.2Các biến độc lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 72)

Các biến độc lập được sử dụng để đánh giá mức độ và năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam bao gồm nhóm biến đại diện cho giá các yếu tố đầu vào và nhóm biến kiểm sốt đại diện cho những đặc trưng của từng ngân hàng.

Các biến độc lập đại diện cho yếu tố đầu vào

Với biến các yếu tố đầu vào, nhiều nghiên cứu trước đây đã thống nhất về việc sử dụng 3 yếu tố đầu vào chính cho hoạt động của các NHTM, đó là vốn bên ngồi (thông thường là vốn huy động và vốn vay trên thị trường tiền tệ); lao động và tài sản cố định theo nghiên cứu của Bikker và Groeneveld (1998); Hempell (2002) và Bikker, Shaffer et al., (2012)

Chi phí vốn đi vay (PF)

Đây là chỉ tiêu được xác định bằng tỷ số chi phí lãi trên tiền gửi khách hàng và tiền vay từ các tổ chức tín dụng theo những nghiên cứu của Bikker và Groeneveld (1998); Hempell (2002); Shaffer et al., (2012); Pastory và Moshi (2014); Lê Trung Hải (2014). Đặc biệt đây là chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng dựa trên chi phí lãi phải trả cho những hoạt động chính của ngân hàng như là huy động tiền gửi và vay từ các tổ chức tín dụng hoặc là các nguồn vay khác của NHTM trên thị trường tiền tệ.

Chi phí lao động (PL)

Đây là chỉ tiêu được đo lường bằng chi phí nhân viên chia cho số lượng nhân viên. Tuy nhiên, để khắc phục khó khăn trong việc thu nhập số liệu số lượng nhân viên. Một số nghiên cứu Bikker và Groeneveld (1998); Hempell (2002); Shaffer et al., (2012) đã thay thế bằng tỷ số chi phí tài sản trên tổng tài sản. Nó sẽ phản ánh chi phí trung bình của ngân hàng mà nhân viên được hưởng trong khoảng thời gian thường là một năm. Thơng thường, chi phí lao động càng giảm thì lợi nhuận của ngân hàng càng tăng. Tuy nhiên, nếu ngân hàng có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh

doanh thì cần phải gia tăng nhu cầu lao động. Điều này có nghĩa là chi phí lao động tăng giúp gia tăng sức mạnh thị trường để cạnh tranh với đối thủ trong cùng ngành.

Chi phí sử dụng tài sản cố định (PK)

Theo Nguyễn Việt Hùng (2008), tỷ số chi phí hoạt động trên tài sản cố định phản ánh hiệu quả hoạt động của NHTM. Chỉ số này được nhiều tác giả áp dụng khi đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTM bởi lẽ nó biểu thị ngân hàng cần sử dụng bao nhiêu chi phí để tiêu dùng mỗi đơn vị tài sản cố định. Do đó nó cũng phản ánh năng lực của ngân hàng trong việc cân đối giữa thu nhập đầu ra và chi phí đầu vào để đạt được kết quả tối ưu.

Các biến kiểm soát đại diện cho đặc trưng của NHTM

Biến kiểm soát đại diện cho đặc trưng của từng NHTM ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các NHTM bao gồm: tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP); tỷ lệ cho vay ròng trên tổng tài sản phản ánh (LTA); tỷ lệ cho vay trên tổng nguồn vốn đi vay (DTF); tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên cho vay (BR); tổng tài sản (ASS).

Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP)

Theo lý thuyết, vốn chủ sở hữu và tổng tài sản đóng vai trị quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Tỷ lệ này đo lường mức độ an toàn vốn, sự ổn định và lành mạnh của một định chế tài chính phản ánh sự khác biệt về sở thích rủi ro giữa các ngân hàng, nó cũng là cơ sở để ngân hàng xác định giới hạn cấp tín dụng cho khách hàng. Do đó, tỷ số này tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, cũng có nghĩa là ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

Tiền gửi khách hàng trên tổng vốn sẵn sàng cho vay (DTF)

Tỷ lệ này thể hiện tỷ trọng của tiền gửi khách hàng trong nguồn vốn huy động và đánh giá hiệu quả của ngân hàng trong hoạt động huy động. Theo Heffernan và Fu (2008) cho rằng tỷ lệ này phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng bởi vì hoạt động huy động được xem là một trong những hoạt động chủ yếu của ngân hàng.

Dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi (LDR)

Trong nghiên cứu của Montgomery (2004), tỉ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiển gửi có quan hệ đồng biến với rủi ro phá sản của NHTM ở Nhật Bản và Indonesia. Lí giải rằng khi ngân hàng gặp khó khăn thì ngân hàng thường tập trung tăng trưởng tín dụng để tìm kiếm lợi nhuận và có khuynh hướng cho vay những đối tượng có rủi ro cao hơn với lãi suất cho vay cao hơn.Theo Mensi (2009) cho rằng tỉ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi giúp đánh giá thanh khoản đồng thời giúp xác định xu thế cũng như trạng thái thanh khoản ngân hàng trong kì hoạt động.

