Rẫy
Nguồn : Tổng hợp từ phỏng vấn sâu và quan sát của tác giả luận văn
Xét nghiệm HIV được thực hiện với 3 kỹ thuật xét nghiệm test nhanh, xét nghiệm miễn dịch vi hạt hóa phát quang và xét nghiệm ELISA. Sàng lọc giang mai bằng kỹ thuật phát hiện kháng thể giang mai trong huyết thanh người cho máu (VDRL-Veneral Disease Research Laboratory test). Sàng lọc sốt rét bẳng kỹ thuật giọt máu đàn, giọt máu đặc, kỹ thuật huỳnh quang – miễn dịch và kỹ thuật ngưng kết hạt latex. Hiệu quả xét nghiệm sàng lọc là tỉ lệ % số người hiến máu dương tính với các bệnh lây truyền qua đường máu, thời gian xét nghiệm nhanh chóng, chính xác, đúng mẫu xét nghiệm, đúng chất lượng xét nghiệm (xem phụ lục 7).
4.2.3.Khâu sản xuất chế phẩm máu
Các đơn vị máu sau khi an toàn sàng lọc (xét nghiệm âm tính) sẽ được điều chế ra các thành phần máu như : hồng cầu lắng, tiểu cầu, huyết tương tươi đông lạnh, kết tủa lạnh tùy theo tỷ trọng và cung cấp cho từng loại bệnh nhân khác nhau như hồng cầu lắng điều trị bệnh nhân thiếu máu, mất máu do chấn thương, chảy máu…,tiểu cầu dùng cho bệnh nhân chảy máu lâu cầm, bệnh nhân chuẩn bị phẫu
thuật, sanh đẻ…,huyết tương tươi đông lạnh và kết tủa lạnh thường dùng cho bệnh nhân bị đa chấn thương do tai nạn giao thông, do thảm họa cháy nổ, do ung thư giai đoạn cuối hay bệnh lý chảy máu lâu cầm bẩm sinh (bệnh Hemophilia)… (phụ lục 8).
4.2.4.Khâu sử dụng máu (cấp phát máu)
Máu sau khi được sàng lọc và sản xuất các chế phẩm máu, xét nghiệm an toàn sẽ được đưa vào ngân hàng máu. Tại đây sẽ phân phối máu và chế phẩm máu tới bệnh nhân. Sử dụng máu là trực tiếp đưa máu vào cơ thể người bệnh, thể hiện hiệu quả của truyền máu, cũng có thể xuất hiện các tai biến do truyền máu cần được xử trí kịp thời. Bộ phận này gồm các hoạt động : lập kế hoạch nhu cầu sử dụng máu, lĩnh máu, lưu trữ bảo quản máu tại bệnh viện, truyền máu cho người bệnh. Phát máu và truyền máu an toàn, theo dõi phát hiện và xử lý kịp thời các phản ứng do truyền máu, là khâu quyết định hiệu quả của truyền máu vì :
- Là khâu cuối cùng của chương trình cung cấp và an toàn truyền máu - Là nơi trực tiếp sử dụng máu và chế phẩm máu cho người bệnh
- Là nơi đánh giá hiệu quả truyền máu, chất lượng của các sản phẩm máu - Là nơi mà truyền máu có thể gây nên các tai biến truyền máu cấp tính và lâu dài, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng bệnh nhân
- Là nơi tập hợp các nhu cầu về máu và chế phẩm máu để xây dựng kế hoạch và nhu cầu máu
- Là nơi cung cấp thông tin về hiệu quả của truyền máu để thúc đẩy hoạt động tuyên truyền, vận động hiến máu và nâng cao chất lượng ngân hàng máu.
Hiệu quả công đoạn này khi truyền máu cho người bệnh đúng chỉ định, theo dõi sát tình trạng bệnh nhân trước, trong và sau truyền máu. Nếu có xảy ra tai biến truyền máu thì phải được xử trí kịp thời. Kiểm tra lại hiệu quả của truyền máu đối với từng bệnh nhân, cũng như kiểm tra chất lượng từng đơn vị máu. Bệnh viện Chợ Rẫy hiện tại chưa có đánh giá về vấn đề an tồn truyền máu (phụ lục 9).
