5.3 Giải pháp
5.3.2 Giải pháp từ các chuyên gia Error! Bookmark not defined.
Giải pháp thứ nhất là đầu tư phải đúng kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm, tránh đầu tư theo cảm tính, hoặc tư duy nhiệm kỳ, tập trung vốn đầu tư những cơng trình, dự án bức xúc, cấp bách, trọng điểm những cơng trình mang tính sự kiện của tỉnh.
Giải pháp thứ hai là tuyển chọn những người làm công tác quản lý nhà nước phải vừa có tâm vừa có tầm thơng qua hình thức thi tuyển công chức và thi tuyển chức danh lãnh đạo quản lý.
Giải pháp thứ ba là thực hiện nghiêm việc xử lý cán bộ không đủ năng lực và phẩm chất đạo đức, xử lý nghiêm khắc mọi cán bộ vi phạm tiêu cực, tham nhũng.
Giải pháp thứ tư là cần phải có cơ chế ràng buộc chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn (cả thiết kế, giám sát, thi công) và nhà thầu thi công phải chịu trách nhiệm đến khi hết tuổi thọ của công trình đầu tư XDCB, như vậy mới đảm bảo được chất lượng cao các cơng trình, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ NSNN.
Giải pháp thứ năm là tăng cường công tác giám sát, bổ sung các quy định bắt buộc các loại dự án phải có sự giám sát tư vấn, thẩm định của các tổ chức xã hội nghề nghiệp và phải thẩm định dự án cả về hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
Giải pháp thứ sáu là ngưng thực hiện những dự án dỡ dang, kéo dài quá lâu để tránh gây lãng phí thêm vốn NSNN.
Giải pháp thứ bảy là nâng cao chất lượng giám sát cộng đồng xem giám sát cộng đồng là khâu quan trọng trong thực hiện dự án.
Giải pháp thứ tám là đào tạo đội ngũ cơng chức, viên chức có khả năng thiết lập và thẩm định dự án kinh tế và xã hội ở các huyện, thị, thành tốt.
5.4 Đề xuất và kiến nghị
Để nâng cao chất lượng quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, bài viết có một số kiến nghị sau:
Thứ nhất là nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát các dự án đầu tư nhà nước thơng qua việc tăng cường vai trị giám sát của quốc hội, hội đồng nhân dân, giám sát cộng đồng. Tác giả đề xuất kết hợp phương pháp sử dụng các mốc giới hạn và kiểm soát thực hiện dự án đầu tư thông qua đường cong chữ S.
Hình 5.1. Giám sát thực hiện, phân bổ tổng mức đầu tư theo đường cong chữ S
Hình 5.1 cơ quan quyết định đầu tư giám sát tình hình giao vốn, khả năng giải ngân và thực hiện công việc theo tiến độ dự án đầu tư của các chủ đầu tư, từ đó có kế hoạch giao vốn, điều chuyển vốn cũng như biện pháp khác nhằm đảm bảo mục tiêu của dự án đầu tư.
Thứ hai là tái cơ cấu đầu tư công. Một trong những yếu tố của tái cơ cấu đầu tư công là phải đảm bảo hiệu lực, hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư của nhà nước. Yêu cầu đầu tư phải đúng theo thời hạn quy định, với nhóm C là 2 năm, nhóm B là 4 năm, việc quyết định dự án đầu tư phải đảm bảo cân đối nguồn vốn. Nếu người quyết định đầu tư mà khơng đảm bảo nguồn vốn thì phải chịu trách nhiệm trước nhà nước.
Thứ ba là có chế tài mạnh đối với các chủ thể khi để tình trạng thất thốt lãng phí trong đầu tư công xảy ra. Phải đổi mới thẩm quyền quyết định đầu tư theo hướng cá thể hóa trách nhiệm.
Thứ tư là cần tập trung đầu tư vào một số dự án trọng điểm, có tính đột phá và lan tỏa nhằm nhanh chóng đưa vào sử dụng; khắc phục tình trạng nợ đọng XDCB kéo dài.
Thứ năm là tập trung sử dụng hiệu quả vốn đầu tư từ NSNN, đối với những cơng trình nhà nước thì phải đề cao sự tiết kiệm chống lãng phí, phải kiểm tra và xử phạt những dự án nào lãng phí, xử lý những người có trách nhiệm trong việc quản lý dự án để xảy ra lãng phí, kiên quyết đấu tranh với nạn tham nhũng trong đầu tư nhất là đầu tư từ NSNN, bên cạnh đó phải khen thưởng động viên những dự án tiết kiệm, giảm thất thoát ngân sách.
Thứ sáu là nâng cao năng lực chuyên môn của người làm công tác quản lý; lập kế hoạch chi ĐTPT phải sát với thực tế; bố trí các nguồn vốn đầu tư cần
ưu tiên cho phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng thủy lợi, giáo dục, y tế, đầu tư
ngành kế hoạch đầu tư thì quản lý ngân sách đầu tư, trong khi ngành tài chính quản lý ngân sách thường xuyên và thiếu sự điều phối giữa hai cơ quan này.
Thứ bảy là trong đấu thầu phải khách quan, cạnh tranh và phải có hội đồng trung lập, trong hội đồng trung lập phải có người thụ hưởng tham gia, hội đồng trung lập cần có chun mơn cao để đánh giá dự án, tránh trường hợp
chọn người có chức vụ mà kiến thức hẹp về lĩnh vực chuyên môn để đưa vào
hội đồng đánh giá dự án, tránh tình trạng lợi ích nhóm.