Dư nợ cho vay trên tổng tài sản (LTA)

Tỷ số này có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm sốt và đánh giá hoạt động tín dụng. Đây chính là chỉ số nhằm ước lượng thu nhập của ngân hàng thu được từ việc quản lý tốt hoạt động tín dụng. Dư nợ tín dụng càng lớn, thu nhập lãi của ngân hàng càng nhiều và từ đó sẽ có tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng cũng tồn tại nhiều rủi ro. Khi tăng trưởng tín dụng tăng nhanh mà chất lượng tín dụng khơng kiểm sốt chặt chẽ sẽ làm gia tăng rủi ro trong việc thu hồi các khoản nợ này. Vì vậy ngân hàng buộc phải sử dụng nguồn trích lập dự phịng để xử lý các khoản nợ không thu hồi được, chi phí của ngân hàng tăng và làm giảm lợi nhuận, giảm năng lực cạnh tranh. Ngồi ra, chỉ số này cịn giúp các nhà phân tích xác định quy mơ hoạt động kinh doanh của ngân hàng, giúp so sánh năng lực cạnh tranh của NHTM với đối thủ.

Tổng tài sản (ASS)

Đây là chỉ tiêu cho thấy số lượng tài sản mà ngân hàng đang sở hữu theo ý kiến của các tác giả Mkrtchyan (2005); Mensi (2009); Pastory và Moshi (2014); Lê Trung Hải (2014). Nó giúp phản ánh quy mơ và vị thế của ngân hàng trong tồn hệ thống.

Các ngân hàng càng lớn có thể đạt được lợi thế kinh tế về quy mơ với chi phí thấp và có tác động gia tăng thu nhập lãi ngân hàng.

Bảng 4.1: Mơ tả các biến của mơ hình nghiên cứu

hiệu Biến Mô tả

Kỳ vọng tác động với IITA IITA Thu nhập lãi trên

tổng tài sản Thu nhập lãi trên tổng tổng tài sản

PF Chi phí vốn đi

vay

Chi phí lãi trên (tiền gửi khách hàng + tiền vay từ TCTD khác + tiền vay trên thị trường tiền tệ)

+

PL Chi phí lao động Chi phí nhân viên trên tổng tài sản +

PK Chi phí sử dụng

TSCĐ Chi phí hoạt động trên TSCĐ +

CAP Vốn chủ sở hữu

trên tổng tài sản Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản -

DTF

Tiền gửi khách hàng trên nguồn vốn có thể cho vay

Tiền gửi khách hàng trên (tiền gửi khách hàng + tiền vay từ TCTD khác + tiền vay trên thị trường tiền tệ)

-

LTA Dư nợ cho vay trên tổng tài sản

Cho vay khách hàng trên tổng tài

sản +

LDR Dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi

Cho vay khách hàng trên tổng tiền

gửi khách hàng -

ASS Tổng tài sản Tổng tài sản +

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Thơng qua mơ hình của Panzar – Rosse (1987), bài luận văn sử dụng phương trình logarit hồi quy áp dụng cho việc nghiên cứu thực nghiệm trong hệ thống NHTM Việt Nam như sau:

(1) Trong đó:

IITA: Thu nhập lãi trên tổng tài sản

PF: chi phí vốn đi vay; PL: chi phí lao động; PK: chi phí sử dụng tài sản cố định

CAP: vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản; DTF: tiền gửi khách hàng trên tổng nguồn vốn có thể cho vay; LDR: dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi; LTA: cho vay khách hàng trên tổng tài sản; ASS: tổng tài sản.

ε là phần dư của phương trình hồi quy (đại diện cho sai số và các biến không xuất hiện trong mơ hình).

Hậu tố i đại diện cho NHTM i và hậu tố t thể hiện năm quan sát t (2007< t < 2014). Chỉ số H được xác định bằng

4.3 Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu

Kết quả thống kê mô tả biến phụ thuộc và biến độc lập sử dụng trong mơ hình hồi quy được trình bày ở bảng 4.2. Thu nhập lãi trên tài sản bình quân của các NHTM Việt Nam là 0,089, biến thiên mạnh từ 0,0315 đến 0,7287 với độ lệch chuẩn là 0,049. Từ đó, ta có thể thấy được có sự chênh lệch khá lớn trong thu nhập đầu ra của các NHTM.

