Dư nợ cho vay của cá nhân và doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 41)

ĐVT: tỷ đồng

(Nguồn: tổng hợp BCTN của Eximbank năm 2012, 2013, 2014)

Theo biểu đồ 2.2, dư nợ cho vay của Eximbank tăng trưởng qua các năm, trong đó, dư nợ cho vay doanh nghiệp ln chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay của Eximbank. Năm 2014, dư nợ cho vay đạt 87.147 tỷ đồng tăng 5% so với năm 2013, dư nợ cho vay doanh nghiệp là 56.721 tỷ đồng, chiếm 65% tổng dư nợ.

2.1.2.3. Các hoạt động khác 2012 2013 2014 2012 2013 2014 48,454 54,336 56,721 26,468 29,018 30,426 Doanh nghiệp Cá nhân

 Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ

Eximbank đã và đang triển khai nhiều dự án, sản phẩm, dịch vụ mới nhằm gia tăng tiện ích cho khách hàng và nâng cao chất lượng thẻ Eximbank, nổi bật như sản phẩm thẻ trả trước quốc tế Visa Prepaid; dịch vụ nạp tiền, thanh toán hoá đơn dịch vụ bằng thẻ nội địa tại POS Eximbank, dịch vụ chấp nhận thanh thẻ Union Pay, ..

Trong năm 2014, tổng số lượng thẻ phát hành đạt 170.000 thẻ, nâng tổng số lượng thẻ đã phát hành lên 1,5 triệu thẻ, tăng 13% so với năm 2013. Doanh số sử dụng thẻ đạt 17.500 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2013.

Mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ của Eximbank đạt 3.000 đơn vị với gần 6.000 máy POS và 260 máy ATM phân bố tại các địa bàn trọng điểm trên toàn quốc. Tổng doanh số thanh toán trong năm 2014 qua các kênh thanh toán POS và ATM đạt kết quả khá khả quan với 12.600 tỷ đồng, tăng 15% so cùng kỳ năm trước.

 Hoạt động thanh toán quốc tế

Thực hiện chủ trương đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Chính phủ, Eximbank đã có những chính sách linh hoạt và các gói sản phẩm phù hợp, kịp thời nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động này.

Ngoài ra, Eximbank là một trong những ngân hàng có thị phần khá lớn trong hoạt động thanh tốn quốc tế, có lợi thế về thương hiệu, mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp thế giới, gần 900 ngân hàng đại lý trải rộng trên 80 quốc gia, cùng với chất lượng dịch vụ tốt và đội ngũ nhân sự có trình độ chun mơn cao, mang lại sự hài lòng cho khách hàng trên tồn hệ thống, đã góp phần tăng trưởng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu.

Trong năm 2014, tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 5,86 tỷ USD, tăng khoảng 19% so với năm 2013, trong đó doanh số thanh tốn xuất khẩu đạt 2,65 tỷ USD, tăng 18,63% và nhập khẩu đạt 3,21 tỷ USD, tăng 18,53% so với cùng kỳ.

Eximbank phát huy thế mạnh truyền thống là các hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu, đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngoại tệ trong hoạt động thanh toán quốc tế của khách hàng; áp dụng linh hoạt các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối với các sản phẩm nghiệp vụ ngân hàng theo hình thức trọn gói nhằm gia tăng tính cạnh tranh và gia tăng các tiện ích cho khách hàng; tham gia tích cực hoạt động trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng; tiếp tục cải tiến hệ thống giao dịch nội bộ.

Năm 2014 là năm đánh dấu những cải tiến mang tính hiện đại và phát triển mạnh mẽ trong công tác quản trị hệ thống giao dịch nội bộ kinh doanh ngoại tệ. Hệ thống giao dịch trực tuyến được nghiên cứu, phát triển hoàn thiện và đưa vào sử dụng giúp nâng cao hiệu quả, tiết kiệm thời gian, giảm thiểu rủi ro cho toàn hệ thống.

Biểu đồ 2.3 Doanh số mua bán ngoại tệ của Eximbank

ĐVT: Triệu USD

(Nguồn: tổng hợp BCTN của Eximbank năm 2012, 2013, 2014)

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Eximbank có sự tăng trưởng nhanh qua các năm. Tổng doanh số mua bán ngoại tệ năm 2013 đạt 41,09 tỷ USD, tăng 44% so với năm 2012, năm 2014 đạt 57 tỷ USD tăng 39% so với năm 2013, đạt hơn 130% kế hoạch đề ra.