Tổ chức tốt mạng lưới cung cấp máu của các ngân hàng máu theo kế hoạch, hợp đồng với các bệnh viện, hợp tác chặt chẽ với nhau, chịu trách nhiệm chỉ đạo
thống nhất từ cấp Trung Ương (Ban chỉ đạo truyền máu quốc gia) tới tuyến cơ sở (phụ lục 10), cụ thể tại trung tâm truyền máu Chợ Rẫy (phụ lục 11). Hai sơ đồ tương tự nhau về chức năng và các khâu trong quy trình truyền máu.
4.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÁC KHÂU TRONG QUY TRÌNH TRUYỀN MÁU TẠI TRUNG TÂM TRUYỀN MÁU CHỢ RẪY :
4.3.1. Khâu tuyên truyền, vận động, tiếp nhận máu
Về số lượng máu: Từ năm 2005 đến năm 2014 tổng số máu tiếp nhận đươ ̣c tăng dần theo từng năm, tiếp nhận 81374 đơn vi ̣ năm 2011) tới 99175 đơn vi ̣ năm 2014 (Hình 4.3)
Hình 4.3: Biểu đồ số lƣợng máu tiếp nhận từ 2011 – 2014 tại Chợ Rẫy
0 20000 40000 60000 80000 100000 2011 2012 2013 2014
Lượng máu tiếp nhận
Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận văn từ số liệu tại TTTM Chợ Rẫy năm 2011- 2014
Khảo sát riêng 2 năm 2013-2014 chất lượng sử dụng máu tăng dần, số lượng máu sử dụng được tăng dần trong khi số lượng máu hủy giảm dần (hình 4.4)
Hình 4.4: Biểu đồ số lƣợng máu tiếp nhận và sử dụng năm 2013 – 2014
Nguồn : Tổng hợp của tác giả luận văn từ số liệu tại TTTM Chợ Rẫy năm 2013-2014
Địa phương tiếp nhận nhiều nhất tại Đồng Nai và thấp nhất ở Bình Phước. Trong năm 2013, số lượng người hiến máu tại Đồng Nai tăng dần thì tại TPHCM giảm dần. Điều này xảy ra do phân phối lịch tiếp nhận máu không đồng đều giữa các địa phương. Trong năm 2013 lượng máu tiếp nhận giảm đáng kể tại TPHCM, nhưng nếu tính trung bình nhu cầu máu mỗi tháng thì vẫn có sự phân bố khơng đồng đều, cao nhất vào tháng 07/2013 (hình 4.5 và hình 4.6).
Hình 4.5: Biểu đồ số lƣợng máu tiếp nhận từ 2011-2014
Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận văn từ số liệu tại TTTM Chợ Rẫy năm 2011-2014
Hình 4.6. Biểu đồ số lƣợng máu tiếp nhận tại TPHCM năm 2013
Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận văn từ số liệu tại TTTM Chợ Rẫy năm 2013
Khu vực TPHCM, đây là khu vực mà lực lượng học sinh – sinh viên nhiều nhất. Trong 4 năm khảo sát số liệu theo từng tháng nhận thấy số lượng máu tiếp
nhận phân bố khơng đều giữa các tháng trong năm: phân bố ít vào tháng Tết nguyên đán (tháng 2) và dịp hè (tháng 6,7); phân bố nhiều vào tháng 3,4 và các tháng cuối năm (tháng 11,12). Tỉ lệ hiến máu thể tích 350ml chiếm đa số, tỉ lệ sàng lọc các đơn vị máu dương tính chiếm tỉ lệ thấp (Hình 4.7).
