4.4.2 .1Phương pháp nghiên cứu
4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu
Bảng 4.5 thể hiện kết quả hồi quy cho thấy: Xét cho cả hệ thống ngân hàng nói chung hay từng nhóm ngân hàng phân loại theo quy mơ nói riêng thì hệ số của các biến đầu vào: chi phí lao động (PL), chi phí vốn đi vay (PF) và chi phí sử dụng tài sản cố định (PK) mang dấu (+) thể hiện mối quan hệ cùng chiều đến thu nhập lãi và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Đồng nghĩa với việc khi chi phí các yếu tố đầu vào tăng sẽ giúp tăng thu nhập lãi của NHTM từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh của NHTM. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu thực nghiệm Hempell (2002); Mkrtchyan (2005) và Bikker và Groeneveld (2012).
Bên cạnh đó, khi thực hiện kiểm định tại 30 NHTM Việt Nam thấy rằng tất cả các biến kiểm sốt đều có ý nghĩa thống kê vì vậy, nó có tác động quan trọng đến thu nhập lãi của ngân hàng.
Biến dư nợ cho vay trên tổng tài sản (LTA): có tác động tích cực đến thu
nhập lãi và có ý nghĩa thống kê đối với tồn ngành và các nhóm NHTM quy mơ lớn và nhỏ. Sự gia tăng trong dư nợ cho vay trên tổng tài sản làm tăng thu nhập lãi phù hợp với kết quả tìm thấy bởi Hempell (2002) và Bikker và Groeneveld (2012). Điều này có thể lý giải rằng việc gia tăng danh mục tín dụng, mở rộng khách hàng là một trong những ưu tiên hàng đầu đối với các NHTM. Đặc biệt, các NHTM quy mô lớn tận dụng được lợi thế công nghệ và quy trình hiện đại để phát triển. Việc tăng trưởng tín dụng quá mức lại làm gia tăng rủi ro tín dụng cho các ngân hàng dẫn đến nợ xấu gia tăng trong thời gian gần đây sau giai đoạn tăng trưởng nóng thiếu sự kiểm sốt ở các NHTM thuộc nhóm trung bình dẫn đến hệ số hồi quy thấp (δ4 = 0,3632504) và khơng có ý nghĩa thống kê. Vì vậy để góp phần gia tăng thu nhập
khả năng thẩm định, khả năng quản lý rủi ro đối với các khoản tín dụng tài trợ cho khách hàng.
Biến vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP): cũng tác động thuận chiều với
thu nhập lãi của các NHTM, đồng nghĩa ngân hàng có vốn chủ sở hữu càng lớn thì càng có thể giảm được chi phí vốn, từ đó có thể tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng phù hợp với kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Lê Trung Hải (2014); Aỗikalin v Sakinỗ (2015). Tuy nhiên nó chỉ có ý nghĩa thống kê đối với NHTM quy mô nhỏ. Điều này rất hợp lý bởi lẽ tỷ lệ vốn chủ sở hữu càng lớn sẽ giúp các ngân hàng có thêm sức mạnh chống lại những thay đổi của kinh tế vĩ mô, nâng cao năng lực tài chính dẫn đến giảm thiểu chi phí phá sản và duy trì hoạt động ổn định, giúp tăng thu nhập cho ngân hàng. Trong khi đó, NHTM quy mơ lớn và trung bình lại có tỷ trọng vốn chủ sở hữu cao và chi phi vốn trung bình ở mức thấp hơn, dẫn đến sự gia tăng chi phí cơ hội khi tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu của NHTM thuộc 2 nhóm này.
Biến tổng tài sản (ASS): thể hiện dấu dương cho thấy có tác động tích cực
đến thu nhập lãi, nghĩa là quy mô tổng tài sản càng lớn, thì thu nhập lãi càng lớn giúp năng cao năng lực cạnh tranh của NHTM trong hệ thống ngân hàng Việt Nam thông qua thể hiện lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Điều này phù hợp với kết quả thực nghiệm của các tác giả: Mkrtchyan (2005); Shaffer et al., (2012) và Lê Trung Hải (2014).
