5.3 Giải pháp
5.3.1 Giải pháp từ tác giả
Giải pháp thứ nhất là phải thực hiện nghiêm và đúng quy trình của xây dựng cho cả 3 giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án, vận hành và khai thác dự án.
Giải pháp thứ hai là trong đấu thầu phải khách quan, cạnh tranh và phải
có hội đồng trung lập, trong hội đồng trung lập phải cơ cấu người thụ hưởng
vào để đánh giá, hội đồng trung lập cần có chun mơn cao để đánh giá dự án, tránh trường hợp chọn người có chức vụ mà kiến thức hẹp về lĩnh vực chuyên môn để đưa vào hội đồng đánh giá dự án, tránh tình trạng lợi ích nhóm xảy ra.
Giải pháp thứ ba là lậpkế hoạch chi ĐTPT trong dự tốn chi NSNN cần sát
với thực tế, tránh tình trạng vượt chi NSNN cho ĐTPT quá nhiều.
Giải pháp thứ tư là tăng nguồn vốn chi đầu tư phát triển từ NSNN của tỉnh và bố trí vốn cần theo hướng tập trung, trọng tâm, trọng điểm, khắc phục dần
đầu tư dàn trải và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư theo tinh thần chỉ thị
số 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 của thủ tướng chính phủ.
Giải pháp thứ năm là bố trí các nguồn vốn đầu tư cần ưu tiên cho phát
triển hạ tầng giao thông, hạ tầng thủy lợi, giáo dục, y tế, đầu tư phát triển hạ tầng cho các xã điểm nông thôn mới. Trong thực hiện tránh tình trạng tỉnh phải
tăng chi phí; dự án hồn thành chậm thời gian phạt chế tài, khơng cho tham gia
dự án tiếp theo.
Giải pháp thứ sáu là nâng cao năng lực chuyên môn của những người làm công tác quản lý, hạn chế ban quản lý dự án kiêm nhiệm.
Giải pháp thứ bảy là phải có cơ chế, chính sách thơng thống hơn trong đền bù, giải tỏa đất đai, để cơng tác giải phóng mặt bằng được nhanh chóng, kịp thời, tránh lãng phí do tổng mức đầu tư tăng.
Giải pháp cuối cùng là khắc phục dần tình trạng nợ đọng trong xây dựng
cơ bản, tránh xảy ra trường hợp cơng trình thi cơng dở dang, kéo dài, hiệu quả
đầu tư kém.