Cuối cùng là kiên quyết cắt giảm những dự án khơng đạt các tiêu chí về hiệu quả kinh tế xã hội và chưa đảm bảo các thủ tục về đầu tư. Cắt giảm những cơng trình đầu tư bằng nguồn NSNN có quy mơ q lớn, chưa thật sự cấp bách, có thời gian đầu tư dài, đối với các dự án phải cắt giảm, đình hỗn thì phải có quyết định dứt khoát.
5.5 Kết luận
Kinh tế suy thoái làm cho nguồn thu từ doanh nghiệp giảm đáng kể, một số doanh nghiệp đóng cửa do thua lỗ nợ nần, sản xuất ra sản phẩm khơng có thị trường tiêu thụ, tình hình sâu bệnh trên cây trồng diễn biến phức tạp nhất là bệnh chổi rồng trên cây nhãn, sâu đục trái trên cây có múi, giá trị sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác giảm, một số sản phẩm nông nghiệp như khoai lang, rau màu, thuỷ sản giảm giá do tác động xấu từ tin đồn Trung Quốc đóng cửa khẩu, làm ảnh hưởng trực tiếp đến người sản xuất, kéo theo làm giảm doanh thu từ các ngành kinh doanh liên kết, ngồi ra cịn tình trạng thất thu ở một số lĩnh vực như xây dựng cơ bản
dân dụng; phương tiện giao thông vận tải, một số khoản phí, lệ phí chưa được
quan tâm thu đúng mức, khai thác nguồn thu chưa chặt chẽ, chủ yếu còn dựa
vào tự phát; khai thác tài ngun khống sản làm ảnh hưởng đến vấn đề mơi
trường và sạt lở bờ sông, ảnh hưởng đến phát triển. Cùng với chính sách kích cầu của chính phủ như giảm, giãn và hỗn thuế lại một lần nữa làm cho nguồn thu này giảm nghiêm trọng (giảm kép), tình hình nợ đọng thuế cịn cao càng làm tăng gánh nặng thu cân đối ngân sách.
Do phân cấp đầu tư quá rộng, lại thiếu các biện pháp quản lý đồng bộ dẫn tới tình trạng sở, ngành, địa phương phê duyệt quá nhiều dự án vượt khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước; nhu cầu chi ĐTPT đã không được thể hiện đầy đủ và lên kế hoạch cẩn thận trong dự báo chi NSNN dẫn đến thiếu vốn, các dự án phải tiến hành cầm chừng hoặc trở thành những dự án treo. Ngoài ra, do đầu tư phân tán, dàn trải, vốn được phân bổ vào quá nhiều dự án, dự án kéo dài tiến độ, làm tăng chi phí đầu tư và chậm đưa cơng trình vào sử dụng, gây lãng phí; trong đấu thầu cần phải có hội đồng trung lập có trình độ chun mơn cao.
Một số dự án thực tế ở Vĩnh Long cho thấy đầu tư từ NSNN trong thời gian qua gặp phải tình trạng thi cơng chậm tiến độ, kéo dài dự án, điều chỉnh thiết kế dẫn đến tăng chi phí đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng chậm, các cơng trình dở dang, thời gian hồn thành cơng trình bị động và chờ vốn, việc thi công và chọn nhà thầu không hợp lý, chất lượng cơng trình khơng đảm bảo u cầu kỹ thuật dẫn đến nhanh chóng xuống cấp, hư hại, không đáp ứng yêu cầu sử dụng theo kế hoạch đề ra, làm giảm hiệu quả nền kinh tế, giảm lòng tin của người dân, hệ lụy môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng.
Khi vốn đầu tư bị thất thốt, lãng phí sẽ làm gia tăng nhiều hệ quả tiêu cực to lớn và kéo dài khác như tăng sức ép lạm phát trong nước, mất cân đối vĩ mơ - trong đó có cân đối ngành, sản phẩm, cán cân xuất - nhập khẩu, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối và tích lũy - tiêu dùng, cũng như mất cân đối và gia tăng chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, miền, địa phương và bộ phận dân cư trong xã hội. Bên cạnh đó, đầu tư cơng kém hiệu quả làm tăng gánh nặng nợ công của đất nước , nhất là nợ nước ngoài.
Qua kết quả tổng kết thực hiện Nghị quyết phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh 5 năm từ năm 2010 đến năm 2014 cho thấy tỉnh Vĩnh Long đã đạt được nhiều chỉ tiêu đặt ra nhưng liệu kết quả đạt được có tương xứng với chi phí bỏ ra. Do đó, việc đánh giá hiệu quả đầu tư cơng mà cụ thể là đầu tư từ NSNN là một việc làm cần thiết và cấp bách nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cơng hơn nữa. Qua
đó, địa phương sẽ từng bước nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về thu chi ngân sách mà đặc biệt là về đầu tư XDCB hiện nay.
Kết quả đánh giá đầu tư từ NSNN ở Vĩnh Long giai đoạn 2010-2014 cho thấy hiệu quả đầu tư từ NSNN vẫn cịn thấp, ngun nhân chủ yếu là do cơng tác dự báo và lập kế hoạch ĐTPT chưa thực hiện tốt, công tác thẩm định và lựa chọn dự án đầu tư công không được thực hiện kỹ lưỡng khiến nhiều dự án kém hiệu quả vẫn được lựa chọn và đầu tư, tiến độ dự án bị kéo dài do chậm trễ cơng tác giải phóng mặt bằng, dự án điều chỉnh quy hoạch nhiều lần gây tăng chi phí và giảm hiệu quả đầu tư. Từ đó chúng ta phải nâng cao chất lượng quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách để tránh lãng phí tiền thuế đóng góp của người dân.