Tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bảo lãnh tại một số ngân hàng thương mại việt nam (Trang 37 - 41)

Trong những năm qua, thị trường tài chính ngày càng trở nên sơi động hơn do sự tham gia của nhiều loại hình Ngân hàng và các tổ chức tài chính phi Ngân hàng. Hiện nay số lượng Ngân hàng được phép hoạt động ngày càng tăng cùng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của nhiều tổ chức phi Ngân hàng, trong khi đó nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế là có hạn . Vì vậy, mức độ cạnh tranh khá khốc liệt, ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của ngân hàng nhất là trong bối cảnh nền kinh tế cịn nhiều khó khăn như hiện nay

Bảng 2.1 Số lượng ngân hàng Việt Nam 2006 – 2012

Năm 2006 2007 2008 2009 2012

NHQD 5 5 4 3 5

NHTMCP 34 35 39 40 34

NHLD 5 5 5 5 4

NHNN 5 5

(Nguồn: Theo số liệu công bố qua các năm của NHNN)

Lợi nhuận

Đồ thị 2.1 Lợi nhuận của một số ngân hàng trong năm 2011- 2012 ( Nguồn: Báo cáo ngành ngân hàng 2012 - VietstockFinance )

Liên tiếp trong các năm từ 2006 đến 2009 lợi nhuận ngân hàng tăng mạnh do nền kinh tế tăng trưởng nóng, với tín dụng bất động sản và chứng khốn. Từ năm 2010 lợi nhuận ngân hàng có xu hướng giảm lại, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận năm 2011 là 15.1% NHNN cho biết, tổng lợi nhuận toàn ngành ngân hàng năm 2012 là 28,600 tỷ đồng, sụt giảm gần 50% so với năm 2011. Hầu hết các ngân hàng đều bị sụt giảm lợi nhuận rất mạnh, ngay cả những ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, cũng không tăng trưởng như năm trước, dù vẫn đứng đầu tồn ngành về lợi nhuận.

Tăng trưởng tín dụng

Đồ thị 2.2 Tăng trưởng tín dụng hệ thống ngân hàng từ năm 2006 – 2012 (Nguồn: Số liệu công bố qua các năm của NHNN)

Sau một thời gian dài tăng trưởng cao bình quân trên 30% về dư nợ cho vay đối với nền kinh tế, trên danh mục tín dụng đã xuất hiện việc tăng trưởng nóng vào khu vực bất động sản, chứng khoán.

NHNN đã điều chỉnh giảm tín dụng thơng qua các định hướng chính sách rất rõ như: kiểm sốt chặt chẽ, giảm cho vay vào lĩnh vực bất động sản và chứng khốn, có khung chính sách tín dụng đặc thù cho ngành lĩnh vực có tầm chiến lược và quan trọng của đất nước như cho vay sản xuất lúa gạo, thủy sản, chăn nuôi gia súc, nhà ở cho người nghèo góp phần tăng trưởng kinh tế nơng nghiệp. Chính sách này khiến tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tồn hệ thống ngân hàng giảm kỷ lục xuống còn 10.9% năm 2011 và tiếp tục giảm mạnh vào năm 2012.

21.4% 53.9% 23.4% 37.5% 31.2% 10.9% 8.9% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Tín dụng năm 2012 tăng rất thấp, 7 tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng của tồn nền kinh tế vẫn gần như bằng 0%, sau 11 tháng tín dụng mới nhích lên được hơn 4%. Đến ngày 20-12-2012, NHNN cho biết tăng trưởng tín dụng đạt 6.45% so với cuối năm 2011 và ước cả năm đạt khoảng 7%. Tuy nhiên, ngày 9-1-2013, NHNN có thơng báo về kết quả hoạt động ngân hàng năm 2012 và định hướng 2013, điểm bất ngờ là tín dụng đã tăng mạnh vào cuối năm 2012, khiến cả năm tăng trưởng 8.91%. Trong đó, tín dụng VNĐ tăng 11.51%, tín dụng ngoại tệ giảm 1.56% so với cuối năm 2011. Tín dụng nơng nghiệp, nơng thơn tăng khoảng 8%, tín dụng xuất khẩu tăng khoảng 14%, tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng khoảng 6.15%. Dư nợ cho vay các lĩnh vực khơng khuyến khích giảm và chiếm tỷ trọng khoảng 4.4% so tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.

