mại, thì 72.5% số người đồng ý và 10% số người hoàn toàn đồng ý rằng: khung pháp lý về bảo lãnh Việt Nam khơng hồn chỉnh, khi xảy ra tranh chấp khơng có cơ sở luật, rủi ro cho doanh nghiệp và ngân hàng là rất lớn.
2.4 Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng ngân hàng
2.4.1 Nhân tố khách quan Môi trường kinh tế - xã hội
Bảng 2.13 Số liệu tỷ lệ lạm phát, GDP, tỷ lệ tăng dư nợ bảo lãnh, tỷ lệ tăng doanh thu bảo lãnh
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Tỷ lệ lạm phát 6.6% 12.6% 19.9% 6.5% 11.8% 18.1% 6.8% Tăng GDP 8.2% 8.5% 6.3% 5.3% 6.4% 6.2% 5.2% Tỷ lệ tăng dư nợ BL 49.4% 63.2% -26.4% 38.2% 14.6% 6.5% 0.5% Tỷ lệ tăng doanh thu BL 169.1% 111.3% 3.1% 126.3% 65.9% 41.5% -12.5%
(Nguồn: Tổng cục thống kê và báo cáo tài chính các ngân hàng Vietcombank, Eximbank, ACB, Sacombank, HDBank, Đơng Á năm 2006-2012)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng từ năm 2006, 2007 doanh thu dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng tăng trưởng mạnh trên 100% và dư nợ bảo lãnh tăng trên 50% do nền kinh tế giai đoạn này tăng trưởng nóng, chứng khốn, bất động sản phát triển mạnh mẽ, các công ty mở ra hàng loạt. Năm 2008, Việt Nam bắt đầu rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu, bong bóng bất động sản, chứng khốn rớt giá, nhà máy xí nghiệp hoạt
động trình trệ, lạm phát tăng cao … điều này làm cho mọi hoạt động kinh doanh đều bị chậm lại, trong đó có dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng dư nợ bảo lãnh giảm -26.4% và doanh thu tăng nhẹ ở mức 3.1%. Năm 2009 đến 2011 nền kinh tế tài chính vẫn phát triển tuy có chậm lại, nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính ngân hàng nói riêng gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng doanh thu và dư nợ bảo lãnh có giảm. Lạm phát sau khi nổ ra năm 2008 đã được kiềm lại sau đó năm 2009, tuy nhiên lạm phát vẫn tiếp tục tăng cao vào năm 2011. Vì vậy các cơ quan nhà nước, ngân hàng nhà nước đã áp dụng chính sách thặt chặt tiền tệ, thắt chặt tín dụng mạnh mẽ giúp kiềm hãm lạm phát và đã được xem là thành cơng trong khoản lạm phát vì năm 2012 lạm phát đã giảm mạnh từ 18.1% năm 2011 xuống còn 6.8% năm 2012.
Đồ thị 2.12 Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát, GDP (cột phải), tỷ lệ tăng dư nợ bảo lãnh, tỷ lệ tăng doanh thu bảo lãnh (cột trái)
(Nguồn: Tổng cục thống kê và báo cáo tài chính các ngân hàng Vietcombank, Eximbank, ACB, Sacombank, HDBank, Đơng Ánăm 2006-2012)
Tuy nhiên hệ lụy của nó là hệ thống nền kinh tế rơi vào trạng thái trì trệ, sức tiêu dùng và sản xuất giảm mạnh, giá bất động sản giảm sâu nhất từ mười năm trở lại đây, cơng trình đóng băng, thất nghiệp hàng loạt…. Kinh tế năm 2012 thật sự khó khăn hơn rất nhiều, hàng loạt doanh nghiệp giải thể, 39.936 doanh nghiệp dừng hoạt động và 8.537 doanh nghiệp đã giải thể. Số doanh nghiệp giải thể tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM. Nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể dẫn đến thất nghiệp cao. Theo
0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% -50.0% 0.0% 50.0% 100.0% 150.0% 200.0% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Tỷ lệ tăng dư nợ BL Tỷ lệ tăng doanh thu BL Tỷ lệ lạm phát Tăng GDP
số liệu (ngày 18/12) của Tổng cục Thống kê, năm 2012, đã có hơn 1 triệu người thất nghiệp. Khủng hoảng nhà đất đến nay đã trầm trọng hơn năm 2008 cả về thời gian kéo dài và mức độ. Hàng loạt những cụm từ: hạ giá, bán tháo, cắt lỗ, chạm đáy… được nhắc đến nhiều. Kinh tế khủng hoảng cũng là lúc bộc lộ rõ nhất những khiếm khuyết của thị trường tài chính-ngân hàng khiến hoạt động kinh doanh tụt dốc. Trong đó kinh doanh bảo lãnh cũng khơng tránh khỏi sự tụt dốc đó, doanh thu bảo lãnh giảm -12.5% , dư nợ bảo lãnh tăng 0.5% thấp nhất trong bảy năm từ 2006 đến 2012.
