CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨ UY TẾ DOMESCO
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển
Cơng ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Y Tế Domesco tiền thân là Công ty Vật tư Thiết bị Y tế - doanh nghiệp Nhà Nước thành lập năm 1985 và trực thuộc Sở Y Tế tỉnh Đồng Tháp.
Qua nhiều lần chuyển đổi, năm 2004 cơng ty thực hiện cổ phần hóa và hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh lần đầu số 5103000015 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp cấp ngày 30/12/2003. Ngày 01/01/2004, Cơng ty được cổ phần hóa với tên gọi là Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Y Tế DOMESCO hoạt động theo Luật Doanh nghiệp với vốn điều lệ là 60.000.000.000 đồng.
Sau 4 lần tăng vốn điều lệ, đến năm 2009 công ty đã tăng vốn lên 178.093.360.000 đồng bằng phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu từ nguồn Quỹ đầu tư phát triển.
Công ty đã đăng ký sửa đổi bổ sung giấy phép đăng ký kinh doanh lần thứ 29 và được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp cấp ngày 28/10/2011 với ngành nghề kinh doanh chính là: sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thuốc, nguyên liệu, phụ liệu dùng làm thuốc cho người, hoá chất xét nghiệm, vắcxin, sinh phẩm dùng cho người, động vật và thực vật.
Địa chỉ: 66 Quốc lộ 30 - phường Mỹ Phú - thành phố Cao Lãnh - tỉnh Đồng Tháp Điện thoại: 067 3852278 – 3859370
Fax: 067 3851270
Email: Domesco@Domesco.com Website: www.Domesco.com.vn
Tầm nhìn: Trở thành tập đồn uy tín, vững mạnh trong khu vực và thế giới về cung
cấp cho cộng đồng những sản phẩm chất lượng.
Sứ mệnh: Chăm sóc và nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng. Lĩnh vực hoạt động:
Ngành, nghề kinh doanh chính của cơng ty Domesco là sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thuốc, nguyên liệu, phụ liệu dùng làm thuốc cho người; các loại bao bì dược phẩm, thực phẩm, vật tư y tế, trang thiết bị, dụng cụ y tế ngành y, dược và các ngành khoa học kỹ thuật khác... ;sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu nước hoa, các loại mỹ phẩm từ nguồn nguyên liệu trong nước và nhập khẩu.
Hiện tại cơng ty sản xuất 3 nhóm sản phẩm chính : sản phẩm hóa dược, sản phẩm dược liệu và sản phẩm dinh dưỡng. Xét về tính năng điều trị, công ty sản xuất các loại thuốc chủ yếu bao gồm nhóm thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, nhóm thuốc đặc trị, thuốc bổ và nhóm thực phẩm.
2.1.2. Cơ cấu nhân sự và tổ chức của công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Domesco Domesco
Cơ cấu nhân sự
Số lượng cán bộ, nhân viên là 1288 người tính đến hết ngày 31/12/2012. Cơ cấu nhân sự theo trình độ năm 2012 với 27.33% nhân viên có trình độ từ đại học trở lên. Trong đó khối cơng nghiệp chiếm nhiều nhất 45% và khối kinh doanh chiếm 38.40%.
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
TỔNG GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SỐT
KHỐI TÀI CHÍNH- KẾ TỐN KHỐI NHÂN SỰ
KHỐI KINH DOANH PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHĨ TỔNG GIÁM ĐỐC PHĨ TỔNG GIÁM ĐỐC
KHỐI CƠNG NGHIỆP
Kinh doanh nội địa
và quốc tế Nghiên cứu và phát triển
Tài chính-Quản trị
Kiểm tra chất lượng Marketing, nghiên cứu thị trường Kế tốn Nhân sự Văn phịng điều hành Hành chánh nghiệp vụ kinh doanh Tổng kho điều vận Kỹ thuật sản xuất Quản lý hệ thống Hệ thống sản xuất
Kiểm tra nội bộ
Công nghệ thông tin Đảm bảo chất lượng
Đăng ký và quản lý sản phẩm
2.1.3. Tổng quan về kết quả kinh doanh của công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Y Tế Domesco giai đoạn 2010-2013 Y Tế Domesco giai đoạn 2010-2013
Năm 2012, lợi nhuận gộp đạt hơn 391,6 tỷ đồng đạt 98,84% so với kế hoạch, tăng 4,81% so với cùng kỳ. Cơ cấu lợi nhuận theo nhóm hàng, trong đó hàng tự sản xuất chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm trên 90% tổng lợi nhuận gộp vì vậy sự dịch chuyển tăng tỷ trọng doanh thu hàng tự sản xuất đã duy trì và tăng tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty ngày càng cao và tỷ suất lợi nhuận sau thuế cũng tăng cao. Cùng với việc gia tăng lợi nhuận gộp, lợi nhuận sau thuế đạt 101,69% kế hoạch tương đương 90,12 tỷ đồng tăng 13,90% so với cùng kỳ.
