Tài nguyên và sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch hà nội (Trang 26 - 28)

CHƢƠNG 3 SỰ HÌNH THÀNH CỤM NGÀNH DU LỊCH HÀ NỘI

3.2. Các tác nhân trong cụm ngành du lịch Hà Nội

3.2.1. Tài nguyên và sản phẩm du lịch

Tài nguyên du lịch

Hà Nội có lợi thế là Thủ đô của Việt Nam. Tài nguyên du lịch Hà Nội đƣợc đánh giá là đa dạng và phong phú. Giá trị nổi trội về tài nguyên du lịch Hà Nội là tài nguyên du lịch nhân văn đƣợc kết tinh qua quá trình hình thành và phát triển của lịch sử hàng ngàn năm Thăng Long – Hà Nội và khơng gian văn hóa Xứ Đồi.

Các di tích lịch sử - văn hóa - tơn giáo của Thủ đơ có vẻ đẹp cổ kính, đơn sơ, trầm mặc là điểm hấp dẫn thu hút du khách quốc tế. Tính đến nay ở Hà Nội có 5.175 di tích văn hóa lịch sử trong đó có 1.050 di tích đƣợc xếp hạng cấp quốc gia, chiếm tỉ lệ gần 20% của cả nƣớc. TP có khu di tích Hồng thành Thăng Long đã đƣợc UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa thế

giới; hệ thống các văn bia tiến sĩ thời Lê Mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đƣợc UNESCO công nhận là di sản tƣ liệu thế giới thuộc chƣơng trình ký ức thế giới của UNESCO.

Điểm đặc biệt khác của tài nguyên du lịch nhân văn ở Hà Nội đó chính là phố cổ - phố nghề và làng cổ - làng nghề. Phố cổ - phố nghề độc đáo trong kiến trúc và còn lƣu giữ đƣợc một số hoạt động nghề truyền thống. Hiện nay, Hà Nội còn trên 50 phố đƣợc gọi chung là “Khu phố cổ”. Hà Nội cũng có tiềm năng lớn về du lịch các làng cổ, làng nghề. Tồn TP có 1.270 làng có nghề, trong đó có 272 làng nghề (244 làng nghề truyền thống) với 47 nghề trên 52 nghề của tồn quốc (UBND TP Hà Nội, 2012). Bên cạnh đó, Hà Nội cịn có các làng cổ nổi tiếng nhƣ làng cổ Đƣờng Lâm, Đông Ngạc, Nhị Khê, Cự Đà. Mỗi làng quê giống nhƣ một viện bảo tàng sống động về văn hoá truyền thống, mang đậm bản sắc của dân tộc tạo ra sức hấp dẫn đối với du khách.

Thăng Long - Hà Nội là một trong những địa phƣơng tập trung nhiều lễ hội của Việt Nam. Hiện có tới 1.095 lễ hội đƣợc tổ chức quanh năm, và nhiều nhất vào mùa Xuân. Trong đó, có những lễ hội rất lớn, thu hút hàng triệu lƣợt khách (lễ hội chùa Hƣơng), có lễ hội đã đƣợc UNESCO cơng nhận là Di sản Văn hóa Thể Giới (hội Gióng).

Hà Nội có hàng chục bảo tàng đang hoạt động phục vụ cơng chúng. Trong đó, rất nhiều bảo tàng là những điểm đến hấp dẫn du khách nhƣ: bảo tàng Dân tộc học, bảo tàng Lịch sử Việt Nam, bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bảo tàng Phụ nữ Việt Nam…

Một tài nguyên du lịch quan trọng nữa đó là ẩm thực ở Hà Nội. Văn hóa ẩm thực ở Hà Nội là sự giao thoa và kết tinh những tinh hoa ẩm thực ở các địa phƣơng khác ở khu vực phía Bắc nhƣng cũng giữ đƣợc những nét đặc trƣng riêng. Năm 2012, Tổ chức sách Kỷ lục châu Á đã vinh danh ba món ăn Hà Nội là Phở, Bún chả và Bún thang xác lập kỷ lục châu Á theo bộ tiêu chí “Giá trị ẩm thực châu Á”.

Về tài nguyên du lịch tự nhiên, Hà Nội cũng đƣợc đánh giá là có tiềm năng phát triển du lịch về cảnh quan, sinh thái ở vƣờn quốc gia Ba Vì, khu thắng cảnh Hƣơng Sơn – Quan Sơn, cảnh quan vùng đồi núi Sóc Sơn.

Cuối cùng, với vị trí trung tâm và đầu mối về giao thông, tiềm năng du lịch ở Hà Nội còn đƣợc thể hiện ở khía cạnh liên kết thuận tiện với các điểm đến du lịch khác ở khu vực phía Bắc nhƣ Hạ Long, Sapa, Ninh Bình, Hà Giang.

Sản phẩm du lịch

Khu vực nội thành, trong những năm qua, Hà Nội đã định hình phát triển đƣợc một số sản phẩm du lịch nhƣ tham quan di tích văn hố, lịch sử, tơn giáo; tham quan phố cổ, các điểm danh thắng của Thủ đô; tham quan, mua sắm hàng thủ công, mỹ nghệ các làng nghề; du lịch lễ hội; du lịch ẩm thực; du lịch hội thảo, hội nghị (MICE).

Tại khu vực ngoại thành, đã hình thành các sản phẩm du lịch nhƣ các chƣơng trình du lịch gắn với thiên nhiên, các di tích lịch sử văn hóa lâu đời, các làng nghề, làng cổ với những phong tục đặc trƣng của vùng Hà Nội nhƣ du lịch sinh thái Ba Vì, Hƣơng Sơn; du lịch văn hóa tại làng Đƣờng Lâm, Cổ Loa, lễ hội chùa Hƣơng, hội Gióng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch hà nội (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)