4.4.2 .1Phương pháp nghiên cứu
5.4.2 Khuyến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Để duy trì sự ổn định trong hiệu quả hoạt động cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thì vai trị của NHNN trong việc điều tiết, giám sát hoạt động là vô cùng quan trọng. Trong lộ trình tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam đang diễn ra như hiện nay, vấn đề tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, xử lý nợ xấu và kiểm sốt sở hữu chéo, ứng dụng cơng nghệ trong việc quản lý và thanh tra, giám sát các NHTM là những biện pháp cấp thiết đặt ra cho NHNN.
5.4.2.1 Vấn đề xử lý nợ xấu
NHNN sẽ là trung gian giữa VAMC và các nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài về việc mua bán các khoản nợ xấu.Vấn đề đặt ra là không chỉ dừng ở mua bán các tài sản đảm bảo mà cịn phải có cơ chế, chính sách để thanh lý cả các khoản nợ xấu.
NHNN xây dựng những đề án về việc thành lập thị trường mua bán nợ gửi tới Chính Phủ giúp tạo các cơ sở pháp lý, các biện pháp chế tài cụ thể bởi hiện nay các chế tài chỉ được áp dụng trong nội bộ các ngân hàng khi có nợ xấu xảy ra. Ngồi ra NHNN đề xuất và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để triển khai một số giải pháp hỗ trợ các tổ chức vay vốn, bao gồm những giải pháp: (i) Tích cực phối hợp với các Bộ, ngành phân tích, đánh giá hoạt động của các ngành, lĩnh vực để xây dựng, triển khai các chương trình tín dụng phù hợp, đẩy nhanh tiến độ giải phóng hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh để làm cơ sở
cho các tổ chức tín dụng giảm nợ xấu; (ii) Phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ xây dựng văn bản hướng dẫn các quy định về xử lý tài sản bảo đảm, chỉ đạo xử lý dứt điểm các vụ việc, vụ án có liên quan đến hoạt động ngân hàng để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ, giảm nợ xấu và có cơ sở để mở rộng tín dụng cho nền kinh tế; (iii) Tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp sắp xếp, đổi mới và cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước, tập đồn kinh tế và tổng cơng ty nhà nước gắn với việc xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp này; (iv) Phối hợp với các địa phương hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi nhanh, quản lý chặt chẽ và bảo đảm thị trường này phát triển lành mạnh.
5.4.2.2 Kiểm soát tốt vấn đề sở hữu chéo
NHNN phải có biện pháp để đảm bảo thực hiện nghiêm Luật các tổ chức tín dụng quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phiếu, ngân hàng đầu tư vào một tổ chức kinh tế khác. Tăng cường công tác thanh tra nhằm phát hiện và xử lý các sai phạm về sở hữu nhằm phục vụ cho lợi ích nhóm, đưa ra một mức chế tài đủ mạnh để giới hạn tỷ lệ sở hữu vượt mức cho phép theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.
Cơng cuộc sáp nhập giữa các Ngân hàng không chỉ giúp tăng quy mô hoạt động, mở rộng kênh phân phối mà còn giải quyết phần nào thực trạng sở hữu cổ phần lẫn nhau giữa các NHTM. Tuy nhiên, đối với các NHTM cổ phần yếu kém đã thực hiện việc sáp nhập thì NHNN vẫn phải giám sát chặt chẽ về vốn, mức độ an tồn vốn, tính minh bạch trong hoạt động. Bên cạnh đó giảm tỷ trọng phần vốn nắm giữ của nhà nước đối với các NHTM cổ phần Nhà nước nhằm tạo điều kiện thúc đẩy các ngân hàng đột phá để tạo sự cạnh tranh, thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt minh bạch hơn trong hoạt động quản trị nội bộ.
5.4.2.3 Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hệ thống ngân hàng
NHNN tiếp tục hồn thiện chính sách, văn bản pháp luật theo chuẩn mực quốc tế về phân loại nợ và trích dự phịng rủi ro; các giới hạn cho vay, đầu tư và thanh toán, xác định giá trị các tài sản phi tín dụng, rà sốt vốn thực có của các NHTM để giám sát tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, thực hiện quản trị rủi ro theo Basel II. Thông
hướng tạo môi trường lành mạnh cho các ngân hàng hoạt động theo luật, không tạo ra những rủi ro cho ngân hàng bằng cơ chế chính sách hay các mệnh lệnh hành chính; sử dụng cơ chế giám sát, chế tài để bảo đảm cho các ngân hàng tham gia thị trường tuân thủ “luật chơi” đã quy định. Đây là nền tảng rất quan trọng, đảm bảo cho nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển ổn định và hội nhập hiệu quả.
5.4.2.4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý và thanh tra, giám sát
Nâng cao vai trị quản lý nhà nước trong hoạt động cơng nghệ thông tin ngân hàng; ứng dụng hiệu quả các thành tựu công nghệ thông tin, tăng cường công tác thanh tra, kiểm sốt đảm bảo an tồn, hạn chế rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động ngân hàng; Tăng cường hệ thống an toàn, bảo mật và toàn vẹn dữ liệu ngân hàng; Nâng cấp hệ thống mạng – viễn thông.
Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng, nhất là hệ thống thơng tin quản lý cho tồn bộ hệ thống ngân hàng phục vụ cho công tác điều hành kinh doanh, kiểm soát hoạt động ngân hàng, quản lý vốn tài sản, quản trị rủi ro, quản lý cơng nợ, cơng tác kế tốn, hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa.