Thời gian vừa qua đã có nhiều tác giả trong nước nghiên cứu về hiệu quả đầu tư ở Việt Nam, trong đó có một số bài viết tập trung vào nghiên cứu thực trạng và đánh giá hiệu quả đầu tư cơng nói chung. Hầu hết các tác giả đều đưa ra kết luận là hiệu quả đầu tư cơng ở Việt Nam cịn thấp.
Nguyễn Anh Tuấn (2010) đã trình bày kết quả kiểm tốn các dự án đầu tư công ở Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010. Kết quả kiểm toán cho thấy trong thời gian này về cơ bản các khoản đầu tư công đã mang lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, góp phần nâng cao mức sống cho người dân, việc thực hiện đầu tư cơng có tính ưu tiên cho các dự án trọng điểm và các vùng khó khăn. Tuy nhiên việc đầu tư cơng vẫn cịn nhiều hạn chế như sau: công tác quy hoạch và dự báo cịn yếu kém và hạn chế gây lãng phí trong đầu tư, chất lượng cơng tác lập và thẩm định dự án cịn thấp; cơng tác khảo sát thiết kế khơng được thực hiện tốt; q trình chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt dự án còn chậm trễ làm kéo dài thời gian thực hiện dự án; đền bù sai quy định và chậm trễ; bố trí VĐT dàn trải và sai quy định; công tác lựa chọn nhà thầu không được thực hiện tốt, khơng loại bỏ chi phí thừa, nhiều nhà thầu khơng đủ tiêu chuẩn vẫn lựa chọn; thi công không đúng thiết kế, nghiệm thu sai quy định.
Nghiên cứu của Viện chiến lược và chính sách tài chính (2012) cho thấy trong giai đoạn 2001-2010, đầu tư cơng ở Việt nam có vai trị rất quan trọng trong duy trì và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô. Mặc dù vậy, đầu tư cơng ở Việt Nam vẫn cịn hạn chế như sau chưa phát huy được vai trò thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế khác; đầu tư công vẫn tập trung vào nhiều ngành, lĩnh vực mà khu vực tư nhân có khả năng đầu tư; khơng có các tiêu chí cụ thể xác định tính ưu tiên của các dự án dẫn tới đầu tư dàn trãi gây thất thốt, lãng phí; chất lượng xây dựng và thực hiện quy hoạch ở nhiều ngành và lĩnh vực còn thấp; mặc dù đầu tư công ở mức cao nhưng không tập trung được nguồn lực để đầu tư cho các dự án hạ tầng quan trọng có tác dụng lan tỏa để phát triển kinh tế - xã hội.
Nhằm làm rõ hơn vấn đề, một số tác giả đã đi sâu hơn vào phân tích tình hình và đánh giá hiệu quả đầu tư từ NSNN thay vì đầu tư cơng nói chung.
Nguyễn Quang A (2010) nói về đầu tư từ NSNN trong giai đoạn 1995-2009. Bài viết đã nêu lên mối quan hệ giữa chi ĐTPT và VĐT từ NSNN, bên cạnh đó cịn nêu những hiện trạng đầu tư từ NSNN trong giai đoạn 1995-2009 tập trung vào các lĩnh vực nào. Theo tác giả kết luận thì việc đầu tư từ NSNN ở Việt Nam quá chú trọng vào cái tạo ra giá trị “vật chất” mà không chú trọng vào con người. Việc chi đầu tư vào y tế, giáo dục còn chưa được chú trọng, thiếu tập trung vào vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam làm cho hiệu quả xã hội thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Việc đầu tư từ NSNN là chưa hiệu quả chủ yếu do đầu tư chưa đúng chỗ.
Bùi Mạnh Cường (2012) nghiên cứu về việc nâng cao hiệu quả ĐTPT từ nguồn vốn NSNN ở Việt Nam, tác giả sử dụng phương pháp lập luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cùng phân tích định tính, thống kê. Để đánh giá hiệu quả đầu tư từ NSNN giai đoạn 2005-2006 tác giả dùng một hệ thống các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường nhằm đánh giá một cách tổng qt nhiều khía cạnh sự đóng góp của đầu tư từ NSNN vào phát triển kinh tế xã hội. Kết quả nghiên cứu nói rằng từ năm 2005 đến năm 2010, đầu tư từ NSNN chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng vốn ĐTPT toàn xã hội nhưng có xu hướng giảm. Cơ cấu đầu tư từ NSNN theo các ngành nghề kinh tế chưa hợp lý, còn dàn trãi và thiếu chiến lược dài hạn nên “không tạo ra được các ngành kinh tế, sản phẩm mũi nhọn, có chất lượng cao, có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu”. Đối với hiệu quả kinh tế, ICOR của VĐT từ NSNN tăng nhanh và cao thể hiện đầu tư từ nguồn vốn này là kém hiệu quả. Việc đánh giá hiệu quả xã hội cũng cho thấy đầu tư từ ngân sách có hiệu quả giảm trong việc nâng cao mức sống người dân, nhưng hiệu quả trong việc giảm nghèo ở nông thôn lại tăng lên.
Bên cạnh các nghiên cứu về hiệu quả đầu tư công ở phạm vi cả nước cũng có một số tác giả nghiên cứu ở phạm vi hẹp hơn mà cụ thể là ở TP HCM.
Nguyễn Hoàng Anh (2008) đã đánh giá hiệu quả quản lý đầu tư công tại TP HCM giai đoạn 2001-2007. Để đánh giá hiệu quả tổng quát, tác giả sử dụng các chỉ tiêu vĩ mô (ICOR, tỷ lệ GDP/VĐT), sau đó phân tích các dự án đầu tư cơng thực tế kết hợp với các chỉ tiêu vi mô (NPV) để đánh giá hiệu quả của dự án này. Nhằm đi sâu tìm hiểu các hạn chế trong quản lý đầu tư công, tác giả tiếp tục nghiên cứu năng lực của cơ quan nhà nước, nghiên cứu thủ tục hành chính, các quy định pháp luật và nghiên cứu vấn đề kinh phí. Kết quả đánh giá cho thấy hiệu quả công tác quản lý đầu tư công ở TPHCM chưa cao thể hiện ở việc tồn tại tình trạng nhiều dự án bị kéo dài tiến độ, một số dự án có chất lượng thấp, đầu tư nhiều hạn mục lãng phí, có tình trạng tham nhũng, rút ruột cơng trình. Tác giả đưa ra một số hạn chế trong quản lý đầu tư công như: năng lực cơ quan quản lý chưa cao, bộ máy hành chính chậm chạp, kém hiệu quả; thiếu xót và khơng rõ ràng trong các quy định về lĩnh vực đầu tư xây dựng và đấu thầu; tỷ lệ phần trăm phân chia giữa thu NSTW và NSĐP chưa mang tính khuyến khích và thiếu hụt vốn ngân sách cho nhu cầu đầu tư của Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhìn chung các nghiên cứu trên đã giúp làm rõ hơn vấn đề về hiệu quả đầu tư cơng nói chung và đầu tư từ NSNN nói riêng, các kết quả nghiên cứu đều chỉ ra rằng hiệu quả đầu tư công và đầu tư từ NSNN ở Việt nam khá thấp. Các nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp định tính, thống kê mơ tả và phân tích tổng hợp, một số nghiên cứu đã đánh giá được nhiều khía cạnh của hiệu quả mà đầu tư công mang lại trong việc phát triển kinh tế xã hội. Nổi bậc là nghiên cứu của Bùi Mạnh Cường (2012) khi đã sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu khá đầy đủ để đánh giá hiệu quả cả về mặt kinh tế lẫn xã hội. Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Anh (2008) cũng đã nghiên cứu chi tiết và thực tế hơn khi cố gắng phân tích các dự án đầu tư công thực tế và các vấn đề về năng lực của nhà quản lý, các quy định pháp luật, kinh phí để từ đó tìm ra được ngun nhân đầu tư cơng kém hiệu quả mà có giải pháp khắc phục phù hợp. Còn lại nhiều nghiên cứu khác chỉ đánh giá một cách chung chung và đề ra các giải pháp kiến nghị mang tính tổng quát, thiếu cụ thể và thực tế nên khó thực hiện. Nghiên cứu này của tôi cũng sẽ chủ yếu dựa vào phương pháp mà hai bài
viết trên sử dụng để đánh giá và đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng quản lý dự án sử dụng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.