Như vậy ta thấy rằng, khi kinh tế phát triển ổn định thì ngân hàng cũng phát triển và kinh tế gặp khó khăn thì dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng cũng sẽ bị tụt dốc. Ta kết luận rằng doanh thu dịch vụ bảo lãnh ngân hàng chịu ảnh hưởng từ môi trường kinh tế - xã hội.
Môi trường luật pháp
Khung pháp lý là mơi trường cho việc kinh doanh nói chung và bảo lãnh ngân hàng nói riêng hoạt động và phát triển. Mơi trường pháp lý hoàn chỉnh sẽ tạo điều kiện cho hoạt động bảo lãnh ngân hàng phát triển bền vững, ổn định và không bị lạc hậu, lỗi thời với dịch vụ bảo lãnh thế giới.
Hiện tại, các văn bản cụ thể quy định về bảo lãnh là văn bản dưới luật nên thiếu tính ổn định và bị vơ hiệu trong trường hợp bị điều chỉnh bởi luật khác, gây nên sự chồng chéo trong quản lý cũng như rủi ro cho các bên tham gia dịch vụ bảo lãnh. Hơn nữa, trong hoạt động bảo lãnh, nước ta chỉ mới có quy chế hướng dẫn thực hành, tuy nhiên, trong các văn bản này, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia dịch vụ bảo lãnh cịn mơ hồ, khơng rõ ràng. Điều này làm tăng rủi ro trong hoạt động bảo lãnh. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu bảo lãnh ngày càng gia tăng, các giao dịch này ngày càng đa dạng, phức tạp và vượt khỏi phạm vi của quốc gia.
Trong thời gian vừa qua, ta thấy xảy ra rất nhiều vụ kiện tụng giữa doanh nghiệp với ngân hàng về việc thanh toán tiền bảo lãnh không đúng, bảo lãnh giả, bảo lãnh không đúng quy trình, quy định của ngân hàng. Đây là những rủi ro từ những lổ hổng của ngân hàng, tuy nhiên một phần lớn cũng bởi vì các văn bản luật bảo lãnh của Việt Nam vẫn
còn lỏng lẻo, chưa đưa ra quy trình nghiệp vụ chuẩn để khi xảy ra tranh chấp thì việc giải quyết mâu thuẫn trở nên khó khăn vơ cùng. Điều này gây ra khơng ít tổn thất cho doanh nghiệp và ảnh hưởng đến uy tín của cả hệ thống ngân hàng, rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đang hoang mang, thiếu tin tưởng vào dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng. Vì thế có thể nói khung pháp lý có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của ngân hàng nói chung và dịch vụ bảo lãnh nói riêng.
2.4.2 Nhân tố chủ quan - bên trong ngân hàng
Sau khi thảo luận với các chuyên gia trong lĩnh vực tín dụng, bảo lãnh tác giả đã chọn lọc ra các nhân tố bên trong chủ yếu nhất để khảo sát trên 80 người làm việc tại các NHTM Việt Nam.
