3.3.1 Hạn chế rủi ro do quy trình bảo lãnh khơng hợp lý
3.3.1.1 Xây dựng quy trình bảo lãnh
Bảo lãnh bảo đảm bằng tài khoản hoặc chứng chỉ tiền gửi do chính ngân hàng đó phát hành hầu như rủi ro rất thấp và việc phát hành cam kết bảo lãnh đơn thuần chỉ là dịch vụ có thu phí, do đó, cơ chế về quản trị rủi ro đối với các bảo lãnh loại này nên theo hướng đơn giản để rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng.
Đối với loại bảo lãnh bảo đảm bằng tài khoản có kỳ hạn hoặc chứng chỉ tiền gửi tổ chức khác phát hành, cơ chế về quản trị rủi ro sẽ tập trung vào việc xác thực và tạm thời phong tỏa quyền sử dụng của khách hàng trong suốt thời gian bảo lãnh, để tránh các trường hợp giả mạo hoặc có sự cấu kết giữa khách hàng và tổ chức phát hành.
Đối với bảo lãnh bảo đảm bằng bất động sản, động sản và các hình thức bảo đảm khác cũng như bảo lãnh khơng có tài sản bảo đảm, cơ chế về quản trị rủi ro nên được xây dựng theo hướng chun mơn hóa trong thẩm định khách hàng và phát hành cam kết bảo lãnh. Cụ thể, việc thẩm định khách khách hàng nên được giao cho bộ phận chuyên trách như bộ phận khách hàng, bộ phận quản lý rủi ro. Việc xem xét các yếu tố khác có liên quan đến việc phát hành cam kết bảo lãnh như điều kiện bảo lãnh, một số yếu tố liên quan đến bên thụ hưởng, luật áp dụng trong cam kết bảo lãnh, ... nên được giao cho bộ phận chuyên về bảo lãnh đảm nhận.
Việc quy định thẩm quyền phê duyệt cấp bảo lãnh giúp các ngân hàng kiểm soát được rủi ro thông qua việc quy định các mức giới hạn cấp bảo lãnh từ giám đốc các chi nhánh đến hội đồng tín dụng.
3.3.1.2 Giám sát việc phát hành bảo lãnh
Việc nhân viên ngân hàng lợi dụng kẻ hở của ngân hàng thực hiện hành vi phát hành khống bảo lãnh thời gian qua đã đến mức báo động. Điều này cảnh báo đến các ngân hàng về sự suy đồi đạo đức của bộ phận cán bộ ngân hàng, kẻ hở trong việc quản lý con dấu của ngân hàng và cơ chế giám sát thiếu chặt chẽ.
Về việc quản lý con dấu ngân hàng
Đây là việc rất quan trọng đặc biệt đối với ngân hàng, việc quản lý con dấu lỏng lẽo để các cán bộ thiếu đạo đức lợi dụng là điều rất nguy hiểm cho ngân hàng không chỉ đối với nghiệp vụ bảo lãnh, mà còn nhiều nghiệp vụ khác nữa. Mỗi chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng nên cử người đáng tin cậy chịu trách nhiệm quản lý con dấu, trước khi đóng dấu vào bất kỳ tờ giấy nào thì nhân viên này sẽ phải kiểm tra tính hợp lệ của tờ giấy đó. Điều này sẽ làm giảm rủi ro lợi dụng con dấu ngân hàng.
Về việc xây dựng cơ chế giám sát
Hiện nay Ngân hàng Nhà nước đã ban hành mẫu bảo lãnh có đánh số seri. Thư bảo lãnh được in trên mẫu sẵn này, chứ không phải được in trên giấy như trước kia nữa, điều này giúp cho việc quản lý thư bảo lãnh được dễ dàng hơn. Cuối ngày, các chi nhánh sẽ kiểm kê mẫu bảo lãnh thực tế có khớp với hệ thống hay khơng.
Bên cạnh đó, ngân hàng nên ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào việc quản trị rủi ro bảo lãnh bằng cách phát triển ngân hàng điện tử cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp - bên thụ hưởng bảo lãnh nhận được thư bảo lãnh của ngân hàng, họ có thể kiểm tra tính xác thực của thư bảo lãnh bằng cách truy cập vào ngân hàng điện tử của ngân hàng đó, đánh số seri bảo lãnh, tự mình kiểm tra thư bảo lãnh có thực sụ tồn tại trên hệ thống ngân hàng không hay là giả mạo như nhiều vụ việc đã xảy ra gần đây, sau đó họ sẽ kiểm tra nội dung, số tiền bảo lãnh được lưu trên hệ thống có chính xác với thư bảo lãnh mà họ nhận được khơng. Nếu ngân hàng có thể ứng dụng được điều này vào thực tế, thì bảo lãnh ngân hàng Việt Nam sẽ rất phát triển vì nhận được sự tin cậy nơi khách hàng.
