CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.4 KINH NGHIỆM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MỘT SỐ
1.4.2 CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG
Là công ty dẫn đầu ngành công nghiệp dược Việt Nam suốt 17 năm liền từ năm 1996. Tốc độ tăng trưởng của Dược Hậu Giang nhìn chung cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường thuốc sản xuất trong nước.... và vượt trội so với các doanh nghiệp dược khác trong nước. Các chiến lược Dược Hậu Giang đề ra đến năm 2020 là:
Tăng sản lượng, giải quyết công ăn việc làm, đầu tư mũi nhọn vào hoạt động xuất khẩu và khoa học kỹ thuật, nghiên cứu phát triển.
Thu hút đầu tư nước ngồi, hợp tác gia cơng, liên doanh liên kết.
Đa dạng hóa nguồn hàng kinh doanh (nguyên liệu, hàng ngoại độc quyền) từ lợi thế hệ thống phân phối.
Đầu tư mạnh cho hoạt động Marketing, sử dụng công cụ “kéo” để tăng sản lượng, tăng thị phần dược phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu, tăng khách hàng nhỏ để giảm rủi ro.
Tái cơ cấu, hoàn thiện tổ chức và hệ thống quản trị trên nguyên tắc hiệu quả và chuyên nghiệp.
kết, đặt sự phát triển lâu dài ổn định của Dược Hậu Giang lên trên mọi lợi ích.
Để đạt được các chiến lược đề ra cũng như là nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty ngày càng vững mạnh trên thị trường dược phẩm trong nước, Dược Hậu Giang đang và sẽ tiếp tục áp dụng các giải pháp sau:
Đổi mới, hoàn thiện nguồn nhân lực: Nhằm phát triển ổn định và có chất
lượng thông qua các chính sách lương thưởng, thăng tiến, chăm sóc sức khoẻ, đào tạo nâng cao tay nghề chuyên sâu…
Đổi mới hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hệ thống quản trị: bằng các quy chế
phù hợp, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý thông tin. Triển khai giải pháp truyền thông hợp nhất, trang bị PDA cho nhân viên bán hàng. Hoàn thiện các phần mềm phục vụ khách hàng bệnh viện.
Mở rộng định hướng hợp tác: thu hút đối tác bên ngồi hợp tác gia cơng, sản
xuất nhằm khai thác hết công suất 2 nhà máy. Khai thác hiệu quả lợi thế hệ thống bán hàng thông qua việc hợp tác phân phối độc quyền nhiều sản phẩm của các đối tác nước ngoài trong ngành dược, qua đó Dược Hậu Giang cũng nhằm học tập từ các đối tác phù hợp, nâng cao vị thế doanh nghiệp với các tập đoàn dược phẩm lớn trên thế giới cụ thể là các nước Châu Á.
Đầu tư mũi nhọn xuất khẩu và khoa học kỹ thuật:
- Đầu tư cho nguồn nhân lực, tài chính, Marketing cho xuất khẩu.
- Phát triển xuất khẩu theo định hướng mở rộng hợp tác, nhận gia công và thông qua mối quan hệ với các nhà cung ứng nguyên liệu, cổ đông, nhà đầu tư.
Marketing đẩy mạnh truyền thông theo chiến lược kéo:
- Tập trung ngân sách Marketing cho một số nhãn hàng có lợi thế cạnh tranh. - Xây dựng phương án tăng khách hàng nhỏ, giữ khách hàng lớn – đảm bảo
tăng doanh thu nhưng hạn chế rủi ro phụ thuộc và nguy cơ mất nợ.
- Tiếp tục khai thác dự án kinh doanh thực phẩm chức năng; kinh doanh hàng ngoài hệ thống và phân phối độc quyền.
- Phấn đấu tăng danh mục sản phẩm trong top 200 sản phẩm có doanh số cao nhất tại Việt Nam.
Nâng cao năng lực sản xuất:
- Ngân sách cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm sẽ được tài trợ thêm hằng năm thông qua việc trích lập Quỹ khoa học công nghệ từ lợi nhuận hằng năm.
- Quy hoạch lại khu nhà máy hiện tại, tách biệt các dây chuyền thực phẩm chức năng, dược phẩm, dược liệu.
1.4.3. Bài học vận dụng đối với công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Y Tế Domesco
Qua phân tích kinh nghiệm tăng cường năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp dược Việt Nam nêu trên, có thể học hỏi kinh nghiệm và rút ra bài học vận dụng đối với Domesco trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh như sau:
Kết hợp hài hoà các mục tiêu: trong đó có các ưu tiên hợp lý trong từng giai
đoạn phát triển. Đặc biệt quan tâm đến việc đổi mới mô hình tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế song song với xây dựng cơ chế quản lý, điều hành trong nội bộ một cách linh hoạt, thích ứng nhanh với môi trường cạnh tranh.
Về đào tạo nguồn nhân lực cần: Tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực
nhất là trong lĩnh vực kinh doanh trực tiếp; tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đào tạo, tăng cường đào tạo theo nghiệp vụ, phát triển các cán bộ có tiềm năng; tuyển dụng và thu hút nhân sự có trình độ chun mơn cao.
Đối với cơng tác sản xuất, kinh doanh: Duy trì và thúc đẩy sản xuất, kinh
doanh. Tập trung sản xuất các mặt hàng có giá trị cao, doanh số lớn. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tăng cường tìm kiếm thị trường mới cả trong nước và xuất khẩu.
Không ngừng đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ: áp dụng công nghệ mới và công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh dược phẩm. Đẩy mạnh
việc nghiên cứu các loại thuốc mới, thuốc có hàm lượng cơng nghệ cao, thuốc có hiệu quả kinh tế cao từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu từ dược liệu trong nước trên cơ sở kết hợp tốt giữa cơ sở nghiên cứu với cơ sở sản xuất.
Nâng cao chất lượng - hiệu quả cơng tác quản lý tài chính: Đảm bảo an tồn
vốn và tài sản doanh nghiệp, duy trì khả năng thanh tốn tốt. Đảm bảo thơng tin quản lý, phục vụ quản trị và cơng bố thơng tin. Tăng cường tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Tóm tắt chương 1
Chương 1 đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của một số tác giả trong nước và thế giới từ đó rút ra khái niệm tăng cường năng lực cạnh tranh của Domesco. Trong chương này, luận văn cũng đã phân tích, rút ra các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó làm căn cứ để phân tích năng lực cạnh tranh Domesco. Ngoài ra, qua việc nghiên cứu và phân tích các kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp dược trong nước đã đúc kết được các bài học thành công của từng doanh nghiệp làm căn cứ đề xuất bài học cho Domesco. Kết quả nghiên cứu của chương 1 là căn cứ quan trọng để phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của Domesco theo các yếu tố ảnh hưởng, yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Domesco có so sánh với các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường dược phẩm trong giai đoạn vừa qua từ đó đề xuất ra các giải pháp quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của Domesco đến năm 2020.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ DOMESCO