Về khâu sử dụng máu thấy tổng số máu tiếp nhận được tăng dần theo từng năm (xem hình 4.3) ,chất lượng sử dụng máu tăng dần (xem hình 4.4), nhu cầu sử dụng tiểu cầu vừa đủ và lý do hủy máu. So với khung lý thuyết, trung tâm chưa phân tích chỉ định truyền máu, chưa có đánh giá về vấn đề an toàn truyền máu như theo dõi sát tình trạng bệnh nhân trước, trong và sau truyền máu; chưa kiểm tra chất lượng sinh phẩm dùng trong sàng lọc để giải thích về lý do hủy máu. Nguyên nhân của thực trạng này do nhiều nguyên nhân, trong đó quan trọng nhất là chỉ định truyền máu của bác sĩ; tình trạng vận chuyển, bảo quản máu chưa đúng quy định; chưa triển khai rộng khắp các lớp an toàn truyền máu tới tất cả nhân viên y tế. Khi gợi ý chính sách cải tiến khâu này cần giải quyết những vấn đề nêu trên.
4.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC KHÂU TRONG QUY TRÌNH TRUYỀN MÁU : MÁU :
4.4.1.Quan hệ giữa khâu tuyên truyền, vận động, tiếp nhận máu với khâu sàng lọc:
Hai khâu trên liên hệ rất mật thiết và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, cùng giúp nhau cải thiện chất lượng nguồn máu tiếp nhận được. Tại trung tâm truyền máu Chợ Rẫy khâu tuyên truyền, vận động, tiếp nhận máu có những bước tiến bộ đáng kể : số lượng máu tiếp nhận tăng dần qua các năm (năm 2005 số lượng máu thu nhận 26772 đơn vị, sản xuất máu và chế phẩm máu 56930 đơn vị; năm 2011 số lượng máu thu nhận 75498 đơn vị, sản xuất máu và chế phẩm máu 205014 đơn vị; năm 2014 số lượng máu thu nhận 88410 đơn vị, sản xuất máu và chế phẩm máu 276383 đơn vị - xem hình 1.2 và 4.1). Hiệu quả sử dụng tiểu cầu điều trị chiếm tỉ lệ 100% (xem hình 4.16).
Khi trung tâm truyền máu Chợ Rẫy đi vào hoạt động thì tỷ lệ người hiến máu chuyên nghiệp giảm rõ rệt, hiện nay chỉ cịn một số ít người hiến tiểu cầu; thân nhân cho máu cũng giảm và hiện nay gần như khơng cịn thân nhân cho máu, chỉ có một số ít trường hợp có nhóm máu hiếm (Rh âm); trong khi số lượng và tỷ lệ người hiến máu tình nguyện tăng lên. Điều này cho thấy nguồn người hiến máu
tình nguyện đã thay đổi. Qua đây giúp cho khâu tuyên truyền, vận động, tiếp nhận máu cần tư vấn nhiều hơn kiến thức về máu và hiến các thành phần máu.
Hình 4.19. Biểu đồ các nguồn máu tiếp nhận tại Chợ Rẫy từ 2002-2014
Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận văn từ số liệu tại TTTM Chợ Rẫy năm 2002-2014
Trung tâm thay đổi chất lượng máu tiếp nhận từ 250ml lên 350ml (năm 2011 có 71086 đơn vị máu tiếp nhận, chiếm 87,4%, năm 2014 có 87615 đơn vị máu tiếp nhận, chiếm 88,3% - xem hình 4.12). Tỉ lệ cho máu nhắc lại tăng dần qua các năm (năm 2011 tỉ lệ hiến máu lần đầu là 55787 đơn vị, chiếm 85%, nhắc lại 15%; năm 2014 tỉ lệ hiến máu lần đầu là 65669 đơn vị, chiếm 84,1% , nhắc lại 15,9% - xem hình 4.11).