3.3.2 Hạn chế rủi ro tín dụng trong bảo lãnh
3.3.2.1 Nâng cao chất lượng thẩm định
Khi khách hàng được bảo lãnh vi phạm hợp đồng, ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ trả thay, khoản trả thay này trở thành món vay bắt buộc. Vì vậy, để hạn chế tối đa rủi ro cho ngân hàng khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, các cán bộ tín dụng cần phải tuân thủ đúng qui trình bảo lãnh và thẩm định phương án sử dụng vốn của khách hàng.
Điều kiện tiên quyết để bảo lãnh là khách hàng phải là người có đầy đủ hành vi dân sự, tư cách pháp nhân để đảm bảo có khả năng chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước pháp luật trong trường hợp có tranh chấp xảy ra.
Tiếp theo là thẩm định năng lực tài chính của khách hàng thơng qua các báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, phân tích các chỉ số tài chính để xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng những năm trước và thực trạng hiện nay. Đồng thời ngân hàng phải dự báo được khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai, dự đốn các trường hợp khơng mong muốn có thể xảy ra.
Thêm nữa là xem xét khả năng điều hành, tầm nhìn trong kinh doanh của người giám đốc có ảnh hưởng rất lớn đến hướng phát triển của doanh nghiệp. Ngân hàng cần chú ý phân tích khả năng lãnh đạo của chủ doanh nghiệp thông qua năng lực tổ chức, năng lực chun mơn và uy tín của chủ doanh nghiệp trong giới kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế ngân hàng còn chưa chú trọng đến yếu tố này khi đánh giá khách hàng một
phần vì chưa có qui chuẩn nào để có thể thẩm định năng lực của người lãnh đạo cơng ty, có chăng là bằng những phương pháp đánh giá định tính, độ tin cậy khơng cao.
Ngồi ra, khi thẩm định khách hàng ngân hàng nên kiểm tra thông tin đa chiều để so sánh, đối chiếu và phân tích trên cơ sở đó mới ra quyết định bảo lãnh. Cán bộ tín dụng có thể kiểm tra từ các trung tâm chuyên cung cấp thông tin, từ các bạn hàng của khách hàng, từ phương tiện thông tin đại chúng...Đồng thời, ngân hàng cần thiết phải nghiên cứu xây dựng một hệ thống chấm điểm khách hàng, đánh giá các rủi ro về tín dụng thơng qua các chỉ tiêu liên quan tới ngành nghề, theo từng loại hình doanh nghiệp.
3.3.2.2 Chú trọng công tác tiếp nhận và xử lý tài sản đảm bảo
Khi khách hàng khơng hồn thành nghĩa vụ với bên thụ hưởng và nhận nợ vay bắt buộc của ngân hàng có thể do khách hàng khơng có khả năng trả nợ hoặc do họ khơng có thiện chí trả nợ cho ngân hàng thì lúc đó nguồn bù đắp rủi ro cho ngân hàng là tài sản bảo đảm. Vì thế, cần chú trọng đến khâu tiếp nhận và xử lí tài sản bảo đảm.
Kiểm tra hồ sơ thế chấp kỹ lưỡng, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, giữ bản gốc của các giấy tờ sở hữu, giấy nộp thuế trước bạ, giấy cấp đất, cam kết thế chấp tài sản cho ngân hàng để phòng ngừa sự lừa đảo của khách hàng. Chỉ nhận những tài sản không qui hoạch, tranh chấp, dễ dàng phát mại. Công tác định giá phải đảm bảo đã tính đến giá trị hiện thời và dự đoán những biến động trong tương lai, thường xuyên đánh giá lại tài sản định kì, trích khấu hao định kì nhằm đảm bảo an tồn.
Khi có rủi ro xảy ra cần xử lí linh hoạt tài sản thế chấp, tìm mọi biện pháp phù hợp ít gây tổn thất cho khách hàng và đảm bảo ngân hàng thu hồi vốn nhanh. Nếu không thể siết nợ tài sản bằng cách mua lại để tự khai thác, cho thuê có thời hạn, liên doanh, hùn vốn thì cần nhanh chóng phối hợp với tổ thanh lý tài sản giải quyết nợ.
