3.2.1. Nhóm giải pháp do bản thân Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam tổ
3.2.1.5. Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định cho vay và quản lý nợ
Thẩm định cho vay là khâu vô cùng quan trọng trong tồn bộ quy trình cho vay, bởi vì nó quyết định có cho vay hay khơng cho vay và do đó quyết định phần lớn mức độ rủi ro có thể xảy ra với ngân hàng. Thực hiện tốt khâu thẩm định có vai trị quan trọng trong việc phòng ngừa và hạn chế nợ quá hạn. Để đảm bảo chất lượng của khoản tín dụng cấp cho khách hàng, trước khi cho vay, ngân hàng phải thực hiện tốt các công việc sau:
- Xây dựng và ban hành các tiêu chí đánh giá khách hàng qua một số tiêu thức như: tư cách đạo đức, năng lực quản lý, tình hình sản xuất kinh doanh, mơi trường kinh doanh, khả năng tài chính, đảm bảo tiền vay, mục đích vay, khả năng trả nợ của khách hàng, ... Đồng thời để hạn chế rủi ro từ việc không thu được nợ từ khách hàng, Eximbank cần nghiên cứu để xác định cụ thể chính sách về các đối tượng khách hàng vay, tăng tỉ trọng cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành bằng vốn vay, xác định mức độ đảm bảo thích hợp với từng khoản vay và có khả năng cạnh tranh với các NHTM khác.
- Tìm hiểu và nắm rõ thông tin về khách hàng, cả hiện tại cũng như dự báo trong tương lai theo các tiêu chí đã ban hành. Để nâng cao chất lượng cơng tác điều tra cần thu thập thông tin nhiều chiều như: từ khách hàng vay, từ các ngân hàng khác mà
khách hàng có quan hệ giao dịch, từ báo chí, từ trung tâm thơng tin tín dụng của NHNN, ...
- Tuân thủ đúng, đầy đủ các quy định hiện hành của Nhà nước về việc lựa chọn tài sản và định giá tài sản thế chấp như: yêu cầu về hồ sơ pháp lý, đánh giá về khả năng phát mại, xác định giá trị hiện tại và dự báo, tiên liệu về xu hướng biến động giá trị tài sản trong tương lai, ...
Trong công tác quản lý nợ, cán bộ QLN kết hợp cùng cán bộ QHKH phải thường xuyên theo định kỳ và đột xuất kiểm tra, giám sát bằng nhiều biện pháp khác nhau như: thông qua báo cáo của khách hàng, kiểm tra tại chỗ để đánh giá tính chân thực, khách quan tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng vốn vay của họ, ... Tăng cường kiểm tra, giám sát là biện pháp quan trọng buộc khách hàng phải nâng cao ý thức, trách nhiệm trong sử dụng vốn vay. Trên cơ sở đó giúp ngân hàng kịp thời phát hiện ra những sai phạm của khách hàng như sử dụng vốn sai mục đích, kém hiệu quả, … để có biện pháp xử lý thích hợp.