Hình 4.7. Tình hình tiếp nhận máu tại khu vực TPHCM theo từng tháng trong 4 năm (2011 – 2014)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận văn từ số liệu tại TTTM Chợ Rẫy năm 2011-2014
Hình 4.8. Biểu đồ tỉ lệ hiến máu qua các năm theo giới tính
Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận văn từ số liệu tại TTTM Chợ Rẫy năm 2011-2014
Lực lượng hiến máu có nhiều thành phần tham gia, trong đó lực lượng từ học sinh-sinh viên chiếm tỉ lệ cao nhất; lực lượng nông dân và công nhân chiếm tỉ lệ tương đương nhau (Hình 4.9).
Hình 4.9. Nghề nghiệp ngƣời hiến máu tình nguyện tại các Tỉnh
Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận văn từ số liệu tại TTTM Chợ Rẫy năm 2011-2014
Kết quả phân tích nhóm người trẻ t̉i (18-25 t̉i) là nhóm hiến máu nhiều nhất, chiếm tỉ lê ̣ từ 48,1% trở lên, đặc biệt năm 2011 chiếm 55,7% (Hình 4.10). Đây là tín hiệu tốt cho ngân hàng máu tại Việt Nam, điều này càng giúp những nhà quản lý quan tâm tới lực lượng này và là “một nguồn máu sạch” nếu biết vận động và duy trì người hiến máu nhắc lại.
Hình 4.10. Độ tuổi ngƣời hiến máu tại các Tỉnh
Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận văn từ số liệu tại TTTM Chợ Rẫy năm 2011-2014
Phân tích kết quả thấy số lượng người hiến máu lần đầu chiếm đa số (84- 85%) tổng số ngườ i hiến máu . Đây chứng minh hiê ̣ u quả của viê ̣c tuyên truyền , vâ ̣n đô ̣ng theo bề rô ̣ng , tới nhiều thành phần tham gia hiến máu . Tuy nhiên tương lai trung tâm cần phải khai thác theo chiều sâu, khai thác đối tượng cho máu nhắc lại. Nếu tận dụng được lực lượng hiến máu này chúng ta sẽ loa ̣i được “thời kì cửa sổ” trong sàng lo ̣c và người tham gia hiến máu sẽ “tự sàng lọc” mình trước khi cho máu; có kinh nghiệm khi tham gia hiến máu và làm những người tuyên truyền viên sống đô ̣ng nhất , chân thực nhất về hiến máu nhân đa ̣o tro ng tở chứ c, trong cơ ̣ng đờng (Hình 4.11).
Hình 4.11. Biểu đồ số lần hiến máu của ngƣời hiến máu tình nguyện
Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận văn từ số liệu tại TTTM Chợ Rẫy năm 2011-2014
Người hiến máu hiến 350ml trở lên chiếm đa số (trên 87,35%) và có xu hướng tăng, đây là “tín hiệu vui” sẽ tác động lớn tới an tồn truyền máu. Vì khi thu nhận thể tích 350ml trở lên, trung tâm truyền máu sẽ phân tách thành hồng cầu lắng và các chế phẩm máu (tiểu cầu, huyết tương tươi đông lạnh , kết tủa lạnh…) và như thế từ 1 người hiến máu tình nguyện có thể điều trị bệnh cho ít nhất 2-3 người bệnh. Điều này có lợi cho ngành Y tế và kinh tế quốc gia (Hình 4.12).
Hình 4.12. Biểu đồ thể tích máu tiếp nhận đƣợc qua các năm
Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận văn từ số liệu tại TTTM Chợ Rẫy năm 2011-2014
Như vậy khâu tuyên truyền, vận động, tiếp nhận máu giúp thống kê số đơn vị máu thu nhận được, sự phân bố khơng đồng đều tình trạng thu nhận máu giữa các
tháng trong năm cũng như phân tích đặc điểm của người hiến máu như tuổi, giới tính, số lần hiến máu.. So với khung lý thuyết trung tâm chưa khảo sát được động cơ hiến máu; kiến thức, thái độ, hành vi của người hiến máu, địa điểm tiếp nhận máu; kiến thức, thái độ, hành vi của tuyên truyền viên, của hội chữ thập đỏ, chưa phân tích được lý do người hiến máu nhắc lại chiếm tỉ lệ thấp. Nguyên nhân của thực trạng này chủ yếu do tình trạng chưa thống nhất được các bên liên quan về công tác lập kế hoạch tiếp nhận máu, tập huấn tuyên truyền viên, hội chữ thập đỏ. Trung tâm cần lưu ý vấn đề trên khi gợi ý chính sách.