Tín dụng năm 2012 tăng trưởng ở mức thấp kỷ lục, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1992, mức tăng trưởng tín dụng ở một chữ số. Nguyên nhân tín dụng tăng thấp là do cầu yếu, khả năng tiêu thụ sản phẩm khó khăn, hàng tồn kho cao nên nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn; các TCTD phải kiểm sốt chặt chẽ tín dụng nhằm ngăn chặn nợ xấu...

Tăng trưởng huy động

Đồ thị 2.3: Tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn của hệ thống ngân hàng năm 2006 – 2012 (Nguồn: Số liệu công bố qua các năm của NHNN)

Từ năm 2006 đến 2012, các ngân hàng Việt Nam đã không ngừng thu hút vốn từ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân. Tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng các năm qua trung bình trên 20%. Đến năm 2011, tỷ lệ này giảm

37.0% 50.0% 23.0% 27.0% 27.2% 9.9% 16.0% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

mạnh xuống còn 9.9% do lãi suất năm này chịu sự điều chỉnh trần lãi suất của ngân hàng nhà nước, trần lãi suất này liên tục hạ từ năm 2011 đến nay.

số liệu NHNN, huy động vốn của toàn hệ thống năm 2012 tăng khoảng 16%. Vì lãi suất huy động năm 2012 tương đối hấp dẫn so với các kênh đầu tư khác như chứng khoán, vàng hay bất động sản. Ngoại trừ ACB có mức tăng trưởng tiền gửi khách hàng âm, đa số các ngân hàng cịn lại đều duy trì được tốc độ tăng trưởng tiền gửi khả quan và cao hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng.

Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành ngân hàng từ năm 2006 đến năm 2011 dao động ở mức 3% và đột ngột tăng lên 8.9 % năm 2012 đã khiến cho mọi người hoang mang, lo ngại cho sự ổn định, phát triển lành mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Đồ thị 2.4 Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng năm 2006 – 2012 (Nguồn: Số liệu cơng bố qua các năm của NHNN)

Tính đến cuối tháng 2/2013, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng đã giảm từ 8.82% của tháng 9/2012 xuống còn 6%. Như vậy chỉ trong 5 tháng, ngành ngân hàng Việt Nam xử lý được 53,685 tỷ đồng nợ xấu, ước tính nợ xấu của các TCTD vào khoảng 156,000 tỷ đồng. Điều lưu ý là những con số công bố của các TCTD và giám sát của NHNN có sự khác biệt rất lớn, theo báo cáo của các TCTD vào cuối năm 2012, nợ xấu khoảng 135,000 tỷ đồng, tương đương 4.86% tổng dư nợ và tăng 67.25% so với 2011.

Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng

3.0% 2.0% 3.5% 2.2% 2.6% 3.4% 8.8% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 TỶ LỆ NỢ XẤU

Có thể nói năm 2012 là năm của các vụ mua bán, sát nhập M&A khi mà số lượng và chất lượng các vụ M&A trong năm nay diễn ra liên tục với quy mô lớn hơn hẳn các năm qua.

Trong năm 2012 và những tháng đầu năm 2013 đã có nhiều vụ sáp nhập, mua bán (M&A) nằm trong kế hoạch tái cơ cấu của các ngân hàng Việt. Như thương vụ sáp nhập 3 ngân hàng: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đệ Nhất (Ficombank); Thương vụ Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB); Thương vụ Ngân hàng Eximbank đại diện cho nhóm cổ đơng lớn mua thâu tóm Sacombank; và thương vụ Mizuho Corporate Bank mua 15% cổ phần của Vietcombank với giá 567 triệu USD và Tokyo-Mitsubishi UFJ mua 20% cổ phần của Vietinbank với giá 743 triệu USD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bảo lãnh tại một số ngân hàng thương mại việt nam (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)