 Hoạt động kinh doanh vàng

Giai đoạn 2012 – 2014, hoạt động kinh vàng có nhiều biến động do ảnh hưởng từ chính sách quản lý của chính phủ và NHNN: 2012 2013 2014 28,550 41,093 57,000 Doanh số mua bán

Năm 2012, chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng của Chính phủ và NHNN có nhiều thay đổi theo hướng quản lý chặt chẽ hơn, dẫn dến doanh số mua bán vàng của Eximbank trong năm 2012 giảm gần 50% so với năm 2011 theo xu hướng chung của thị trường.

Năm 2013, thị trường vàng trải qua những biến động khó lường, tháng 03/2013, NHNN lần đầu tiên tổ chức đấu thầu bán vàng miếng ra thị trường, đánh dấu sự thay đổi lớn trong quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh vàng của NHNN. Trước tình hình đó, Eximbank, với lợi thế được NHNN cấp phép kinh doanh mua, bán vàng miếng tại hơn 200 điểm giao dịch trên cả nước, năm 2013, Eximbank tiếp tục là một trong những ngân hàng dẫn đầu về hoạt động kinh doanh vàng miếng tại Việt Nam. Doanh số mua bán vàng năm 2013 của Eximbank đạt 4,5 triệu lượng, giảm 50% so với năm 2012.

Thị trường vàng Việt Nam đã đi vào hoạt động ổn định dưới sự quản lý của NHNN. Là đơn vị được NHNN cấp phép kinh doanh mua bán vàng miếng, trong năm 2014, Eximbank tập trung đẩy mạnh hoạt động bán lẻ vàng với phương châm đáp ứng tốt nhất nhu cầu mua bán của khách hàng tại các địa bàn Eximbank có điểm giao dịch, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Kết quả đạt được trong năm 2014: doanh số bán lẻ vàng tăng 14% so với năm 2013, đạt 5,1 triệu lượng.

2.1.2.4. Tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh

Trong giai đoạn 2012 - 2014, mặc dù kinh tế vĩ mơ đang dần được ổn định theo hướng tích cực, nhưng mơi trường kinh doanh ngành tài chính ngân hàng vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như: áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng cao, sự gia tăng của tỷ lệ nợ xấu, … Tuy nhiên, bằng những nỗ lực phấn đấu khơng ngừng, Eximbank vẫn duy trì được hoạt động kinh doanh ổn định, đảm bảo thanh khoản và an toàn trong hoạt động.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank giai đoạn 2012 - 2014

Đvt: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Huy động vốn tiền gửi 85.519 82.650 101.380

Dư nợ cho vay 74.922 83.354 87.147

Tổng tài sản 170.156 169.835 161.094

Lợi nhuận trước thuế 2.851 828 69

(Nguồn: Tổng hợp BCTN Eximbank năm 2012, 2013, 2014)

Theo bảng 2.1, đến cuối năm 2014, vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 101.380 tỷ đồng, tăng 22,7% so với năm 2013, hoàn thành 101% kế hoạch. Tổng cấp tín dụng cho tổ chức kinh tế và dân cư (bao gồm cho vay và trái phiếu doanh nghiệp) đạt 97.956 tỷ đồng, tăng 10,7% so với năm 2013, hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra (97.300 tỷ đồng). Trong đó, tổng dư nợ cho vay tổ chức kinh tế và dân cư là 87.147 tỷ đồng, tăng 4,6% so với năm 2013, hoàn thành 97% kế hoạch.

Quy mô tổng tài sản đạt 161.094 tỷ đồng, giảm 5% so với năm 2013, hoàn thành 95% kế hoạch. Mặc dù trong năm 2014, tổng tài sản và lợi nhuận của Eximbank bị sụt giảm, nhưng điều đó phản ánh quyết tâm trong việc lành mạnh hóa cơ cấu tài chính và nâng cao chất lượng tài sản. Bên cạnh đó, Eximbank đã mạnh dạn trích lập dự phịng bằng nguồn lợi nhuận có được từ hoạt động kinh doanh, làm tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo cũng như thực hiện đúng cam kết phát triển ngân hàng theo hướng lành mạnh và bền vững. Vì vậy, kết quả lợi nhuận trước thuế của Eximbank đạt 69 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân (ROA) đạt 0,03%, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) đạt 0,39%. Các chỉ số an toàn hoạt động của Eximbank đều nằm trong giới hạn an toàn theo quy định của NHNN. Tính đến thời điểm 31/12/2014, tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất đạt 13,62%, cao hơn quy định của NHNN (9%).