Bảng 4.2: Bảng thống kê mô tả các biến

Mô tả các biến Số quan sát Gía trị nhỏ nhất Gía trị lớn nhất Gía trị trung bình Độ lệch chuẩn IITA 240 0,03141 0,72867 0,08875 0,04905 PF 240 0,02266 0,76540 0,07313 0,05198 PL 240 0,00134 0,03444 0,00749 0,00393 PK 240 0,21394 6,46172 1,52796 1,05995 CAP 240 0,02961 0,61408 0,11647 0,08208 DTF 240 0,19611 0,99592 0,66416 0,16691 LDR 240 0,36329 4,14363 1,00016 0,50359 LTA 240 0,15466 0,93562 0,52133 0,14092 ASS 240 1.575.156 762.869.000 108.740.927,31 147.183.302,98

(Nguồn: Theo kết quả tính tốn của tác giả)

Hệ số tương quan giữa các biến được mô tả ở Bảng 4.3. Kết quả cho thấy hệ số tương quan giữa các biến nghiên cứu là không cao, các chỉ số đều dưới 0,8. Do vậy, khi sử dụng mơ hình hồi quy sẽ ít có khả năng gặp hiện tượng tự tương quan

giữa các biến. Tương tự kết quả của kiểm định của Shaffer et al., (2012), có sự tương quan tương đối cao và cùng chiều giữa lnIITA và lnPF được giải thích bởi vì chi phí vốn đi vay là một chỉ số liên quan chi phí lãi phải trả cho tiền gửi khách hàng và thu nhập lãi trên tổng tài sản (IITA) có mối quan hệ mật thiết lãi nhận được từ khoản cho vay. Lãi tiền gửi và lãi cho vay có tác động qua lại do đó tạo ra tương quan cao giữa lnIITA lnPF. Tuy nhiên, mối tương quan giữa lnIITA, lnPL và lnPC là thấp, như mong đợi.

Bảng 4.3: Ma trận hệ số tương quan

lnIITA lnPF lnPL lnPK lnCAP lnDTF lnLDR lnLTA lnASS lnIITA 1,000 lnPF 0,941 1,000 lnPL 0,580 0,423 1,000 lnPK 0,078 -0,032 0,109 1,000 lnCAP 0,143 0,132 0,236 -0,310 1,000 lnDTF 0,143 0,085 0,278 0,038 -0,130 1,000 lnLDR 0,138 0,091 0,295 -0,212 0,414 -0,550 1,000 lnLTA 0,244 0,134 0,520 -0,179 0,072 0,382 0,511 1,000 lnASS -0,028 -0,095 0,051 0,308 -0,729 0,347 -0,424 0,030 1,000

(Nguồn: Theo kết quả tính tốn của tác giả)

4.4 Kết quả thực nghiệm

4.4.1 Phương pháp tiếp cận cấu trúc

Đo lường mức độ tập trung theo phương pháp tiếp cận cấu trúc gồm hệ số tập trung của các ngân hàng lớn nhất và chỉ số HHI, giúp bài luận văn này có một cái nhìn chi tiết hơn về cấu trúc thị trường đối với việc phân phối thị phần trên 3 phương diện: tổng tài sản, thị phần huy động vốn và thị phần cho vay trong giai đoạn 2007 – 2014. Bảng 4.4 cho thấy số liệu cụ thể của CR4, CR6 và HHI.

Bảng 4.4: Mức độ tập trung của các NHTM Việt Nam

TỔNG TÀI SẢN Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 CR4 43,38% 43,90% 41,76% 35,71% 33,69% 33,02% 33,04% 32,60% CR6 48,55% 49,23% 47,22% 42,62% 41,37% 40,31% 40,49% 39,43% HHI 0,11001 0,11191 0,09625 0,07983 0,07494 0,07963 0,08113 0,08179

CR4 47,30% 47,28% 43,69% 40,68% 38,62% 36,79% 34,80% 33,91%

CR6 51,39% 52,00% 48,38% 45,49% 42,94% 41,49% 39,45% 38,75%

HHI 0,13199 0,13175 0,10887 0,09662 0,09221 0,08867 0,08484 0,08291

CHO VAY Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 CR4 47,94% 49,15% 46,27% 43,29% 41,15% 39,95% 39,62% 38,99% CR6 52,15% 53,78% 51,50% 48,85% 46,87% 45,32% 44,76% 43,47% HHI 0,13933 0,14304 0,12282 0,11043 0,10508 0,10344 0,10212 0,10207

(Nguồn: Theo kết quả tính tốn của tác giả)

