Thảo luận kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố đặc điểm nhân cách ảnh hưởng đến gắn kết của người tiêu dùng trên các trang facebook của thương hiệu tại thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 62)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Thảo luận kết quả

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong q trình kiểm định thang đo có một biến quan sát khơng đạt yêu cầu, đó là biến A4 (Tơi thấy bản thân tơi là người thường đứng giữa những ý kiến đối lập, không theo hay phụ thuộc vào bên nào), với hệ số tương quan biến tổng = 0.279 bé hơn 0.3) nên đã loại biến này trong quá trình phân tích nhân tố.Việc loại biến này không ảnh hưởng nhiều đến thang đo Dễ chịu vì thang đo này có tới 6 biến quan sát để giải thích cho khái niệm.

Theo như kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu (Bảng 4.11), đặc điểm Hướng ngoại tác động dương đến cách thức tương tác Phát sóng và Giao tiếp nhưng theo giả thuyết đặt ra ban đầu Hướng ngoại tác động dương đến cách thức Phát sóng và tác động âm đến cách thức Giao tiếp. Tác giả đặt ra giả thuyết như vậy dựa trên các nghiên cứu trước đây đặc biệt là nghiên cứu của (Kabadayi & Price, 2014). Trong nghiên cứu của (Kabadayi & Price, 2014) chỉ đề cập đến 3 loại nhân cách phổ biến trong việc tham gia mạng xã hội, đó là Hướng ngoại, Tâm lý bất ổn, Sẵn sàng trải nghiệm nhưng theo lý thuyết về nhân cách của (McCrae và Costa,1992a, 1992b) thì tồn tại 5 đặc điểm nhân cách, và khi tiến hành kiểm định tại Việt Nam, hai nhân cách Dễ chịu và Tận tâm vẫn tồn tại trong hành vi sử dụng mạng xã hội, cụ

thể Dễ chịu tương quan dương đến cách thức tương tác Phát sóng và Tận tâm tương quan âm với cách thức Giao tiếp, và điều này cũng khác so với nghiên cứu của (Ross và cộng sự , 2009) và (Correa và cộng sự 2010), trong nghiên cứu của hai ơng thì Dễ chịu và Tận tâm khơng có tác động trong hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook. Hơn nữa, để giải thích cho việc nhân cách Hướng ngoại tương quan dương đến cả Phát sóng lẫn Giao tiếp, tác giả đã quay lại kết quả định tính ban đầu thì có một ý kiến cho rằng, mặc dù là người hướng ngoại nhưng họ vẫn không thể hiện nhiều về bản thân trên Facebook, có thể do gần đây báo chí Việt Nam thường đăng tin những điều tiêu cực về Facebook. Vì thế, mặc dù mang nhân cách hướng ngoại nhưng họ vẫn chọn kiểu tương tác Giao tiếp, và một số người hướng ngoại khác vẫn chọn kiểu tương tác Phát sóng. Vì vậy, với sự khác nhau về đặc điểm văn hóa, xã hội làm cho kết quả nghiên cứu khác đi so với nghiên cứu của (Kabadayi & Price, 2014).

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Chương này tác giả đã trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm: Mô tả đặc điểm mẫu khảo sát, kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha, EFA và sau đó là kiểm định các giả thuyết nghiên cứu bằng cách phân tích tương quan, phân tích hồi qui bội và cuối cùng là thảo luận kết quả nghiên cứu.

Chương tiếp theo sẽ tóm tắt kết quả nghiên cứu, đưa ra một số hàm ý quản trị, hạn chế của đề tài cũng như hướng nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố đặc điểm nhân cách ảnh hưởng đến gắn kết của người tiêu dùng trên các trang facebook của thương hiệu tại thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)