Bảng 2.1. Doanh thu theo nhóm hàng
Đơn vị tính: tỷ đồng. NHĨM HÀNG Thực hiện 2011 Chỉ tiêu 2012 Thực hiện 2012 So chỉ tiêu So cùng kỳ TỔNG CỘNG 1.132,056 1.256,582 1.259,927 100,27% 111,30% DOANH THU KINH DOANH 334.499 351.843 358.137 101.79% 107.07% - Nguyên liệu 76,738 78,000 85,843 110,06% 111,87% -Trang thiết bị - dụng cụ y tế 45,320 25,000 26,884 107,54% 59,32% - Kinh doanh nhập khẩu trực tiếp 36,815 33,700 26,109 77,47% 70,92% - Kinh doanh nhập khẩu uỷ thác 77,232 122,943 120,666 98,15% 156,24% - Mua bán 86,534 82,000 84,937 103,58% 98,15% - Xuất khẩu 7,251 6,000 8,237 137,28% 113,59% - Dịch vụ 4,609 4,200 5,461 130,00% 118,47% DOANH THU HÀNG SẢN XUẤT 797,557 904,739 901,789 99,67% 113,07% - Nội địa 779,163 857,589 877,612 102,33% 112,64% - Xuất khẩu 18,394 47,150 24,177 51,28% 131,44%
(Nguồn: Báo cáo thường niên DMC, 2012) Công ty đã đạt và vượt chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận sau thuế do Đại hội Cổ đông đề ra. Tổng doanh thu thuần đạt 100,27%, riêng cơ cấu hàng sản xuất là
71,57% (chỉ tiêu 72%). So với cùng kỳ thì các chỉ tiêu đều vượt, đặc biệt là doanh thu thuần vượt 11,30%, trong đó doanh thu hàng sản xuất vượt 13,07% Cơ cấu tạo doanh thu từ nhiều nhóm hàng, trong đó hàng tự sản xuất chiếm tỷ trọng cao nhất 71,57% trong năm 2012. Lợi nhuận đem lại từ nhóm hàng này chiếm trên 90% tổng lợi nhuận gộp, do đó sự dịch chuyển tăng tỷ trọng doanh thu hàng tự sản xuất đã làm tăng tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty ngày càng cao cùng tỷ suất lợi nhuận sau thuế cũng tăng cao. Nhóm có tỷ trọng thấp nhất là nhóm trang thiết bị dụng cụ y tế chiếm 2,13% năm 2012, giảm đáng kể so với năm 2011 là 4%.
Hình 2.2. Doanh thu theo nhóm hàng 2012
(Nguồn: Báo cáo thường niên DMC, 2012) Năm 2012, sản lượng bán ra của hàng sản xuất tăng mạnh so với cùng kỳ là 15,88% và doanh thu chung của hàng sản xuất tăng 13,07% là nét nổi bật chính. Kết quả hoạt động kinh doanh của Domesco đánh dấu sự tiếp tục tăng trưởng về doanh thu so với năm 2011 của các nhóm sản phẩm chủ lực. Trong đó, nổi bật là nhóm thuốc thuốc tim mạch 32,30%, thuốc tác dụng trên hơ hấp 55,20%, nhóm Hormon và nội tiết tố tăng 35,16%. Điều này chứng tỏ mặc dù trong thời kỳ suy thoái kinh tế và các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh tràn ngập trên thị trường, các sản phẩm chủ lực của công ty vẫn được người tiêu dùng chấp nhận và tiêu thụ mạnh. Nguyên liệu 7% Trang thiết bị dụng cụ y tế 2% Nhập khẩu trực tiếp và uỷ thác 12% Thương mại và dịch vụ 8% Hàng tự sản xuất 71%
Tính đến thời điểm 30/06/2013, có 395 sản phẩm được cấp số đăng ký: Hóa dược: 319 sản phẩm, dược liệu: 26 sản phẩm, thực phẩm chức năng: 44 sản phẩm, mỹ phẩm: 2 sản phẩm, thực phẩm chức năng nhập khẩu: 4 sản phẩm.
Tổng số hoạt chất chính sử dụng: 298 hoạt chất (Hóa dược: 187; Dược liệu: 32; TP-TPCN: 74; Mỹ phẩm: 5).