Bảng 2.14 Kết quả khảo sát nhân tố bên trong tác động đến sự phát triển bảo lãnh của ngân hàng (số 1: quan trọng nhất, 2, 3, 4, 5, 6: ít quan trọng nhất)
1 2 3 4 5 6 Quy mơ, uy tín NH 70.00% 18.75% 11.25% 0.00% 0.00% 0.00% Con người 15.00% 30.00% 17.50% 22.50% 15.00% 0.00% Công nghệ 12.50% 21.25% 20.00% 23.75% 12.50% 10.00% Phí 2.50% 20.00% 27.50% 32.50% 11.25% 6.25% Quy trình BL 0.00% 2.50% 8.75% 11.25% 26.25% 51.25% Marketing 0.00% 6.25% 13.75% 16.25% 32.50% 31.25%
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả. Phụ lục)
Quy mơ và uy tín của ngân hàng
Theo khảo sát của tác giả, 70% số người cho rằng nhân tố quan trọng nhất để doanh nghiệp chọn ngân hàng bảo lãnh là quy mơ và uy tín của ngân hàng.
Về quy mơ, ta có thể xem xét hai nhân tố vốn điều lệ và tổng tài sản của ngân hàng. Về uy tín, ta có thể xem xét hệ số tín nhiệm của các ngân hàng này. Theo kết quả xếp hạng năng lực cạnh tranh công bố tại báo cáo thường niên chỉ số tín nhiệm Việt Năm 2012 diễn ra tại Phủ Chủ tịch, do Văn phòng Chủ tịch nước, Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Công ty cổ phần xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp
(CRV) tổ chức, 32 ngân hàng thương mại Việt Nam được xếp thành 4 nhóm A, B, C, D ứng với các mức độ:
A: Ngân hàng có năng lực cạnh tranh cao, là các tổ chức với sức mạnh thị trường lớn, năng lực tài chính ổn định, hoạt động kinh doanh hiệu quả và tiềm năng phát triển dài hạn.
B: Ngân hàng có khả năng cạnh tranh khá, là các ngân hàng có sức mạnh thị trường tốt, có năng lực tài chính hợp lý và hoạt động kinh doanh ổn định với tiềm năng phát triển tốt.
C: Ngân hàng có năng lực cạnh tranh trung bình, có sức mạnh thị trường hạn chế nhưng đem lại giá trị cho ngân hàng. Ngân hàng có năng lực tài chính chấp nhận được và hoạt động kinh doanh ổn định, hoặc có năng lực tài chính tốt với hoạt động kinh doanh kém ổn định hơn.
D: Ngân hàng có năng lực cạnh tranh hạn chế. Những ngân hàng này thường bị hạn chế bởi một hoặc nhiều hơn những yếu tố sau: mạng lưới kinh doanh yếu, sức mạnh thị trường yếu; năng lực tài chính chấp nhận được; và hoạt động kinh doanh kém ổn định.
Bảng 2.15 Số liệu tổng tài sản, vốn điều lệ, hệ số tín nhiệm của các ngân hàng năm 2012
Đvt: triệu đồng Tổng TS Vốn điều lệ HS tín nhiệm Doanh thu BL Dư nợ BL VCB 414,475,073 32,420,728 A 219,677 47,047,219 EIB 170,156,010 12,526,947 A 114,361 5,248,630 ACB 176,307,607 9,376,965 A 145,591 7,271,188 STB 151,281,525 10,905,440 A 110,799 10,987,417 DAB 69,278,223 5,000,583 A 43,044 4,652,060 HDB 52,782,830 5,004,043 B 11,800 1,394,107
(Nguồn: Báo cáo thường niên chỉ số tín nhiệm của VCCI, CRV cơng bố năm 2013 và báo cáo tài chính các ngân hàng Vietcombank, Eximbank, ACB, Sacombank, HDBank, Đông Á từ năm 2006 - 2012)
Từ đây ta có thể dễ dàng nhận ra trong sáu ngân hàng tác giả đang khảo sát thì Vietcombank là ngân hàng có quy mơ cũng như uy tín tốt nhất cũng là ngân hàng có doanh thu và dư nợ bảo lãnh cao nhất. Cịn ngân hàng HDBank có thể nói là ngân hàng mới thành lập sau này có vốn điều lệ , tổng tài sản cũng như hệ số tín nhiệm thấp thì doanh thu, dư nợ bảo lãnh cũng thấp nhất trong sáu ngân hàng khảo sát.
