1.5.1 Rủi ro do quản trị hệ thống
Bảo lãnh là loại hình dịch vụ về sự bảo đảm cho bên thụ hưởng, thế nhưng vì hệ thống quản trị rủi ro kém dẫn đến những sai phạm, lạm quyền của cán bộ ngân hàng như: bảo lãnh vơ giá trị vì khơng có trên hệ thống của ngân hàng, người ký bảo lãnh vượt thẩm quyền cho phép của ngân hàng, hồ sơ bảo lãnh không tồn tại, cán bộ ngân hàng gian dối. Điều này gây ra tổn thất, hệ lụy không nhỏ cho doanh nghiệp, đồng thời ngân hàng cũng đánh mất uy tín của mình trong mắt khách hàng.
1.5.2 Rủi ro tín dụng:
Cùng với cho vay, chiết khấu và cho thuê tài chính, bảo lãnh là một trong những nghiệp vụ cấp tín dụng của ngân hàng. Trong bảo lãnh ngân hàng có loại bảo lãnh bảo đảm hồn trả vốn vay. Tuy khơng phát tiền vay nhưng về thực chất mức độ trách nhiệm,
nghĩa vụ ngân hàng trong nghiệp vụ này cũng tương đương như nghiệp vụ tín dụng. Hoạt động bảo lãnh bảo đảm hoàn trả vốn vay đặt ngân hàng trước cùng một rủi ro như rủi ro của các món cho vay trực tiếp.
Rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất trong kinh doanh của NHTM do người vay cố tình khơng trả nợ hoặc khơng có khả năng trả nợ. Ngun nhân vì người vay tạm thời có khó khăn về ngân quỹ, do kinh doanh khơng có hiệu quả hoặc bị rủi ro.
1.5.3 Rủi ro do gian lận, lừa đảo và giả mạo
Rủi ro này xảy ra do trình độ yếu kém của đội ngũ cán bộ tín dụng, năng lực hạn chế của lãnh đạo các ngân hàng thương mại. Trong giao dịch bảo lãnh ngân hàng, gian lận là hành vi đòi tiền vượt quá mức tổn thất của vi phạm, lập chứng từ khống để hợp thức hóa việc xuất trình chứng từ hoặc xuất trình chứng từ khơng đúng thực tế dù rất hoàn thiện, sửa chữa các số liệu của chứng từ cho phù hợp, … để được thanh toán theo cam kết bảo lãnh. Một số dạng lừa đảo và giả mạo thông thường là:
-Lập công ty giả, ký hợp đồng mua hàng và yêu cầu đối tác phải có cam kết bảo lãnh tại ngân hàng rồi lợi dụng sự yếu kém nghiệp vụ và thiếu cảnh giác của đối tác, lập chứng từ đòi tiền ngân hàng rồi bỏ trốn.
-Giả mạo cam kết bảo lãnh thanh toán của một ngân hàng lớn trên thế giới để vay tại một ngân hàng khác hoặc hứa cấp vốn cho đối tác trên cơ sở tín dụng thư dự phịng của ngân hàng, rồi dùng cơng cụ bảo đảm này thương lượng chuyển nhượng cho ngân hàng khác nhưng trên thực tế không phát sinh khoản tín dụng nào.
-Dùng các kỹ thuật tinh vi để làm giả cam kết bảo lãnh của một ngân hàng hoặc thay đổi một số chi tiết trên một cam kết bảo lãnh có thật của một ngân hàng.
1.5.4 Rủi ro pháp lý
Ngoài ra, ngân hàng bảo lãnh cịn chịu rủi ro từ những văn bản luật khơng phù hợp, hoặc không giải quyết được các vấn đề pháp lý liên quan đến việc kiện tụng. Đối với ngân hàng bảo lãnh, rủi ro pháp lý thường xảy ra khi phát mại tài sản thế chấp. Các quy định về tài sản bảo đảm, giao dịch bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm liên quan đến nhiều ngành, nhưng quy định của ngành này lại bị quy định của ngành khác, cơ quan
khác hạn chế. Thông tư hướng dẫn về xử lý tài sản bảo đảm do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo đến nay vẫn chưa được ban hành.