2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay tài trợ XNK tại Eximbank

2.2.1. Quy trình thực hiện nghiệp vụ cho vay tài trợ xuất nhập khẩu

2.2.1.1. Tiếp nhận hồ sơ xin vay

Cán bộ quan hệ khách hàng (RM) có nhiệm vụ tiếp thị, thiết lập mối quan hệ với khách hàng, tư vấn sản phẩm, dịch vụ tín dụng phù hợp với nhu cầu của khách hàng, hướng dẫn khách hàng cung cấp hồ sơ tín dụng, trong đó cần có các hồ sơ cơ bản sau:

- Hồ sơ pháp lý: theo quy định của Eximbank từng thời kỳ

- Hồ sơ về năng lực kinh doanh, năng lực tài chính, khả năng trả nợ: báo cáo tình chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các chứng từ khác có liên quan.

- Phương án, dự án đề nghị cấp tín dụng, hồ sơ, chứng từ chứng minh năng lực thực hiện phương án, dự án đề nghị cấp tín dụng;

- Hồ sơ tài sản đảm bảo.

2.2.1.2. Nghiên cứu và thẩm định hồ sơ xin vay

Sau khi tiếp nhận hồ sơ và nhu cầu vay vốn của khách hàng, cán bộ quan hệ khách hàng bàn giao hồ sơ cho cán bộ thẩm định được lãnh đạo phịng phân cơng thẩm định, thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng. Nội dung thẩm định bao gồm các nội dung cơ bản sau:

- Thẩm định về pháp lý: đánh giá tư cách pháp nhân, năng lực hành vi dân sự

của khách hàng, đảm bảo khách hàng đáp ứng đủ điều kiện để được cấp tín dụng tại Eximbank; hồ sơ pháp lý của khách hàng được cung cấp đầy đủ theo quy định của Eximbank;

- Thẩm định tình hình giao dịch của khách hàng tại Eximbank: Doanh số tiền

gửi thanh toán, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu, doanh số mua bán ngoại tệ, phí, …

- Thơng tin nhóm khách hàng: xác định thông tin của (các) tổ chức, cá nhân

được xem là một khách hàng, nhóm khách hàng có liên quan theo quy định của Eximbank;

- Thẩm định năng lực kinh doanh (đối với khách hàng có nguồn tiền trả nợ

từ hoạt động kinh doanh): đánh giá uy tín của khách hàng trên thị trường; cơng nghệ,

năng lực sản xuất; hệ thống kênh phân phối, thị trường tiêu thụ, thị phần, ... ; năng lực, kinh nghiệm, uy tín của cá nhân kinh doanh, chủ doanh nghiệp, ban lãnh đạo doanh nghiệp.

- Thẩm định năng lực tài chính: cập nhật thơng tin về tình hình tài chính của

khách hàng đến thời điểm gần nhất; đánh giá tính trung thực của báo cáo tài chính, báo cáo thu nhập của khách hàng; phân tích, đánh giá: năng lực tài chính, uy tín của khách hàng trong q trình quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng, các cá nhân, tổ chức khác;

- Thẩm định phương án, dự án đề nghị cấp tín dụng: đánh giá về tính pháp

lý; tính khả thi, hiệu quả và nhận diện các rủi ro có thể phát sinh liên quan đến phương án, dự án;

- Thẩm định năng lực thực hiện phương án, dự án và (hoặc) nghĩa vụ được

Eximbank bảo lãnh: đánh giá nguồn lực tài chính, nguồn lực về nhân sự, trình độ kỹ

thuật, các yếu tố đầu vào, kinh nghiệm, khả năng kiểm soát rủi ro của của khách hàng và các yếu tố khác khi thực hiện phương án, dự án, nghĩa vụ được Eximbank bảo lãnh.

- Nguồn tiền để hoàn trả nợ vay: đánh giá khả năng tạo ra nguồn tiền, mức độ

ổn định của nguồn tiền (có xét đến các yếu tố tác động tiêu cực); xác định kế hoạch của dòng tiền vào, dòng tiền ra theo thời gian (hàng tháng) trong suốt thời gian vay vốn tại Eximbank;

- Thẩm định tài sản bảo đảm: Thẩm định về hồ sơ pháp lý của tài sản đảm bảo;

đảm; thẩm định tính khả mại của tài sản đảm bảo (trong trường hợp Eximbank phải xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ).

- Đánh giá rủi ro: đánh giá tổng thể các rủi ro có thể phát sinh khi cấp tín dụng

cho khách hàng như rủi ro liên quan đến giá cả; rủi ro liên quan đến tài sản bảo đảm; rủi ro về khả năng tiêu thụ hàng hóa; rủi ro về mặt pháp lý.