Biến tiền gửi khách hàng trên tổng nguồn vốn có thể cho vay (DTF): tác
động ngược chiều với thu nhập lãi. Điều này có nghĩa, khi tiền gửi khách hàng gia tăng dẫn đến thu nhập lãi giảm phù hợp với kết quả thực nghiệm của Hempell (2002); Bikker và Groeneveld (2012) và Shaffer et al., (2012) Khi tỷ lệ DTF càng lớn, ngân hàng càng có nhiều vốn để tài trợ cho hoạt động tín dụng, tuy nhiên lãi suất tiền gửi khách hàng lại tác động ngược chiều với thu nhập lãi nghĩa là khi huy động càng nhiều ngân hàng phải đối mặt chi phí lãi càng lớn sẽ làm giảm thu nhập lãi của ngân hàng.
Biến dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi (LDR): mang dấu âm có nghĩa tác
động ngược chiều với thu nhập lãi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Mensi (2009). Bởi vì đây là chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh khoản của ngân hàng. Trong hoạt động của ngân hàng, việc duy trì thanh khoản – đáp ứng khả năng chi trả, thanh toán là mục tiêu quan trọng. Tuy nhiên việc duy trì khả năng thanh khoản có thể khiến ngân hàng phải chấp nhận mất một khoản chi phí, và làm giảm thu nhập của ngân hàng. Do đó, trong trường hợp này tỷ lệ LDR tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê ở mức 5% cho tồn ngành và 1% đối với nhóm NHTM quy mơ lớn và nhỏ.
Hệ số H đo lường bằng mơ hình Panzar – Rosse ở cả 4 phân tích số liệu tổng thể và phân tích số liệu phân theo quy mơ ngân hàng đều nhận được giá trị từ 0 đến 1, thể hiện môi trường cạnh trạnh độc quyền tại thị trường ngân hàng Việt Nam.
Kiểm định giả thuyết gốc về thị trường cạnh tranh độc quyền (H = 0) và thị trường cạnh tranh hoàn hảo (H = 1) đều bị bác bỏ với mức độ tin cậy cao. Hệ số H tồn ngành đạt được 0.9055407 với F-test có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, nghĩa là hệ số H càng cao càng thể hiện mức độ cạnh tranh cao trong thị trường. Kết quả này một lần nữa khẳng định kết quả thực nghiệm của phương pháp tiếp cận cấu trúc cho thấy mức độ tập trung thị trường thấp với HHI của tổng tài sản, huy động và cho vay đều nằm ở khoảng 0,01 đến 0,1; đồng nghĩa mức độ cạnh tranh cao trong các NHTM Việt Nam.
Ngồi ra, các NHTM quy mơ trung bình có mức độ cạnh tranh với nhau nhiều hơn so với các NHTM lớn. Trong khi đó các NHTM quy mơ nhỏ lại có mức độ cạnh tranh với nhau thấp hơn so với hai nhóm ngân hàng cịn lại.
Theo Lê Trung Hải (2014), một trong những ưu điểm của việc sử dụng chỉ số H là bên cạnh việc cho biết mức độ cạnh tranh trong thị trường, hệ số này cịn có thể sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của các chủ thể trong thị trường. Hệ số H càng cao thể hiện mức tăng nhiều hơn của thu nhập lãi so với cùng một mức tăng lên của các yếu tố đầu vào. Điều này cho thấy các NHTM nhóm quy mơ lớn có lợi
động nguồn vốn có thể cho vay hay nói cách khác là lợi thế về kinh tế. Bởi vì, các NHTM thuộc nhóm chiếm thị phần nhiều nhất là 4 NHTM có cổ phần nhà nước nên nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ NHNN và các cơ quan quản lý, những NHTM cịn lại trong nhóm vẫn là những NHTM có quy mô về tài sản và vốn chủ sở hữu lớn nên độ tin cậy của khách hàng đối với việc huy động nguồn vốn cũng dễ dàng hơn so với các ngân hàng thuộc 2 nhóm cịn lại.
Tuy nhiên, khi xét về chỉ số H thì nhóm NHTM quy mơ trung bình lại có giá trị cao nhất, đạt ở mức 0.9241995. Mặc dù các NHTM thuộc nhóm này khơng có lợi thế về quy mơ, nhưng lại phát huy được lợi thế về đào tạo, bồi dưỡng nhân viên và sử dụng chi phí vốn cố định lớn hơn để tăng khả năng cạnh tranh của mình. Họ sẵn sàng chấp nhận mức tăng lên của việc đầu tư vào tài sản cố định và nhân viên nhằm mở rộng quy mô hoạt động, phát triển công nghệ ngân hàng và chất lượng dịch vụ từ đó tạo ra mức tăng về thu nhập lớn hơn, tạo lợi thế cạnh tranh cao hơn.