3.3.2.3 Tăng cường kiểm tra, giám sát quản lý các món vay bảo lãnh
Việc kiểm tra, giám sát các món vay bảo lãnh giúp ngân hàng có thể kiểm tra việc thực hiện các điều khoản đã cam kết của khách hàng theo hợp đồng gốc và hợp đồng bảo lãnh để có thể phát hiện kịp thời những vi phạm trên cơ sở đó có cách xử lí đúng đắn. Các bước kiểm tra cơ bản:
Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng qua hoạt động của tài khoản tiền gửi và tài khoản vay (doanh số phát sinh nợ và có của tài khoản ) sẽ phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm, lưu chuyển tiền tệ, sử dụng vốn vay và trả nợ. Việc biến động bất thường của tài khoản sẽ phản ánh những khó khăn trong quản trị tài chính. Phân tích báo cáo tài chính theo định kì: đối với khách hàng có thời gian bảo lãnh tương đối dài từ vài tháng trở lên.
Viếng thăm và kiểm soát tại điểm hoạt động kinh doanh hoặc nơi cư trú của khách hàng. Khi viếng thăm khách hàng trong thời gian bảo lãnh sẽ giúp ngân hàng có những thơng tin bổ ích như sự duy trì thiện chí thực hiện hợp đồng của khách hàng, thực trạng tổ chức sản xuất kinh doanh, thực trạng dự trữ tồn kho, chất lượng tài sản đảm bảo.
Kiểm tra các tài sản đảm bảo: việc kiểm tra được thực hiện bằng cách kiểm tra tại chỗ hiện trạng của tài sản và thơng qua các báo cáo thường kì của khách hàng về tình trạng của tài sản. Khi kiểm sốt viên giám sát phải làm báo cáo cơng việc và nếu thấy những dấu hiệu vi phạm phải trình cấp quản trị có biện pháp điều chỉnh, ngăn chặn kịp thời. Trong trường hợp tài sản bị rủi ro như cháy, sạt lở, giá thị trường biến động mạnh thì ngân hàng phải kịp thời điều chỉnh hợp đồng cho phù hợp với điều kiện mới.
Giám sát những thơng tin khác: ngân hàng phân tích những thơng tin từ trung tâm phòng ngừa rủi ro, từ các phương tiện thơng tin đại chúng, cơ quan thuế, tồ án.
Ngân hàng cần huấn luyện các cán bộ công nhân viên đặc biệt là các nhân viên thực hiện kiểm tra giám sát nhận thức rõ vai trị, tầm quan trọng của cơng tác này, trên cơ sở đó thực hiện nghiêm chỉnh các bước, các yêu cầu kiểm tra giám sát.
3.3.3 Hạn chế rủi ro gian lận, lừa đảo, giả mạo
3.3.3.1 Đào tạo nghiệp vụ bảo lãnh cho nhân viên
Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa đến công tác đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ người lao động và phải xem đây khơng chỉ đơn thuần là chính sách về con người mà cịn là một biện pháp thiết thực việc quản lý rủi ro. Cụ thể:
Đối với nhân viên mới tuyển dụng, cần có chương trình đào tạo một cách tổng qt về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đồng thời tổ chức đào tạo một cách nghiêm
túc, có kiểm tra, đánh giá cụ thể và xem đây là một trong những yêu cầu cần thiết để trở thành nhân viên chính thức.
Đối với hoạt động bảo lãnh, cần biên soạn cẩm nang nghiệp vụ nhằm hệ thống hóa và chuẩn hóa các kiến thức, kinh nghiệm trong hoạt động này theo hướng kết hợp giữa lý thuyết với thực tiễn cơng tác bảo lãnh và có tính ứng dụng. Cùng với đó, ngân hàng nên tổ chức các hoạt động về trao đổi, học tập nghiệp vụ và tổng kết kinh nghiệm giữa trung tâm đào tạo với các chi nhánh.
3.3.3.2 Phối hợp với các định chế tài chính và tổ chức phịng chống tội phạm quốc tế
Ngân hàng cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với các ngân hàng trong nước và mở rộng hơn nữa mạng lưới ngân hàng đại lý, không những là để thiết lập các mối quan hệ hợp tác giúp tăng doanh số từ các dịch vụ xác nhận bảo lãnh, đồng bảo lãnh. Mà còn là cơ hội để trao đổi, cập nhật thơng tin, kiến thức, rủi ro có thể gặp phải trong bảo lãnh ngân hàng.
Đồng thời, các ngân hàng nên thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các tổ chức phịng chống tội phạm quốc tế để có thể nắm bắt các thơng tin về tội phạm quốc tế mới nhất. Trau dồi kinh nghiệm từ những rủi ro của các ngân hàng thế giới và vận dụng các kinh nghiệm hữu ích nhằm phục vụ tốt hơn cho cơng tác quản lý rủi ro trong hoạt động bảo lãnh của ngân hàng mình.