất lƣợng phục vụ du lịch tại Hà Nội. Theo kết quả khảo sát của Tổng cục Thống kê đối với 1.500 khách du lịch tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; khách du lịch có ấn tƣợng tốt về chất lƣợng dịch vụ tại Hà Nội chỉ trên 20% trong tổng số khách điều tra, trong khi đó tại TP Hồ Chí Minh là trên 50% (Tổng cục

Thống kê, 2013).

Tuy nhiên những đánh giá trên là những đánh giá chung về chất lƣợng phục vụ, cụ thể hơn, khách du lịch khơng có ấn tƣợng xấu về trình độ của lao đơng phục vụ tại các cơ sở du lịch nhƣ một số ý kiến đánh giá. Chỉ có 43/1500 khách (chiếm tỷ lệ 2,9%) khách du lịch quốc tế có ấn tƣợng xấu về trình độ của hƣớng dẫn viên cịn kém và chƣa nhiệt tình, trong khi đó tỷ lệ này ở TP. HCM là 2,2%. Cũng chỉ có 3,5% khách du lịch ấn tƣợng xấu về thái độ phục vụ kém của nhân viên khách sạn, và tỷ lệ này ở TP. HCM là 1,4%. Có 5,7% khách du lịch cho rằng nhân viên phục vụ kém về ngoại ngữ, trong khi đó tỷ lệ này ở TP. HCM là 6,9% (Tổng cục Thống kê, 2014).

Những phân tích trên cho thấy, chất lƣợng phục vụ du lịch tạo ra ấn tƣợng chung cho khách du lịch bao gồm cả chất lƣợng lao động phục vụ tại các cơ sở du lịch và cả những đối tƣợng phục vụ khác. Chính vì vậy, chính quyền TP và ngành du lịch trong những năm tới cần phải quan

4.2.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội phục vụ phát triển du lịch

Giao thông và vận chuyển

Hệ thống giao thông nội thành gây ra nhiều khó khăn, đi lại cho khách du lịch. Điều tra về khách du lịch cho thấy có 39% khách du lịch quốc tế cho rằng độ an tồn khi tham gia giao thơng khơng cao là một trong chín điều khách có ấn tƣợng khơng tốt về du lịch của Hà Nội (Tổng cục Thống kê, 2014).

Các phƣơng tiện vận chuyển bằng xe khách, xe buýt còn quá tải, nhồi nhét sẽ gây ra nhiều khó khăn cho khách du lịch muốn sử dụng. Trong khí đó, tình trạng lừa đảo của hoạt động taxi còn diễn ra rất nhiều. Chỉ tính riêng trong quý I/2015, các cơ quan chính quyền đã phải xử phạt 1.100 trƣờng hợp vi phạm và phạt hơn 1 tỷ đồng đối với các xe taxi (Trí Dũng, 2015).

Trên địa bàn TP có 10 bến xe liên tỉnh, tuy nhiên các bến xe này ln xảy ra tình trạng lộn xộn, mất vệ sinh môi trƣờng, chất lƣợng phục vụ kém và thiếu các thông tin hỗ trợ khách du lịch. Qua khảo sát các bến xe này cho thấy, chỉ có duy nhất bến xe Nƣớc Ngầm là có chất lƣợng dịch vụ tƣơng đối tốt. Đây cũng là bến xe duy nhất của TP đã đƣợc tƣ nhân hóa từ năm 2005. Do tình trạng vẫn cịn chủ yếu là các bến xe thuộc sở hữu nhà nƣớc nên vẫn xảy ra việc các cơ quan quản lý nhà nƣớc phân biệt đối xử với các bến xe này thông qua các quyết định về quy hoạch, phân tuyến, phân luồng giao thông.

Về vận tải đƣờng thủy, cho đến nay, TP gần nhƣ chƣa có hệ thống vận tải đƣờng thủy dành cho khách du lịch đi tham quan các tuyến sơng. Chỉ có duy nhất một tuyến du lịch sông Hồng đƣợc tổ chức khá thƣờng xuyên đi tham quan các điểm du lịch ở Hà Nội, Hƣng Yên và Hà Nam.

Về vận chuyển đƣờng sắt, ngoài tuyến du lịch Hà Nội - Sapa đã có nhà đầu tƣ tƣ nhân đầu tƣ chuyên phục vụ khách du lịch và có chất lƣợng dịch vụ tốt, các tuyến còn lại đều có chất lƣợng dịch vụ kém.

Về vận chuyển hàng không, từ nguồn vốn ODA của Nhật Bản, cảng hàng không Nội Bài đã đƣợc mở rộng nhà ga T2 để phục vụ khách quốc tế. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để Hà Nội có thể đón tiếp và phục vụ khách du lịch bằng đƣờng hàng không trong những năm tới.

Đối với các hình thức vận tải khác phục vụ khách du lịch đặc thù nhƣ cáp treo, thuyền đò (chùa Hƣơng), xe điện, xích lơ (khu vực phố cổ), xe trâu (Bát Tràng) mới chỉ đƣợc TP cho phép thử nghiệm áp dụng ở những khu vực rất nhỏ nên hiệu quả còn nhiều hạn chế.

Đánh giá chung cho thấy, hệ thống giao thông và vận chuyển phục vụ khách du lịch ở Hà Nội còn nhiều yếu kém, điều này cũng phù hợp với kết quả điều tra tiêu chí lựa chọn điểm du lịch cho thấy, trong tổng số 1500 khách du lịch đƣợc điều tra, chỉ có 113 khách du lịch quốc tế (chiếm tỷ lệ chỉ có 7,5%) cho rằng phƣơng tiện vận chuyển đi lại thuận tiện.Trong khi đó, chỉ tiêu này của TP. HCM là 178 khách, chiếm tỷ lệ 11,9% (Tổng cục Thống kê, 2014).

Ngân hàng, bảo hiểm

Các ngân hàng phục vụ hoạt động thanh toán khá tốt phục vụ cho khách du lịch. Đặt biệt là các ngân hàng nƣớc ngồi nhƣ ANZ, Deutsche Bank, Standard Chartered đã có hệ thống các cây ATM phục vụ khách du lịch. Tuy nhiên, hệ thống này mới chỉ phục vụ giới hạn chủ yếu ở khu vực cảng Nội Bài, phố cổ và thiếu vắng ở các điểm du lịch xa trung tâm.

Viễn thông

Hệ thống mạng di động cùng với giá dịch vụ viễn thông và internet khá rẻ đã phục vụ tốt cho ngành du lịch.

Y tế

Các cơ sở y tế có chun mơn tƣơng đối cao, có tổ chức các dịch vụ khám chữa bệnh phục vụ khách du lịch nhƣ bệnh viện Việt Pháp, Bạch Mai, Việt Đức, Châm cứu Trung ƣơng, Y học cổ truyền, Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới. Tuy nhiên, do các bệnh viện này ln trong tình trạng quá tải nên còn hạn chế trong việc phục vụ khách du lịch. Khách du lịch chủ yếu vẫn tìm đến các phịng khám tƣ nhân của nƣớc ngồi để chữa trị khi cần thiết. Mơ hình khám chữa

bệnh và phục hồi sức khỏe của bệnh viện Châm cứu Trung ƣơng đã triển khai trong nhiều năm dành cho khách du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch hà nội (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)