Kinh nghiệm về bảo lãnh của ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bảo lãnh tại một số ngân hàng thương mại việt nam (Trang 33 - 37)

hàng nước ngoài tại Việt Nam

Ngày nay, các hoạt động thương mại, dịch vụ ngày càng phát triển, các ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngồi cũng đang tích cực thu hút khách hàng và mở rộng thị trường trong hoạt động bảo lãnh. Việc học hỏi và vận dụng những kinh nghiệm thực tế từ các ngân hàng nổi bật như HSBC, ANZ,... là điều rất cần thiết.

Bài học kinh nghiệm HSBC:

Ngày 1/1/2009 HSBC chính thức hoạt động ở Việt Nam. Hiện tại HSBC là ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam xét về vốn đầu tư, chủng loại sản phẩm, số lượng nhân viên và khách hàng. HSBC mở rộng thị trường hoạt động, trong đó có hoạt động bảo lãnh được ưu tiên hàng đầu, nhằm tạo ra các cơ hội kinh doanh, mở rộng đối tượng khách hàng.

Bài học thứ nhất:

Sản phẩm của HSBC phong phú và liên tục cung cấp các sản phẩm bảo lãnh mới đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, mà ngân hàng nội địa còn bỏ ngỏ, yếu kém như bảo lãnh thanh toán thuế nhập khẩu/ VAT, bảo lãnh thanh toán trả trước, mới nhất là bảo lãnh tiện ích - cam kết bồi thường cho người nhận bảo lãnh nếu doanh nghiệp không cung cấp dịch vụ hậu mãi và bảo trì như đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Có thể nói

HSBC là ngân hàng nước ngoài dẫn đầu về sản phẩm bảo lãnh mới, cũng như các giải pháp tài trợ thương mại và ngoại hối tốt nhất hiện nay.

Các NHTM Việt Nam nên học hỏi HSBC trong việc phát triển sản phẩm bảo lãnh mới và dịch vụ tài trợ thương mại và ngoại hối.

Bài học thứ hai:

Trước đây, HSBC chỉ tập trung chủ yếu vào đối tượng khách hàng là doanh nghiệp nước ngồi và các tổng cơng ty nhà nước, nhưng nay đã mở rộng ra các khách hàng cá nhân. Đến thời đểm này thì dịch vụ bán lẻ của HSBC đang phát triển rất mạnh, thu hút ngày càng nhiều đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng này từ dịch vụ thẻ, vay tín chấp đến các dịch vụ bảo lãnh, tài trợ thương mại…

Các NHTM Việt Nam nên học hỏi HSBC trong việc đa dạng khách hàng và đẩy mạnh dịch vụ bán lẻ.

Bài học thứ ba:

Hệ thống giám sát nội bộ của ngân hàng này được thiết kế theo hệ thống dọc từ trụ sở chính đến các chi nhánh, trực tiếp do tổng giám đốc chỉ đạo và điều hành. Bộ phận giám sát nằm tại chi nhánh làm việc độc lập với giám đốc chi nhánh, do đó đảm bảo được tính khách quan. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên được đào tạo đạt tiêu chuẩn quốc tế cùng với nền tảng công nghệ rất phát triển hổ trợ cho nhân viên thực hiện công việc tư vấn, cấp bảo lãnh nhanh, chính xác hơn, và cơng việc quản lý rủi ro cũng tốt hơn rất nhiều.

Bài học rút ra cho các NHTM Việt Nam là hệ thống giám sát nội bộ ngân hàng cần hoàn chỉnh hơn và phát triển đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.

Bài học kinh nghiệm ANZ

Năm 1993, ANZ là một trong những ngân hàng đầu tiên hoạt động tại Việt Nam. Bên cạnh bảo lãnh ANZ cũng phát triển mạnh các hình thức thanh tốn quốc tế như nhờ thu, thư tín dụng chứng từ xuất nhập khẩu, tài trợ xuất nhập khẩu bằng các loại tiền chính AUD và HKD.