Khâu sàng lọc cũng có tiến bộ: số lượng máu hủy giảm dần (năm 2011 hủy 5720 đơn vị hồng cầu lắng, năm 2014 hủy 4034 đơn vị hồng cầu lắng). Điều này cho thấy tỉ lệ nhiễm bệnh giảm dần, cũng như sử dụng máu tốt hơn (xem hình 4.17). Ngồi ra trung tâm thường xun kiểm tra chất lượng sinh phẩm, xem hạn sử dụng và so sánh với nhau, tuy nhiên chưa có những báo cáo phân tích vấn đề này. Hiện tại kết quả sàng lọc chưa xác định còn nhiều nên trung tâm bước đầu áp dụng kĩ thuật xét nghiệm NAT vào sàng lọc máu. Qua đây trung tâm cần có sự quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 15189:2012 cho phòng xét nghiệm.
Khi khâu tuyên truyền, vận động, tiếp nhận máu được tổ chức tốt thì tỉ lệ sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường truyền máu sẽ giảm dần, nguồn máu sẽ tốt hơn.Tại Chợ Rẫy năm 2011 vận động, tiếp nhận 75498 đơn vị, sàng lọc dương tính 6671 đơn vị ( chiếm 8,2%), đến năm 2014 tiếp nhận được 88410 đơn vị, sàng lọc dương tính 5507 đơn vị (chiếm 5,5%).
Khi khâu sàng lọc máu tốt hơn thì tuyên truyền viên, trung tâm truyền máu sẽ có thời gian hơn cải thiện chất lượng nguồn máu như: khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi của người hiến máu, tập huấn tuyên truyền viên về an toàn truyền máu, lập kế hoạch hiến máu phù hợp với từng địa phương và từng đối tượng hiến máu…
Hiện tại trung tâm truyền máu Chợ Rẫy làm chưa tốt khâu này, chưa khảo sát hay tìm hiểu nguyên nhân người hiến máu nhắc lại còn hạn chế, kiến thức, thái độ hành vi, động cơ hiến máu của người hiến máu; kiến thức, thái độ và hiệu quả tiếp nhận của tuyên truyền viên, của hội chữ thập đỏ và nhân viên y tế tham gia công tác hiến máu.
4.4.2.Quan hệ giữa khâu sàng lọc với khâu sử dụng máu :
Giữa khâu sàng lọc và khâu sử dụng máu có mối quan hệ gắn bó với nhau. Khâu sàng lọc sản xuất ra những túi máu chất lượng tốt sẽ góp phần điều trị tốt cho bệnh nhân, giảm tai biến khi truyền máu, đảm bảo an toàn truyền máu cho người nhận máu. Hình 4.16 và 4.17 cho thấy tại trung tâm tỉ lệ sàng lọc cải thiện qua các năm và tỉ lệ sử dụng máu tốt hơn, giảm dần tỉ lệ hủy hồng cầu lắng. Dựa vào phỏng vấn nhanh tháng cuối năm 2014 tại Khoa Cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy,là một trong những khoa sử dụng rất nhiều máu và chế phẩm máu để điều trị bệnh nhân, tỉ lệ tai biến truyền máu giảm (6 tháng đầu năm trung bình có 30 ca bệnh/ tháng, 6 tháng cuối năm cịn trung bình 20 ca/tháng).
Khâu sử dụng máu tốt hơn biểu hiện quy trình truyền máu tốt hơn, an tồn truyền máu cải thiện…Đó là khâu quan trọng nhất trong quy trình truyền máu, từ khâu tuyên truyền, vận động, tiếp nhận máu (đầu vào) tới khâu sử dụng máu điều trị cho người bệnh, sử dụng và dự phòng cho cấp cứu (đầu ra). Khi khâu sử dụng
máu tốt thì cả quy trình truyền máu tốt, sẽ thúc đẩy trung tâm truyền máu phát triển hơn nữa.
Hiện tại trung tâm truyền máu Chợ Rẫy chúng tơi chưa có 1 phân tích cụ thể nào về an tồn truyền máu trên lâm sàng. Tương lai cần cải thiện an toàn truyền máu cho bệnh viện, xa hơn nữa cho địa phương, cho quốc gia, cho khu vực…góp phần vào sự tiến bộ của quản lý và điều trị bệnh nhân.