Hoạt động kinh doanh nội địa
Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý Dược, năm 2012 tổng trị giá thuốc sử dụng trong cả nước đạt 1,938 tỉ USD, trong đó thuốc sản xuất trong nước là 950 triệu USD, công ty Domesco chiếm 2,95% thị phần về giá trị thuốc sản xuất trong nước và 3,59% về hàng sản xuất trong nước. Trong đó, thị trường chủ yếu của cơng ty vẫn tập trung tại ba khu vực là đồng bằng Sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh và Miền Bắc, chiếm hơn 76% tổng doanh thu.
Trong năm 2013, công ty đã thành công trong việc mở rộng thị phần tại các tỉnh phía Bắc và duy trì thị phần tại các thị trường truyền thống là đồng bằng Sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù phải chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các đối thủ cùng ngành.
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu
Xuất khẩu tăng 32,21% so cùng kỳ, các nhóm hàng đều tăng, đặc biệt doanh thu dược liệu tăng 69,31%. Thị trường Myanmar, Philipines đã ổn định và có kế hoạch nhập hàng từ đầu năm nên việc chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu được thuận lợi. Danh mục sản phẩm có số visa mỗi năm đều tăng, doanh số tăng theo.
Có 83 mặt hàng có visa xuất khẩu qua 08 nước như Philipines, Myanmar, Lào, Nhật, Kampuchia, Nigeria… trong đó có 10 mặt hàng có nguồn gốc từ thảo dược; 27 mặt hàng có visa qua các nước Châu Phi như Gabon, Togo, Congo và Benin.
Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2012 của công ty tuy triển khai thực hiện trong điều kiện nền kinh tế có nhiều khó khăn và thách thức,
nhưng cơng ty đã hồn thành các chỉ tiêu được giao. Về cơ bản công ty đã đạt và vượt chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận sau thuế do Đại hội Cổ đông đề ra.
2.2. Phân tích những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Y Tế Domesco
2.2.1. Phân tích mơi trường vĩ mô
2.2.1.1. Sự ảnh hưởng của yếu tố kinh tế
Tốc độ tăng trưởng ngành dược thế giới có xu hướng chậm dần về mức 5-7% /năm, ngành dược trong nước vẫn duy trì tốt ở mức hai con số trong suốt 10 năm qua. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đang giảm dần.
Một trong những yếu tố tác động đến tốc độ tăng trưởng ngành dược Việt Nam là mức chi tiêu thuốc bình quân đầu người vẫn ở mức thấp so với mức chi tiêu thuốc bình quân đầu người của các nước lân cận.
Từ năm 2013 thuế nhập khẩu dược phẩm đã giảm từ 5% xuống còn 2,5% làm gia tăng khoảng 10-20% đầu thuốc nước ngoài tại Việt Nam. Điều đó đồng nghĩa sự cạnh tranh trên thị trường dược phẩm, đặc biệt là ở phân khúc sản xuất các sản phẩm dược phẩm phổ thông sẽ ngày càng gay gắt. Những cam kết này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài và tạo áp lực cạnh tranh cao cho các hãng dược trong nước. Tuy nhiên, mở cửa kinh tế cũng tạo điều kiện cho các công ty trong nước hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài trong việc mở rộng sản xuất và chuyển giao công nghệ.
Chỉ số giá thuốc chỉ tăng trung bình gần 7% trong 10 năm qua, trong khi chỉ số CPI chung trên toàn thị trường đã tăng lên đến 9,10%. Mức độ tăng giá nhóm mặt hàng dược phẩm ln thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng CPI.
Từ đầu năm 2013, các yếu tố chi phí sản xuất của các ngành cơng nghiệp nói chung đã tăng đáng kể. Việc tăng giá xăng, dầu, điện, cộng thêm tình hình lạm phát ln ở mức cao, khiến chi phí sản xuất trung bình 6 tháng đầu năm 2013 đã tăng từ 5-7% so với cùng kỳ năm trước.
Do Việt Nam nhập khẩu 50% dược phẩm tiêu thụ và hơn 90% nguyên phụ liệu đầu vào nên sự biến động tỷ giá ngoại tệ và giá nguyên phụ liệu dược trên thế giới ảnh hưởng mạnh đến giá bán tại thị trường Việt Nam. Nhận thấy giá USD tăng khá cao trong thời kỳ 2008-2011 (bình quân tăng 6,91%/năm), đã chậm lại khá nhanh và ở mức thấp trong năm 2012 (so với tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân 9,21%); trong 8 tháng đầu năm 2013, mặc dù đã 3 lần “nổi sóng” nhẹ, làm cho giá USD tháng 8-2013 so với tháng 12-2012 tăng 1,59%; giá USD vẫn tăng tương đối thấp so với giá tiêu dùng (bình quân tăng 0,43% so với bình quân tăng 6,9%) (Trung Tâm Thông Tin Công nghiệp và Thương Mại - Bộ Công Thương, 2013).