Như vậy ta có thể kết luận rằng quy mơ và uy tín của ngân hàng là nhân tố bên trong ngân hàng có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của dịch vụ bảo lãnh của các NHTM Việt Nam.
Nhân tố con người
Theo khảo sát của tác giả, 15% số người cho rằng nhân tố quan trọng nhất để doanh nghiệp chọn ngân hàng bảo lãnh là nhân tố con người. Con người là nhân tố giúp ngân hàng phát triển tất cả các dịch vụ tiết kiệm, tín dụng trong đó có dịch vụ bảo lãnh. Là trung gian kết nối để mang khách hàng có nhu cầu đến với những sản phẩm dịch vụ bảo lãnh ngân hàng. Đó là lý do mà nhân tố con người luôn được các ngân hàng chú trọng hiện nay, các hình thức khuyến khích nhân viên phát triển sự nghiệp thông qua cơ chế lương thưởng, các biện pháp xử phạt khi nhân viên làm sai quy định, các bộ chỉ tiêu được đưa ra, các cơ chế thúc đẩy bán hàng được áp dụng… tất cả cũng vì mục tiêu phát triển các dịch vụ ngân hàng nói chung và bảo lãnh nói riêng.
Kỹ thuật - Công nghệ
Theo khảo sát của tác giả, 12.5% số người cho rằng nhân tố quan trọng nhất để doanh nghiệp chọn ngân hàng bảo lãnh là yếu tố kỹ thuật, công nghệ. Trong thời đại hiện nay cơng nghệ được đánh giá cao vì sự hổ trợ đắc lực của nó cho con người, là một nhân tố tạo nên sự hoàn hảo cho các dịch vụ ngân hàng. Vì vậy, có thể nói khơng thể tạo nên dịch vụ tốt nếu thiếu yếu tố cơng nghệ.
Chính sách phí của ngân hàng
Chính sách phí tác động trực tiếp đến doanh thu của ngân hàng, đồng thời cũng là một trong những nhân tố tác động trực tiếp đến sự chọn lựa ngân hàng bảo lãnh đối với các doanh nghiệp, đặc biệt trong nền kinh tế khó khăn như hiện nay. Vì thế, việc các
ngân hàng thực hiện chính sách phí hợp lý, hổ trợ doanh nghiệp nhiều hơn cũng là một yếu tố ngân hàng cần xem xét. Với kết quả khảo sát của tác giả thì 2,5% số phiếu chọn phí là nhân tố quan trọng nhất, 20% chọn phí là nhân tố quan trọng thứ hai và 27.5% chọn phí là nhân rố quan trọng thứ ba. Như vậy ta có thể nói rằng, phí là nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển của dịch vụ bảo lãnh ngân hàng.
Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh và chiến lược marketing của ngân hàng
Theo cuộc khảo sát của tác giả, có 51.25% số phiếu chọn quy trình nghiệp vụ bảo lãnh và 31,25% số phiếu chọn chiến lược marketing là nhân tố ít quan trọng nhất đến sự phát triển của bảo lãnh. Với kết quả khảo sát thì hai nhân tố trên ít được sự đánh giá cao so với bốn nhân tố cịn lại.
Tuy nhiên thơng qua cuộc thảo luận với chuyên gia thì nhân tố marketing sẽ giúp ngân hàng tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn, ở các nước phát triển kênh marketing online được sử dụng như một kênh chia sẻ thông tin của khách hàng, từ đó giúp khách hàng hiểu rõ hơn dịch vụ của ngân hàng và giúp ngân hàng biết được những ưu khuyết điểm của dịch vụ mình cung cấp, tạo điều kiện cho ngân hàng đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng. Cịn quy trình bảo lãnh hồn thiện sẽ giúp giảm rủi ro cho ngân hàng cũng như doanh nghiệp bảo lãnh và cả người thụ hưởng. Quy trình bảo lãnh ngân hàng cần được hướng dẫn từ quy trình chuẩn của ngân hàng nhà nước, có như vậy thì mới tạo sự yên tâm tin tưởng nơi khách hàng.
Như vậy, hai nhân tố quy trình bảo lãnh và kỹ thuật cơng nghệ có tác động đến sự phát triển của dịch vụ bảo lãnh ngân hàng, khơng nhiều thì ít.