4.4.3.Quan hệ giữa khâu sử dụng máu với khâu tuyên truyền, vận động, tiếp nhận máu :
Cả 2 khâu trên quan hệ tương tác lẫn nhau. Khi khâu sử dụng máu đạt hiệu quả tốt, góp phần điều trị hiệu quả cho bệnh nhân thì khi đó khâu tun truyền, vận động, tiếp nhận máu sẽ dễ dàng hơn, có nhiều bằng chứng thuyết phục hơn để người dân tình nguyện hiến máu và các chế phầm máu như hiến tiểu cầu, hiến hồng cầu lắng…Tại trung tâm truyền máu Chợ Rẫy khi đi tuyên truyền, vận động đều đưa những bằng chứng sử dụng máu điều trị cho bệnh nhân, ví dụ như trong đề tài đánh giá rối loạn đông cầm máu ở những bệnh nhân đa chấn thương tại Chợ Rẫy của Nguyễn Trường Sơn và cộng sự (2009). Đề tài này cho thấy số bệnh nhân đa chấn thương vào cấp cứu ngày càng tăng, số bệnh nhân cần truyền máu và chế phẩm máu trong điều trị càng nhiều. Đặc biệt hiệu quả truyền máu tốt thơng qua tình trạng xuất viện bình thường chiếm 61,7%.
Tất cả các khâu trong quy trình truyền máu đều có tác động qua lại với nhau, ảnh hưởng tới nhau. Khi một khâu nào gián đoạn hay thực hiện không tốt đều ảnh hưởng tới khâu kia và sẽ ảnh hưởng tới chất lượng nguồn máu, khơng đảm bảo an tồn truyền máu cho người hiến máu và bệnh nhân.
Để các khâu trong quy trình hoạt động tốt, tại bệnh viện Chợ Rẫy đang có những định hướng, lộ trình như lập kế hoạch cụ thể, chi tiết cho từng đơn vị tham gia quy trình hiến máu, giữa những bộ phận liên quan với nhau đảm bảo nguồn máu luôn ổn định về số lượng, đảm bảo về chất lượng và sẽ thay đổi dần dần nhận thức của người hiến máu, của nhân viên y tế có tham gia trực tiếp hay gián tiếp tới nguồn máu và đặc biệt là xã hội phải đầu tư vào để đảm bảo an toàn truyền máu
cho từng bệnh viện, cho khu vực và cả nước, góp phần xây dựng một “nguồn máu sạch” để điều trị bệnh nhân.
CHƢƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Nội dung chương này sẽ bàn luận kết quả nghiên cứu chương 4. Từ đó sẽ đưa ra những gợi ý về chính sách nhằm nâng cao hiệu quả các khâu trong quy trình truyền máu . Ngoài ra, chương này nêu lên những đóng góp của luận văn về quy trình truyền máu tại Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy. Cuối cùng nêu lên hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
5.1.BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả nghiên cứu cho thấy quy trình tuyên truyền, vận động, tiếp nhận
máu và sử dụng máu tại Bệnh Viện Chợ Rẫy đang cải thiện, có những vấn đề chưa tốt.
Công tác tuyên truyền, vận động, tiếp nhận máu gồm nhiều hoạt động, trong đó hoạt động tuyên truyền vận động quan trọng nhất, công tác này sẽ ảnh hưởng tới cả quy trình truyền máu và chất lượng nguồn máu tiếp nhận được.
Về lập kế hoạch: Vì hoạt động hiến máu tình nguyện là hoạt động mang tính
phong trào mà cơng tác cấp cứu và điều trị bệnh nhân mang tính liên tục, đều đặn và lâu dài, từ đó dẫn đến tình trạng nguồn máu cung cấp không đáp ứng đúng thời điểm với nhu cầu máu. Do đó việc lập kế hoạch vận động hiến máu để chủ động điều phối nguồn cung cấp máu đảm bảo cho nhu cầu điều trị là hết sức cần thiết. Tại trung tâm truyền máu Chợ Rẫy có lên kế hoạch chặt chẽ, số lượng cụ thể, dự kiến số lượng tiếp nhận máu năm sau cao hơn năm trước. Điều này phù hợp với cách ước tính nhu cầu máu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2005a).