Yếu tố nguyên phụ liệu, tỷ giá và lãi suất trong năm tới dự báo sẽ khơng có nhiều biến động nên lợi nhuận của các doanh nghiệp dược phẩm vẫn tăng trưởng ổn định.
Thuận lợi từ cam kết WTO:
- Môi trường đầu tư: Mang lại cho các ngành kinh tế nói chung và ngành dược nói riêng một mơi trường đầu tư, kinh doanh thơng thống, minh bạch và thuận lợi hơn; được tiếp cận với nhiều thị trường lớn, đa dạng với các điều kiện kinh doanh, cạnh tranh công bằng.
- Cơng nghệ: Ngành dược Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi trong tiếp cận với các đối tác kinh doanh để hợp tác sản xuất, chuyển giao công nghệ.
- Vốn: Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, công nghiệp dược phẩm là một lĩnh vực thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động tăng mạnh. Do vậy, ngành dược sẽ đón một lượng vốn đầu tư lớn từ sự gia nhập của các tập đoàn dược phẩm nước ngồi vào Việt Nam.
Khó khăn từ cam kết WTO:
- Năng lực cạnh tranh: Năng lực cạnh tranh của ngành dược Việt Nam còn thấp, ngành dược Việt Nam chỉ mới sản xuất được thuốc generic phổ thông, xuất khẩu được một số dược phẩm, đa số phải nhập khẩu.
- Các quy định về sở hữu trí tuệ: Sở hữu trí tuệ cũng là một thách thức cho ngành dược khi Việt Nam gia nhập WTO. Tự do hóa sẽ làm gia tăng các nguy cơ tranh chấp pháp lý về quyền sở hữu công nghiệp giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài. Khi gia nhập WTO, ngành dược Việt Nam phải cam kết bảo mật dữ liệu thử nghiệm lâm sàng có trong hồ sơ đăng ký của các thuốc mới trong thời hạn 5 năm.
- Vốn: Tiền thân của các doanh nghiệp dược là các xí nghiệp với quy mơ vừa và nhỏ. Khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp này sẽ phải đối đầu với các tập đoàn dược phẩm nước ngồi với tiềm lực tài chính mạnh.
- Kỹ thuật công nghệ: Trình độ kỹ thuật công nghệ sản xuất thuốc của Việt Nam còn thấp, vẫn dựa vào bào chế các thuốc gốc là chủ yếu, chưa có khả năng sản xuất thuốc có hàm lượng cơng nghệ cao. Thêm vào đó, hoạt động nghiên cứu và phát triển chưa được chú trọng và đầu tư hợp lý.
- Hàng rào thuế quan: Giảm thuế nhập khẩu là thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất dược trong nước trong việc cạnh tranh với thuốc nhập khẩu từ nước ngoài. Các nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu sẽ được miễm giảm đến 0% tạo điều kiệm giảm chi phí giá vốn, tuy nhiên cũng ảnh hưởng đến một số doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu của Việt Nam.
2.2.1.2. Sự ảnh hưởng của yếu tố chính trị và pháp luật
Việt Nam là một trong những nước có nền chính trị ổn định, quan hệ kinh tế ngày càng mở rộng với nhiều nước trên thế giới. Chính phủ Việt nam cam kết mạnh mẽ q trình phát triển kinh tế với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước chủ đạo theo định hướng xã hội chủ nghĩa… từng bước hoàn thiện các bộ luật để xây dựng Nhà nước pháp quyền, do dân, vì dân.
Hỗ trợ từ Chính phủ
Hiện nay, Chính phủ có chủ trương phát triển ngành dược nội địa thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn quốc gia. Tuy nhiên theo hệ thống cấp bậc phát triển ngành dược phẩm của WHO, ngành dược Việt Nam chỉ được đánh giá ở cấp độ thấp. Trong đó khó khăn lớn nhất của ngành là chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu dược phục vụ cho chính nhu cầu sản xuất trong nước. Để giải quyết vấn đề trên, Nhà nước đã quy hoạch chi tiết phát triển công nghiệp dược đến năm 2020 nhằm đảm bảo sản lượng sản xuất thuốc trong nước đáp ứng được 70% tổng giá trị tiền thuốc vào năm 2020 và 80% vào năm 2030 (Bộ Y Tế, 2010).
Chính sách Bảo hiểm xã hội ưu tiên thanh toán cho thuốc sản xuất trong nước theo Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh ưu tiên xét chọn trúng thầu mặt hàng thuốc sản xuất trong nước có chất lượng tương đương và giá khơng cao hơn thuốc nhập khẩu tại thời điểm đấu thầu. Bằng hàng rào kỹ thuật cho phép, Bộ Y tế ban hành theo thẩm quyền các chính sách