Bảng 4.6: Kết quả tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc
Ký hiệu Biến Tương quan kỳ
vọng của đề tài Tương quan của đề tài
PF Chi phí vốn đi vay + +
PL Chi phí lao động + +
PK Chi phí sử dụng TSCĐ + +
CAP Vốn chủ sở hữu trên tổng tài
sản +/- +
DTF Tiền gửi khách hàng trên
nguồn vốn có thể cho vay +/- -
LTA Dư nợ cho vay trên tổng tài
sản + +
LDR Dư nợ cho vay trên tổng tiền
gửi +/- -
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương 4 sử dụng dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính của 30 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2014 để tiến hành ước lượng mơ hình hồi quy theo mơ hình Panzar – Rosse nhằm đánh giá mức độ cạnh tranh của các NHTM Việt Nam. Bài luận văn thực hiện nghiên cứu định lượng trên hai phương pháp tiếp cận cấu trúc và phi cấu trúc để so sánh và đưa ra kết quả thực nghiệm các NHTM Việt Nam đang hoạt động trong môi trường cạnh tranh độc quyền ( 0,01< HHI < 0,1 và H = 0.9055407). Ngoài ra, bài luận văn còn đánh giá được năng lực cạnh tranh của từng nhóm ngân hàng phân theo quy mô. Tất cả kết quả trên đều được kiểm định thông qua phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) nhằm khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và tương quan chuỗi của hai mô hình hiệu ứng cố định (Fixed Effect) và hiệu ứng ngẫu nhiên (Random Effect).
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM 5.1 Tóm tắt kết quả của đề tài
Kết quả thực nghiệm của bài luận văn trong giai đoạn 2007 - 2014 bác bỏ giả thuyết thị trường độc quyền cũng như thị trường cạnh tranh hoàn hảo của hệ thống ngân hàng Việt Nam, được thể hiện cụ thể qua chỉ số H là 0.9055407 và chỉ số HHI đánh giá mức độ tập trung của ngân hàng nằm giữa 0,01 và 0,1. Kết quả trên củng cố kết quả thực nghiệm của các nghiên cứu trước đó và cho thấy thị trường NHTM Việt Nam đang hoạt động trong cấu trúc thị trường cạnh tranh độc quyền.
Đồng thời, bài luận văn cũng cho thấy có sự khác biệt đáng kể khi so sánh năng lực cạnh tranh của các nhóm ngân hàng phân loại theo quy mơ: NHTM quy mơ trung bình có mức độ cạnh tranh cao hơn so với các NHTM quy mơ lớn và các NHTM quy mơ nhỏ có mức độ cạnh tranh với nhau thấp hơn hai nhóm ngân hàng cịn lại. Ngồi ra nghiên cứu cịn chứng minh rằng một thị trường tập trung sẽ tạo ra một mơi trường ít cạnh tranh hơn. Nó có thể là lý do tại sao các NHTM quy mô lớn ở Việt Nam đang hoạt động trong thị trường ít cạnh tranh hơn là các NHTM quy mô trung bình. Các ngân hàng lớn có sức mạnh độc quyền cho phép họ hành xử như độc quyền hoặc cấu kết với nhau để tạo thành thị trường độc quyền.
Bài luận văn còn xem xét tác động của các yếu tố chi phí đầu vào như: chi phí vốn đi vay, chi phí lao động và chi phí sử dụng tài sản cố định tác động cùng chiều với thu nhập lãi đồng nghĩa với việc khi chi phí đầu vào càng tăng sẽ làm thu nhập lãi tăng từ đó góp phần tăng năng lực cạnh tranh của NHTM. Các yếu tố kiểm soát như: vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, dư nợ cho vay trên tổng tài sản, tổng tài sản tác động cùng chiều với năng lực cạnh tranh, ngược lại, tiền gửi khách hàng trên nguồn vốn có thể cho vay và dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi lại tác động ngược chiều. Từ kết quả tác động của các yếu tố trên giúp bài luận văn đưa ra những gợi ý chính sách và giải pháp cho NHNN và NHTM.
5.2 Đóng góp khoa học của đề tài
Vấn đề đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM hiện nay được rất nhiều tác giả trên thế giới thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm. Bài luận văn có ý nghĩa củng cố kết quả thực nghiệm trước đây và có một số đóng góp nhằm đạt được kết quả nghiên cứu chính xác hơn.