4.3.2. Khâu sàng lọc máu
Tỉ lệ hủy máu do bệnh lý có xu hướng giảm dần, điều này chứng tỏ người hiến máu đã có “tự sàng lọc” trước khi hiến máu. Công tác tuyên truyền, vận động trước khi hiến máu đạt hiệu quả và đặc biệt là người bệnh sẽ được dùng nguồn máu sạch này trong chữa bệnh và cấp cứu. Riêng khu vực TPHCM tỉ lệ thấp nhất, chứng tỏ người hiến máu ý thức hơn, họ “tự sàng lọc” trước khi hiến máu và tuyên truyền viên hiệu quả hơn (Hình 4.13).
Hình 4.13. Biểu đồ tỉ lệ sàng lọc máu qua các năm theo từng địa phƣơng
Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận văn từ số liệu tại TTTM Chợ Rẫy năm 2011-2014
Tỉ lệ nhiễm viêm gan siêu vi B(HBsAg) cịn cao,chưa kiểm sốt được qua các năm. Điều này thực sự không tốt cho nguồn máu và sức khỏe người hiến máu, vì khi nhiễm viêm gan siêu vi B khơng có những biểu hiện triệu chứng bệnh nên rất khó quản lý và kiểm sốt hành vi của người hiến máu. Kế đến tỉ lệ nhiễm viêm gan siêu vi C cịn cao, có xu hướng giảm. Tỉ lệ nhiễm HIV, Giang mai và sốt rét thấp từ năm 2011-2013, năm 2014 có xu hướng tăng (xem hình 4.14).
Gần đây Viện huyết học truyền máu trung ương đã áp dụng biện pháp chẩn đoán nhanh viêm gan siêu vi B cho người hiến máu nhưng kết quả chưa được kiểm chứng, vì khi đó người hiến máu phải lấy máu 2 lần trước khi hiến máu, tỉ lệ dương tính giả cịn rất cao nên sẽ khơng đủ số lượng khi tiếp nhận máu, điều này sẽ ảnh hưởng tới tâm lý người hiến máu và kế hoạch tiếp nhận máu của hội chữ thập đỏ địa phương. Tại trung tâm truyền máu Chợ Rẫy mới đưa vào áp dụng biện pháp này từ tháng 06/2014.
Hình 4.14. Biểu đồ tỉ lệ sàng lọc máu qua các năm 2011 – 2014
2013 2014
Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận văn từ số liệu tại TTTM Chợ Rẫy năm 2011-2014
Phân tích tỉ lệ sàng lọc theo từng lứa tuổi chúng ta càng thấy rõ hơn tỉ lệ sàng lọc nhiễm HBsAg ở tuổi trẻ (18-25 tuổi) chiếm tỉ lệ cao và giảm dần qua các lứa tuổi. Điều này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng nguồn máu. Tương lai của nguồn máu hiến tình nguyện sẽ ảnh hưởng nhiều tới độ tuổi này, điều đó đặt ra trách nhiệm và thách thức cho những người làm công tác tuyên truyền, vận động như tuyên truyền viên, hội chữ thập đỏ và trung tâm truyền máu...cùng nhau lập kế hoạch và cùng giải quyết thách thức trên (hình 4.15).