Như Bảng 4.4 cho thấy hệ thống NHTM Việt Nam chịu sự chi phối bởi 4 NHTM lớn nhất nhóm ngân hàng có quy mơ lớn chính là Agribank, BIDV, Vietcombank và Vietinbank, tuy nhiên mức độ tập trung này có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2007 - 2014 trên cả 3 phương diện xem xét. Điều này vẫn diễn ra tương tự khi bài luận văn tiếp tục đưa thêm 2 NHTM lớn tiếp theo và được thể hiện qua hệ số tập trung CR6. Sự sụt giảm nhanh chóng trong mức độ tập trung xuất phát từ sự thay đổi đáng kể trong cấu trúc thị trường ngân hàng Việt Nam sau khi chính thức gia nhập WTO vào năm 2007 và bước vào giai đoạn tự do hóa tài chính. Từ ngày 01/04/2007, các tổ chức tín dụng nước ngồi được phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam và thời gian hoạt động cũng được nâng lên tối đa không quá 99 năm so với thời hạn trước đây là 20 năm. Điều này dẫn đến sự quan tâm ngày càng tăng của các nhà đầu tư nước ngoài hoặc ngân hàng nước ngoài đối với thị trường ngân hàng trong nước tạo thành chất xúc tác cho khuyến khích nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng ở Việt Nam. Sự hiện diện của các ngân hàng quốc tế trên thị trường trong nước góp phần vào việc duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng.

Đặc biệt, trong 3 phương diện hoạt động huy động có tốc độ sụt giảm trong mức độ tập trung nhanh nhất trong đó: CR4 và CR6 có tốc độ giảm năm 2014 đạt mức 28,31% và 24,60% so với năm 2007. Điều này cho thấy các NHTM trung bình và nhỏ ngày càng sẵn sàng hơn trong việc thu hút nguồn vốn huy động từ các cá nhân và tổ chức. Chính vì các NHTM quy mơ trung bình và nhỏ mở rộng mạng lưới chi nhánh giúp thu hút khách hàng dễ dàng hơn trong việc huy động và sự phát triển

cao hơn về phí dịch vụ, phí thanh tốn. Ngồi ra, các NHTM quy mơ trung bình và nhỏ thường đưa ra những chính sách ưu đãi và khuyến mãi trong huy động như: miễn phí dịch vụ thanh toán, quà tặng khi gửi tiền cùng với những gói sản phẩm huy động chéo.

Mức độ tập trung của hoạt động cho vay cũng có sự sụt giảm đáng kể trong giai đoạn 2007 - 2014 đối với CR4 giảm từ 47,94% xuống 38,99%, tương tự CR6 giảm từ 52,15% xuống 43,47%. Chứng tỏ các NHTM nhỏ hơn đang dùng nhiều cách thức để lôi kéo khách hàng vay vốn và điều này có thể tiềm tàng nguy cơ rủi ro cho hệ thống NHTM nếu như sự gia tăng khách hàng này là do việc các NHTM đó hạ tiêu chí tín dụng đối với khách hàng của mình.

Trong khi hệ số tập trung CRk chỉ tính thị phần của những NHTM lớn nhất, không quan tâm và xem xét những NHTM còn lại, chỉ số HHI giúp ta khắc phục tính tới thị phần của tất cả các NHTM đang xem xét trong bài luận văn. Sự thay đổi của chỉ số HHI trong giai đoạn 2007 – 2014, một lần nữa giúp ta khẳng định chắc chắn hơn về sự sụt giảm mức độ tập trung của thị trường trên 3 phương diện: tổng tài sản, huy động và cho vay. Điều đáng chú ý, năm 2014, mức độ cạnh tranh được đánh giá cao khi giá trị HHI đều xấp xỉ và nhỏ hơn 0,1.

Tóm lại, sự gia tăng mức độ cạnh tranh trong thị trường ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2007 – 2014 là hệ quả của xu hướng tự do hóa tài chính, giảm thiểu các rào cản đối với NHTM nước ngoài cũng như mức độ tiếp cận sâu rộng hơn của NHTM trong nước vào thị trường tài chính quốc tế (Corvoisier và Cropp, 2002). Bên cạnh đó, nhờ những chính sách quản lý của NHNN khi thực hiện đề án tái cơ cấu của NHTM sau 3 năm triển khai, tạo ra nhiều thương vụ mua bán và sáp nhập thúc đẩy lợi nhuận tăng, mở rộng khối lượng kinh doanh và phát triển cơng nghệ. Với vấn đề này, q trình hợp nhất sẽ thúc đẩy thị trường ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn, mức độ và năng lực cạnh tranh của các NHTM sẽ tăng lên đặc biệt ở khía cạnh chất lượng ngân hàng.

4.4.2 Phương pháp tiếp cận phi cấu trúc 4.4.2.1 Phương pháp nghiên cứu 4.4.2.1 Phương pháp nghiên cứu

Hồi quy mơ hình Pool OLS, FEM và REM

Bài luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu ước lượng hồi quy cho dữ liệu bảng. Căn cứ các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, thơng thường có ba phương pháp được sử dụng phổ biến trong mơ hình hồi quy dữ liệu bảng là: mơ hình ước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)