Tận dụng lợi thế mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp cùng uy tín nhiều năm kinh nghiệm trong ngành ngân hàng thế giới, ngân hàng này quan tâm thực hiện xác nhận bảo lãnh theo yêu cầu ngân hàng bảo lãnh. Xác nhận bảo lãnh là dịch vụ được đánh giá là ít rủi ro đồng thời mang lại nguồn thu lớn cho ngân hàng này, tuy nhiên dịch vụ xác nhận bảo lãnh của NHTM Việt Nam vẫn chưa phát triển mạnh.

Như vậy, các NHTM Việt Nam nên học hỏi ANZ đẩy mạnh dịch vụ xác nhận bảo lãnh hơn nữa trong thời gian tới.

Bài học thứ hai:

Hệ thống bán lẻ của các ngân hàng này rất được chú trọng, họ có kế hoạch săn đón khách hàng cùng đội ngũ bán hàng khá chuyên nghiệp giúp gia tăng nguồn thu cho dịch vụ ngân hàng một cách tối đa, đồng thời thực hiện việc bán chéo sản phẩm. Thông qua việc áp dụng các chính sách ưu đãi, ngân hàng này chủ động thu hút khách hàng, đầu tiên là sử dụng các dịch vụ về thẻ, tiền gửi, kiều hối, thanh tốn, sau đó đến các dịch vụ về cho vay, phát hành bảo lãnh ngân hàng.

Bài học rút ra cho các NHTM Việt Nam là việc đẩy mạnh phát triển hệ thống bán lẻ chuyên nghiệp hơn.

Bài học thứ ba:

Việc giải quyết tranh chấp trong thực hiện bảo lãnh được thỏa thuận thống nhất và ghi cụ thể khi ký kết hợp đồng và ngân hàng này rất quan tâm đến uy tín của tổ chức đứng ra phân xử, thường là trọng tài quốc tế mà cả hai bên lựa chọn ở nước sở tại của ngân hàng, của khách hàng hoặc nước thứ ba. ANZ cũng đã ban hành bản: các điều khoản về thương mại của ANZ tháng 09/2010, nêu rõ các quy định áp dụng đối với các hình thức thương mại, thanh tốn quốc tế, bảo lãnh được thực hiện tại ANZ, điều này cho thấy sự rõ ràng và minh bạch trong việc áp dụng luật khi có sai phạm, mâu thuẫn xảy ra giữa ngân hàng và khách hàng.

Bài học rút ra cho các NHTM Việt Nam nên ban hành bản các điều khoản về thương mại của của ngân hàng mình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 của luận văn, tác giả hệ thống hóa cơ sở lý luận về bảo lãnh của ngân hàng thương mại.

Đầu tiên, tác giả đã nêu các khái niệm cơ bản về bảo lãnh theo thế giới, theo Luật của Việt Nam và theo quan điểm cá nhân tác giả, phân loại và nêu ra các chức năng và vai trò của bảo lãnh.

Chương này tác giả cũng đề cập đến các nhân tố có ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng bao gồm nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Cụ thể, một số nhân tố chủ quan gồm con người, quy mô và uy tín của ngân hàng, kỹ thuật cơng nghệ, quy trình…, các nhân tố bên ngồi có thể kể đến như mơi trường kinh tế - xã hội và hành lang pháp lý.

Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của dịch vụ bảo lãnh gồm các chỉ tiêu định lượng như số dư bảo lãnh, doanh số bảo lãnh, doanh thu của hoạt động bảo lãnh, dư nợ bảo lãnh quá hạn; và các chỉ tiêu định tính như sự đa dạng của sản phẩm bảo lãnh cung cấp và mạng lưới ngân hàng đại lý.

Bên cạnh đó, chương 1 cịn nêu ra những dạng rủi ro đặc thù, cơ sở pháp lý liên quan và một số kinh nghiệm của các ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho sự phát triển của dịch vụ bảo lãnh của các NHTM.

Những nội dung đề cập tại chương 1 là cơ sở lý luận nền tảng cho tác giả đi sâu phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh tại các NHTM ở chương tiếp theo và đề ra các giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại các NHTM.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bảo lãnh tại một số ngân hàng thương mại việt nam (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)