Bài luận văn này sử dụng hai phương pháp phổ biến nhất: phương pháp tiếp cận cấu trúc và phi cấu trúc để xác định cấu trúc thị trường của hệ thống NHTM Việt Nam. Ngoài ra, bài luận văn còn mở rộng việc đánh giá năng lực cạnh tranh trên 30 NHTM nói chung và đánh giá theo từng nhóm ngân hàng dựa trên tính chất quy mơ: quy mơ lớn, trung bình và nhỏ.
Tác giả Lê Trung Hải (2014) đã có bài luận văn về mức độ tập trung và cạnh tranh thị trường tại hệ thống NHTM Việt Nam sử dụng mơ hình hiệu ứng cố định và ngẫu nhiên để đo lường chỉ số H theo mơ hình Panzar – Rosse. Tuy nhiên, khi áp dụng hai mơ hình kể trên phương trình hồi quy vẫn tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi và tương quan chuỗi. Do đó, bài luận văn này tiếp tục mở rộng áp dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) để khắc phục hai hiện tượng trên, giúp kết quả hồi quy chính xác hơn.
Ngồi ra, trong phương trình hồi quy thu nhập rút gọn theo mơ hình Panzar – Rosse, bài viết đưa vào biến kiểm soát tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi (LDR) đặc trưng cho tính thanh khoản của từng ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến tỷ lệ LDR nói trên có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng đến việc đo lường mức độ cạnh tranh của các NHTM.
5.3 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các NHTM Việt Nam 5.3.1 Nâng cao năng lực tài chính 5.3.1 Nâng cao năng lực tài chính
5.3.1.1 Tăng vốn chủ sở hữu
Tăng vốn chủ sở hữu là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo hệ số an toàn vốn tối thiểu theo quy định của NHNN và cũng đảm bảo an toàn cho hoạt động của chính ngân hàng trong q trình hoạt động tín dụng. Vốn tăng sẽ cho phép ngân
phân phối., đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và sau đó vươn xa hơn nữa ra các nước trong khu vực và thế giới.
Biện pháp thực hiện: Giải pháp thứ nhất là sáp nhập ngân hàng mạnh với ngân hàng yếu, để vực dậy các ngân hàng yếu và lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, việc sáp nhập ngân hàng mạnh vào ngân hàng yếu sẽ phát sinh những chi phí nhất định, và có thể làm cho ngân hàng mạnh yếu đi. Giải pháp thứ hai là sáp nhập các ngân hàng mạnh với nhau để tăng tính cạnh tranh và trở thành tập đồn tài chính lớn mạnh, việc sáp nhập sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh với các NHTM lớn có cổ phần của Nhà nước.
Đối với các NHTM nhóm quy mơ lớn và trung bình, việc tăng vốn chủ sở hữu cần thực hiện các giải pháp như sau: Thứ nhất, chuyển các khoản nợ xấu thành vốn cổ phần bằng cách đàm phán với khách hàng, xác định nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, từ nguyên nhân đã xác định, ngân hàng sẽ xem xét các khoản nợ cịn có thể thu hồi nhưng ở giai đoạn này tạm thời chưa thu hồi được thì sẽ thương thảo với khách hàng để chuyển thành vốn góp hoặc cổ phần. Thứ hai, tăng vốn điều lệ bằng cách ngân hàng phát hành cổ phiếu bổ sung, tăng vốn từ các cổ đơng, thành viên góp vốn hiện hành và các chủ đầu tư trong nước lẫn nước ngoài.
Đối với các NHTM nhóm quy mơ nhỏ việc tăng vốn chủ sở hữu cần thực hiện các giải pháp như sau: Thứ nhất, sáp nhập hợp nhất các ngân hàng sẽ làm cho quy mô vốn của các ngân hàng sẽ tăng. Tuy nhiên khi thực hiện giải pháp này cũng cần xem xét nguyện vọng của các Ngân hàng như thế nào mục đích giúp cho việc sáp nhập mang lại hiệu quả cao nhất. Thứ hai, bán nợ để thu hồi vốn bằng cáchsau khi sáp nhập các ngân hàng sẽ rà soát lại nợ xấu và tiến hành bán các khoản nợ xấu này cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), từ đó củng