Kế hoạch vận động hiến máu trên được phân bố đều đặn liên tục, vẫn có tháng số lượng cao, có tháng số lượng thấp nhưng chênh lệch này không quá cao, tháng vận động nhiều sẽ bù đắp cho tháng ít. Đặc biệt là thời điểm Tết nguyên đán (tháng 2) là tháng tiếp nhận số lượng ít nhất và tháng hè (tháng 6,7) thì trung tâm truyền máu vẫn có kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng lượng máu trước những tháng trên.
Tuy nhiên việc lập kế hoạch chi tiết về tiếp nhận máu hiện tại chưa đạt hiệu quả cao. Để thực hiện tốt hơn cần sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy với các bên liên quan như : Ban chỉ đạo vận động hiến máu các Tỉnh, Ban Giám hiệu các Trường Đại học để đề ra kế hoạch sớm và chủ động trong công tác tuyên truyền, vận động, tiếp nhận máu cả năm.
Về tình hình tiếp nhận máu: từ năm 2005-2014 tăng dần số lượng máu tiếp
nhận và số lượng máu, chế phẩm máu cung cấp (xem hình 1.2). Theo “Khảo sát kế hoạch vận động hiến máu và đánh giá kết quả tiếp nhận máu của Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy từ năm 2009-2013” ta ̣i hô ̣i nghi ̣ Khoa ho ̣c Huyết ho ̣c – Truyền máu toàn quốc năm 2014 cho thấy có sự phối hợp chă ̣t chẽ với Ban chỉ đa ̣o vâ ̣n đô ̣ng hiến máu các Tỉnh về lâ ̣p kế hoa ̣ch vâ ̣n đô ̣ng hiến máu trong từng tháng , từng năm và sát với nh u cầu sử du ̣ng . Trung tâm đã tiếp nhâ ̣n được nguồn máu hiến tình nguyê ̣n ngày càng tăng : từ 57801 đơn vị máu vào năm 2009 lên 84684 đơn vi ̣ máu vào năm 2013. Từ năm 2010-2013 nguồn máu này đã đáp ứng được 100% nhu cầu sử du ̣ng.
Điều này cho thấy nguồn máu tình nguyê ̣n ta ̣i trung tâm truyền máu Chợ Rẫy đã thay thế hoàn toàn các ng̀n máu khác (Lê Hồng Oanh và cộng sự, 2014). Kết quả này tương tự với kết quả khảo sát trong 3 năm của Nguyễn Trường Sơn và cộng sự (2012), khảo sát 5 năm của Bệnh viện Truyền máu Huyết học (2007- 2011) (Đào Ngo ̣c Tu yền và cộng sự, 2012) và Viện Huyết học truyền máu Trung ương năm 2014 (Hà Hữu Nguyện và cộng sự, 2014).
Về chất lượng: việc hiến máu thể tích 350ml trở lên sẽ tác động lớn tới an toàn truyền máu. Hiện nay người hiến máu hiến số lượng 350ml trở lên chiếm đa số (hơn 87,35%).Tỉ lệ này ngược lại so với nghiên cứu của Viện huyết học truyền máu trung ương tiếp nhận đa số 250ml (Hà Hữu Nguyện và cộng sự, 2014).
