4.4.2 .1Phương pháp nghiên cứu
5.3 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các NHTM Việt Nam
5.3.2 Nâng cao năng lực công nghệ
Qua phân tích ở chương 4 cho thấy chi phí sử dụng tài sản cố định tác động cùng chiều với thu nhập lãi nghĩa là chi phí này càng tăng thì năng lực cạnh tranh của NHTM càng tăng. Chính vì vậy, hiện nay các NHTM ở Việt Nam phải phát huy và vận dụng được các tiện ích từ tiến bộ của công nghệ đem lại, các NHTM cần phải có biện pháp nâng cao năng lực công nghệ từ đó khẳng định năng lực cạnh tranh của chính bản thân ngân hàng.
Để xây dựng và phát triển công nghệ thông tin cho NHTM hiện đại, trước hết cần xây dựng một chiến lược tổng thể nhằm xác định bước đi phù hợp, lựa chọn giải pháp kỹ thuật công nghệ hợp lý và có các kế hoạch chi tiết cho từng thời kỳ. Điểm mấu chốt là chiến lược công nghệ thông tin trong mỗi NHTM phải phù hợp với chiến lược kinh doanh chung của NHTM cả về chiến lược tổng thể cũng như các chiến lược bộ phận và lộ trình thực hiện. Nhằm tối ưu hóa hiệu quả các chiến lược đem lại cho NHTM, phát triển công nghệ phải là bước làm đầu tiên, tạo cơ sở nền tảng cho phát triển hoạt động kinh doanh.
Chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng tổng thể hướng tới hệ thống giao dịch ngân hàng, hạ tầng mạng và viễn thơng, an tồn và bảo mật dữ liệu và nâng cấp, củng cố hệ thống thông tin báo cáo. Hiện đại hoá hệ thống giao dịch ngân hàng. Tích cực xúc tiến thương mại điện tử và phát triển dịch vụ ngân hàng mới dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng điện tử, tự động.
Thứ nhất, tiếp tục xây dựng, cải tạo, nâng cấp các hệ thống ứng dụng công
nghệ thông tin; triển khai các đề án, dự án phát triển, mở rộng dịch vụ ngân hàng, thanh tốn khơng dùng tiền mặt; thúc đẩy kênh phân phối đưa Mobile Banking trở thành một kênh chính của ngân hàng trong tương lai; tận dụng chức năng trong Core Banking để cung cấp gói sản phẩm, linh hoạt chính sách phí, đầu tư thêm hệ thống về quản lý dòng tiền, chuỗi sản phẩm phân phối, xử lý nợ…
Thứ hai, tăng cường khai thác thông tin khách hàng qua hệ thống mạng xã
hội. Từ đó, phát triển ứng dụng quản lý thơng tin khách hàng thông qua việc vận dụng chức năng CRM (Customer Relationship Management) cơ bản trong Touch Point Sale & Service, thúc đẩy quản lý quan hệ khách hàng và bán chéo, phân khúc giá và phí dịch vụ theo từng nhóm khách hàng.
Thứ ba, mở rộng thực hiện cơng nghệ hóa, số hóa tại các chi nhánh. Nhằm cải
tiến hiệu quả xử lý nghiệp vụ thông qua việc đẩy mạnh khả năng thanh toán, cung cấp chức năng thanh toán trong các lĩnh vực. Cùng với đó là cung cấp cơng cụ để
với thơng tin khách hàng. Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả quản lý thơng tin và kiểm sốt dựa vào kho dữ liệu doanh nghiệp đã xây dựng để thực hiện phân tích thơng tin. Thực hiện quản lý Risk data mart và đánh giá rủi ro theo Basel II, định hướng quản lý tài chính và thơng tin của tập đồn. Cuối cùng, đảm bảo quản trị vận hành hệ thống công nghệ thơng tin thơng suốt, an tồn bảo mật, đáp ứng yêu cầu kinh doanh.
Thứ tư, thường xuyên đào tạo đội ngũ cán bộ, kỹ sư chuyên làm công nghệ
thông tin ngân hàng đủ năng lực thực hiện chuyển giao công nghệ hiện đại và làm chủ được khoa học kỹ thuật, đủ khả năng, trình độ thiết kế và sản xuất những gói phần mềm chuyên dụng cho hoạt động ngân hàng, đảm bảo chất lượng, an toàn. Thường xuyên phổ cập kiến thức công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ ngân hàng đáp ứng yêu cầu của kỹ thuật công nghệ mới, từng bước chuẩn hố về trình độ cơng nghệ thơng tin đối với cán bộ ngân hàng. Duy trì và phát triển nhanh nguồn nhân lực công nghệ thông tin là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ngành ngân hàng. Nguồn nhân lực công nghệ thơng tin ngân hàng ngồi những cán bộ kỹ sư chuyên trách – là hạt nhân chính trong việc quản lý hệ thống và phát triển ứng dụng cần được đào tạo chuyên sâu, còn phải chú ý, chăm lo cho đội ngũ cán bộ nghiệp vụ và cán bộ quản lý – là lực lượng đông đảo khai thác ứng dụng công nghệ thông tin vào tác nghiệp hàng ngày cần được trang bị đầy đủ kiến thức tin học cơ bản và nâng cao để khai thác có hiệu quả các chương trình ứng dụng.
Thứ năm, ưu tiên đầu tư vốn cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin,
đặc biệt là đối với các ngân hàng nhỏ, đang cịn lạc hậu về cơng nghệ. Ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả cao, trước hết phải đặt vấn đề cải tiến, chỉnh sửa các qui trình nghiệp vụ trước khi xây dựng kế hoạch mua sắm trang bị kỹ thuật. Không thể ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả cao trên nền tảng các quy trình kỹ thuật thủ cơng hoặc được chỉnh sửa nửa vời. Với các ngân hàng nhỏ, cần chủ động tìm nguồn vốn phát triển cơng nghệ cho chính mình, hoặc liên kết, hợp tác
với các ngân hàng có trình độ cơng nghệ cao hơn; Tiếp nhận và triển khai có hiệu quả các dự án công nghệ thông tin từ các nguồn tài trợ trong và ngoài nước.