- Biện pháp quản lý rủi ro tín dụng: đề xuất biện pháp cụ thể để quản lý từng

loại rủi ro có thể phát sinh.

Cán bộ thẩm định lập thành báo cáo thẩm định đề xuất cấp tín dụng cho khách hàng, trình lãnh đạo phịng duyệt và tiến hành trình hồ sơ lên cấp có thẩm quyền phê duyệt khoản vay.

2.2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay tài trợ XNK tại Eximbank

2.2.2.1. Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay tài trợ XNK tại Eximbank

Để đánh giá kết quả hoạt động cho vay tài trợ XNK của Eximbank trong thời gian vừa qua, đề tài sẽ đi vào phân tích các số liệu thu thập được, dựa trên các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay đã được nêu trong chương 1.

Thứ nhất, Doanh số cho vay tài trợ xuất nhập khẩu.

Doanh số giải ngân cho vay tài trợ XNK là một chỉ tiêu phản ánh mặt lượng của hoạt động cho vay tài trợ XNK. Doanh số tài trợ trong thời gian qua của Eximbank như sau:

Bảng 2.2: Doanh số giải ngân tài trợ XNK tại Eximbank

Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số giải ngân 154.618 100% 155.186 100% 169.743 100% 165.499 100% Ngắn hạn 105.167 68,02% 110.145 70,98% 120.439 70,95% 116.452 70,36%

Trung dài

hạn 49.451 31,98% 45.041 29,02% 49.304 29,05% 49.047 29,64%

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tín dụng hàng năm của Eximbank 2011 - 2014)

Biều đồ 2.4 Doanh số cho vay XNK theo kỳ hạn năm 2011- 2014

Đvt: tỷ đồng

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tín dụng hàng năm của Eximbank 2011 - 2014)

Qua số liệu thể hiện trong bảng 2.2 và biểu đồ 2.4, ta có thể thấy doanh số cho vay của Eximbank qua các năm biến động, tuy nhiên độ biến động không đáng kể tang từ năm 2011 đến năm 2013 và giảm xuống ở năm 2014, cụ thể năm 2012 tăng không đáng kể so với năm 2011, tăng 0,37% đến năm 2013 tăng 9,38% so với năm 2012, sang năm 2014 giảm khoảng 2,5% so với năm 2013. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước suy thoái, các doanh nghiệp XNK gặp nhiều khó khan, cộng với sự cạnh tranh khốc liệt từ các ngân hàng trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngồi thì Eximbank vẫn duy trì được mức như trên cũng là một bước đáng khích lệ.

Ngồi ra, theo bảng 2.2 ta cũng có thế thấy, Doanh số cho vay tập chung vào cho vay ngắn hạn, doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, khoảng 70% trong tổng doanh số cho vay XNK của Eximbank trong tổng doanh số giải ngân tài trợ XNK, trong khi đó doanh số cho vay XNK trung dài hạn ổn định và tăng trưởng nhẹ qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá thấp.

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

105,167 110,145

120,439 116,452

49,451 45,041 49,304 49,047

Doanh số cho vay XNK

Bảng 2.3: Doanh số cho vay XNK của Eximbank theo loại tiền Đvt: tỷ đồng Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 VNĐ 88.133 86.905 88.267 95.157 Ngoại tệ 66.485 68.281 81.471 70.342 Tổng cộng 154.618 155.186 169.738 165.499

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tín dụng hàng năm của Eximbank 2011 - 2014)

Theo bảng 2.3 trên, ta thấy khoảng cách giữa doanh số cho vay XNK bằng VND và ngoại tệ ngày càng có xu hướng thu hẹp lại trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, nhưng sang năm 2014 thì doanh số cho vay XNK bằng VND lại tăng đột biến làm gia tăng khoảng cách giữa doanh số cho vay XNK bằng VND và ngoại tệ. Ngoài ra, theo bảng 2.3, chúng ta cũng có thể thấy VND vẫn là đồng tiền chủ yếu được các doanh nghiệp XNK vay ngân hàng vì một mặt để thanh tốn thu mua hàng hóa trong nước, cộng với chính sách kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mơ của chính phủ dẫn đến việc hạn chế cho vay ngoại tệ, chỉ ưu tiên tài trợ ngoại tệ đối với các doanh nghiệp có nguồn thu xuất khẩu, cịn các doanh nghiệp nhập khẩu thì chủ yếu được vay bằng VND.

Bảng 2.4: Cơ cấu cho vay tài trợ XNK của Eximbank

Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)