Tỉ lệ hủy máu do bệnh lý có xu hướng giảm dần, điều này chứng tỏ người hiến máu đã có “tự sàng lọc” trước khi hiến máu, công tác tuyên truyền, vận động trước khi hiến máu đạt hiệu quả và điều đặc biệt là người bệnh sẽ được dùng nguồn máu sạch này trong chữa bệnh và cấp cứu. Riêng khu vực TPHCM tỉ lệ hủy
thấp nhất, chứng tỏ người hiến máu ý thức hơn, họ “tự sàng lọc” trước khi hiến máu và tuyên truyền viên hiệu quả hơn.Vì khi thu nhận thể tích 350ml trở lên, trung tâm truyền máu sẽ phân tách thành hồng cầu lắng và các chế phẩm máu (tiểu cầu,huyết tương tươi,…) và như thế từ 1 người hiến máu tình nguyện có thể điều trị bệnh cho ít nhất 2-3 người bệnh, điều này có lợi cho ngành Y tế và kinh tế quốc gia.
Về người hiến máu: Hiến máu lần đầu chiếm đ a số (84-85%), cao hơn nghiên cứu ở Trung Quốc chiếm 64% (Guo và cộng sự, 2011). Kết quả này ngược với Cần Thơ và Viện Huyết học truyền máu Trung ương tỉ lệ người hiến máu nhắc lại chiếm tỉ lệ cao (Hà Hữu Nguyện và cộng sự, 2014; Nguyễn Xuân Việt và cộng sự, 2014).
Nam giới hiến máu nhiều hơn nữ giới, người trẻ từ 18-25 tuổi cho máu chủ yếu chiếm 48,1% - 55,7%. Đối tượng hiến máu nhiều nhất là học sinh, sinh viên, nông dân và công nhân chiếm hơn 82% tổng số, tương tự với nghiên cứu ở Cần Thơ (Nguyễn Xuân Việt và cộng sự, 2014) và nghiên cứu Hồng Kông (Hong, Loke, 2011).
Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy có khảo sát mức độ hài lịng của người hiến máu vào năm 2011 tại điểm hiến máu lưu động với kết quả: 56,3% người hiến máu trong độ tuổi từ 18-25, chủ yếu học sinh – sinh viên và người hiến máu nhắc lại chiếm tỉ lệ 55,2%, hơn 95% người hiến máu hài lịng thơng tin truyền thông về hiến máu tình nguyện, bác sĩ khám tuyển, thời gian, địa điểm và quy mô tổ chức tổ chức hiến máu, 96% hài lịng với cơng tác chăm sóc trong khi hiến máu và hơn 97% hài lòng với kỹ thuật lấy máu của nhân viên y tế (Lê Hoàng Oanh và cộng sự, 2012).
Năm 2013 do sự phân bố lịch không đồng đều giữa các địa phương, người hiến máu ở Đồng Nai tăng lên, trong khi đó tại TPHCM giảm số lượng người hiến máu (hình 4.5).
Về sàng lọc: Tỉ lệ nhiễm viêm gan siêu vi B(HBsAg) còn thấp (4,04%) so
trung ương, 2014 tỉ lệ dương tính 7,5%, nghiên cứu của Đỗ Trung Phấn (2011) là 10% và nghiên cứu của Nguyễn Anh Trí (2004) 7,5%. Hiện tại bước đầu áp dụng xét nghiệm nhanh viêm gan siêu vi B khi lấy máu lưu động nhằm giảm tỉ lệ hủy máu khi xét nghiệm tại trung tâm truyền máu và nâng cao chất lượng nguồn máu.
Về sử dụng máu: Hạn chế của luận văn là chưa đi sâu vào phân tích sử dụng
máu và chế phẩm máu trên lâm sàng, chưa phân tích về tai biến khi truyền máu và bệnh lý liên quan tới truyền máu.
Qua phân tích thực trạng các khâu ở trên, chúng tơi cũng nhận thấy một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động các khâu trong quy trình truyền máu:
Khâu tuyên truyền, vận động, tiếp nhận máu: giúp thống kê số đơn vị máu
thu nhận được, sự phân bố khơng đồng đều tình trạng thu nhận máu giữa các tháng trong năm cũng như phân tích đặc điểm của người hiến máu như tuổi, giới tính, số lần hiến máu.. So với khung lý thuyết luận văn chưa khảo sát được động cơ hiến