Hình 4.15. Biểu đồ tỉ lệ sàng lọc máu ở các lứa tuổi qua các năm 2011 – 2014 2014
2011 2012
2013 2014
Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận văn từ số liệu tại TTTM Chợ Rẫy năm 2011- 2014
So với khung lý thuyết trung tâm chưa phân tích lý do tỉ lệ máu sàng lọc dương tính và chưa xác định chiếm tỉ lệ cao. Nguyên nhân có thể do chúng ta chưa sàng lọc máu trước khi tiếp nhận máu. Chúng ta cần tăng cường tuyên truyền, vận động người hiến máu nhắc lại, tránh “thời kì cửa sổ” khi sàng lọc; cần phải kiểm
tra lại chất lượng sinh phẩm, áp dụng kĩ thuật xét nghiệm mới trong phòng xét nghiệm. Khi gợi ý chính sách chúng ta cần phải lưu ý lý do tiêu hủy máu và chế phẩm, xác định chính xác lại tình trạng nhiễm bệnh của người hiến máu, phân tích lý do tỉ lệ sàng lọc dương tính và chưa xác định cao…để có hướng quản lý nguồn người hiến máu trong tương lai.
4.3.3. Khâu sử dụng máu
Tình hình bệnh nhân tăng dần nên nhu cầu sử dụng máu và chế phẩm máu trong điều trị tăng dần. Tiến hành khảo sát trong 2 năm 2013-2014 nhận thấy số lượng chế phẩm máu sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu, trong đó hiệu quả sử dụng tiểu cầu là 100%. Điều này chứng tỏ khan hiếm người hiến tiểu cầu. Gần đây các trung tâm truyền máu khu vực trong cả nước đã tiến hành tuyên truyền, vận động hiến tiểu cầu thay cho hiến máu toàn phần, điều này giúp tiết kiệm chi phí sản xuất và sàng lọc.
Bên cạnh đó tình hình cung cấp máu và chế phẩm máu tại trung tâm tăng dần qua các năm (hình 1.2). Trong đó tình hình sản xuất và sử dụng hồng cầu lắng tăng dần (hình 4.16 và hình 4.17), số lượng hủy hồng cầu lắng giảm dần (hình 4.17).
Hình 4.16. Biểu đồ sản xuất và sử dụng chế phầm máu năm 2013-2014
Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận văn từ số liệu tại TTTM Chợ Rẫy năm 2013-2014
Hình 4.17. Biểu đồ tỉ lệ sản xuất và tiêu hủy hồng cầu lắng qua các năm
Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận văn từ số liệu tại TTTM Chợ Rẫy năm 2011-2014
Có rất nhiều lý do hủy máu như : sàng lọc dương tính đơn vị máu thu nhận được, không đảm bảo chất lượng về thể tích túi máu, do bảo quản, vận chuyển, do dư thừa máu… Khảo sát riêng năm 2014 trên 96% lý do hủy máu do sàng lọc, gồm kết quả sàng lọc chưa xác định và kết quả sàng lọc dương tính (hình 4.18). Điều này ảnh hưởng rất lớn tới an toàn truyền máu và đặc biệt phản ánh công tác tuyên truyền, vận động của trung tâm truyền máu và hội chữ thập đỏ, tuyên truyền viên các địa phương chưa phối hợp chặt chẽ; cũng như ảnh hưởng đến khâu sàng lọc nên kiểm tra chất lượng sinh phẩm . Các nguyên nhân khác chiếm tỉ lệ rất thấp và không đáng kể, chưa ghi nhận tỉ lệ hủy máu do dư thừa.
Về khâu sử dụng máu thấy tổng số máu tiếp nhận được tăng dần theo từng năm (xem hình 4.3) ,chất lượng sử dụng máu tăng dần (xem hình 4.4), nhu cầu sử dụng tiểu cầu vừa đủ và lý do hủy máu. So với khung lý thuyết, trung tâm chưa phân tích chỉ định truyền máu, chưa có đánh giá về vấn đề an tồn truyền máu như theo dõi sát tình trạng bệnh nhân trước, trong và sau truyền máu; chưa kiểm tra chất lượng sinh phẩm dùng trong sàng lọc để giải thích về lý do hủy máu. Nguyên nhân của thực trạng này do nhiều nguyên nhân, trong đó quan trọng nhất là chỉ định truyền máu của bác sĩ; tình trạng vận chuyển, bảo quản máu chưa đúng quy định; chưa triển khai rộng khắp các lớp an toàn truyền máu tới tất cả nhân viên y