năm 2020
3.1.1 Xu hướng phát triển của hệ thống ngân hàng Tiếp tục đẩy mạnh tín dụng Tiếp tục đẩy mạnh tín dụng
Các ngân hàng hiện nay đang tập trung đưa vốn ra nền kinh tế, tạo mọi điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tiếp cận được tín dụng, bởi phần lớn các ngân hàng đang trong tình trạng dư thanh khoản. Hơn nữa, ngân hàng nhà nước sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, chuyển đổi cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho sản xuất hàng xuất khẩu, nông nghiệp, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Bên cạnh đó, các ngân hàng đẩy mạnh hệ thống bán lẻ, vì lợi nhuận mang lại cho ngân hàng từ các món cho vay nhỏ lẻ như: khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh, cửa hàng, đại lý, sạp chợ… cao hơn so với cho vay các doanh nghiệp lớn.
Tăng nguồn thu từ phát triển dịch vụ ngoài lãi vay
Các ngân hàng đang bước vào thời kỳ chạy đua, cạnh tranh phát triển lĩnh vực dịch vụ, gia tăng nguồn thu từ dịch vụ để bù đắp lợi nhuận từ tín dụng đang sụt giảm. Các ngân hàng có thể cân nhắc đẩy mạnh hoạt động cung cấp dịch vụ như hoạt động chuyển tiền, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh, tư vấn, sản phẩm thẻ…
Doanh thu dịch vụ tăng từ 15 - 20% năm 2011 lên 20 - 30% trong năm 2012 và vẫn đang trong xu hướng tăng trong những năm tới. Con số này vẫn còn cách xa với các nước tiên tiến, song là một hướng đi đầy lạc quan cho hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Phát triển ngân hàng điện tử
Báo cáo mới nhất của Global Market Institute cho thấy ở các quốc gia phát triển như Mỹ hay khối cộng đồng chung châu Âu, hầu hết những người biết dịch vụ trực tuyến đều tin tưởng và đánh giá cao xu hướng này, có tới 3/4 số người được hỏi đồng ý rằng dịch vụ này mang lại sự phát triển toàn diện cho chất lượng dịch vụ của ngân hàng.
Trong quý 3/2012, theo nghiên cứu của IDG- BIU (Business Intelligence Unit), số lượng người sử dụng dịch vụ internet banking tăng 35% so với năm 2010, 40 ngân hàng có dịch vụ internet banking và 18 ngân hàng có cung cấp mobile banking. Xu hướng ngân hàng liên kết với các công ty viễn thông, trung tâm mua sắm, siêu thị, các nhà phân phối hàng tiêu dùng cũng nở rộ. Các NHTM Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng trực tuyến với nhiều tiện ích vượt trội nhằm thu hút khách hàng.
Giải quyết nợ xấu.
Việc xử lý nợ xấu là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng hiện nay. Tuy tỷ lệ nợ xấu đang giảm mạnh, song khối nợ xấu chưa có nguồn xử lý vẫn lên tới gần 90.000 tỷ đồng. Việc xử lý nợ xấu sẽ mất một thời gian dài, có thể là 5 năm hoặc 10 năm.
Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) đã chính thức hoạt động từ ngày 26/7/2013. Mục tiêu đề ra trong năm nay của VAMC là xử lý 40.000 - 70.000 tỷ đồng nợ xấu. Sau khi mua nợ, cơng ty sẽ kế thừa tồn bộ quyền và nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ. VAMC được thực hiện các hoạt động thu hồi nợ, đòi nợ, xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm, cơ cấu lại khoản nợ, chuyển nợ thành vốn góp… Chính phủ, NHNN, các doanh nghiệp đều kỳ vọng vào công ty trong việc xử lý nợ xấu.
Tiếp tục tái cấu trúc hệ thống ngân hàng
Nhiều chun gia tài chính dự đốn, các ngân hàng Việt Nam sẽ tiếp tục mua bán sáp nhập. Thứ nhất, M&A là một nội dung của chương trình tái cơ cấu lĩnh vực ngân hàng theo chủ trương của NHNN. Trong bối cảnh giải quyết nợ xấu của hệ thống ngân hàng, có khả năng Chính phủ sẽ cho phép ngân hàng nước ngoài mua một tỷ lệ sở hữu đáng kể ở một số ngân hàng nhỏ, đủ để kích thích các thương vụ M&A. Thứ hai, M&A hiện đang là xu thế trong quá trình hội nhập quốc tế và M&A trong lĩnh vực ngân hàng đang diễn ra mạnh mẽ ở các nước đang phát triển, Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Thực tế, không chỉ các ngân hàng nhỏ nằm trong diện tái cơ cấu mà các ngân hàng lớn cũng đang tìm kiếm đối tác phù hợp để hợp nhất, mở rộng quy mô và nâng cao vị thế cạnh tranh. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng cũng tăng cường việc tìm kiếm đối tác ngoại, thu hút nguồn vốn, củng cố năng lực tài chính để phát triển tốt hơn.
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng
Định hướng cụ thể cho nghiệp vụ bảo lãnh để nâng cao chất lượng của nghiệp vụ này, vượt qua những khó khăn, tồn tại hiện có, tăng thu nhập và nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như uy tín của ngân hàng trên thị trường. Cụ thể như sau:
Tăng trưởng quy mô dịch vụ bảo lãnh bằng cách không ngừng tăng nhanh số tiền bảo lãnh và số món bảo lãnh, số lượng khách hàng, tiếp cận với đa dạng loại hình doanh nghiệp khác nhau, chú trọng phát triển dịch vụ bảo lãnh cho khách hàng cá nhân từ đó tăng thu nhập của ngân hàng.
Đẩy mạnh tỷ trọng doanh thu dịch vụ nói chung và bảo lãnh nói riêng trong tổng doanh thu của ngân hàng. Đây là xu hướng phát triển mà ngân hàng các nước tiên tiến trên thế giới đã làm, ngân hàng Việt Nam cũng đang cố gắng phát triển dịch vụ, để giảm rủi ro từ nghiệp vụ tín dụng
Đa dạng hố sản phẩm bảo lãnh trong và ngồi nước, phát triển một số loại bảo lãnh mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong nền kinh tế.
Nâng cao chất lượng dịch vụ bảo lãnh theo hướng đơn giản hoá thủ tục, đem lại sự thuận lợi cho khách hàng và đảm bảo an toàn cho ngân hàng.
Hạn chế những rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh như rủi ro trong quản trị ngân hàng, rủi ro tín dụng, rủi ro lừa đảo giả mạo ... tăng uy tín cho dịch vụ bảo lãnh ngân hàng trong mắt khách hàng, tạo điều kiện cho dịch vụ này phát triển hơn nữa.
Tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng trong nước, các ngân hàng nước ngồi cũng như các tổ chức, định chế tài chính trên thế giới.
Định hướng phát triển kinh doanh, phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng được xác định trên cơ sở tuân thủ theo định hướng phát triển kinh tế chung của đất nước, phù hợp với sự đổi mới của nền kinh tế khu vực và trên thế giới, phù hợp với nhu cầu và điều kiện phát triển của bản thân ngân hàng.