KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động vận động tiếp nhận và sử dụng máu tại trung tâm truyền máu chợ rẫy (Trang 68)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Nội dung chương này sẽ bàn luận kết quả nghiên cứu chương 4. Từ đó sẽ đưa ra những gợi ý về chính sách nhằm nâng cao hiệu quả các khâu trong quy trình truyền máu . Ngoài ra, chương này nêu lên những đóng góp của luận văn về quy trình truyền máu tại Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy. Cuối cùng nêu lên hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1.BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả nghiên cứu cho thấy quy trình tuyên truyền, vận động, tiếp nhận

máu và sử dụng máu tại Bệnh Viện Chợ Rẫy đang cải thiện, có những vấn đề chưa tốt.

Cơng tác tuyên truyền, vận động, tiếp nhận máu gồm nhiều hoạt động, trong đó hoạt động tuyên truyền vận động quan trọng nhất, công tác này sẽ ảnh hưởng tới cả quy trình truyền máu và chất lượng nguồn máu tiếp nhận được.

Về lập kế hoạch: Vì hoạt động hiến máu tình nguyện là hoạt động mang tính

phong trào mà công tác cấp cứu và điều trị bệnh nhân mang tính liên tục, đều đặn và lâu dài, từ đó dẫn đến tình trạng nguồn máu cung cấp không đáp ứng đúng thời điểm với nhu cầu máu. Do đó việc lập kế hoạch vận động hiến máu để chủ động điều phối nguồn cung cấp máu đảm bảo cho nhu cầu điều trị là hết sức cần thiết. Tại trung tâm truyền máu Chợ Rẫy có lên kế hoạch chặt chẽ, số lượng cụ thể, dự kiến số lượng tiếp nhận máu năm sau cao hơn năm trước. Điều này phù hợp với cách ước tính nhu cầu máu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2005a).

Kế hoạch vận động hiến máu trên được phân bố đều đặn liên tục, vẫn có tháng số lượng cao, có tháng số lượng thấp nhưng chênh lệch này không quá cao, tháng vận động nhiều sẽ bù đắp cho tháng ít. Đặc biệt là thời điểm Tết nguyên đán (tháng 2) là tháng tiếp nhận số lượng ít nhất và tháng hè (tháng 6,7) thì trung tâm truyền máu vẫn có kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng lượng máu trước những tháng trên.

Tuy nhiên việc lập kế hoạch chi tiết về tiếp nhận máu hiện tại chưa đạt hiệu quả cao. Để thực hiện tốt hơn cần sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy với các bên liên quan như : Ban chỉ đạo vận động hiến máu các Tỉnh, Ban Giám hiệu các Trường Đại học để đề ra kế hoạch sớm và chủ động trong công tác tuyên truyền, vận động, tiếp nhận máu cả năm.

Về tình hình tiếp nhận máu: từ năm 2005-2014 tăng dần số lượng máu tiếp

nhận và số lượng máu, chế phẩm máu cung cấp (xem hình 1.2). Theo “Khảo sát kế hoạch vận động hiến máu và đánh giá kết quả tiếp nhận máu của Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy từ năm 2009-2013” ta ̣i hô ̣i nghi ̣ Khoa ho ̣c Huyết ho ̣c – Truyền máu toàn quốc năm 2014 cho thấy có sự phối hợp chă ̣t chẽ với Ban chỉ đa ̣o vâ ̣n đô ̣ng hiến máu các Tỉnh về lâ ̣p kế hoa ̣ch vâ ̣n đô ̣ng hiến máu trong từng tháng , từng năm và sát với nh u cầu sử du ̣ng . Trung tâm đã tiếp nhâ ̣n được nguồn máu hiến tình nguyê ̣n ngày càng tăng : từ 57801 đơn vị máu vào năm 2009 lên 84684 đơn vi ̣ máu vào năm 2013. Từ năm 2010-2013 nguồn máu này đã đáp ứng được 100% nhu cầu sử du ̣ng.

Điều này cho thấy nguồn máu tình nguyê ̣n ta ̣i trung tâm truyền máu Chợ Rẫy đã thay thế hoàn toàn các ng̀n máu khác (Lê Hồng Oanh và cộng sự, 2014). Kết quả này tương tự với kết quả khảo sát trong 3 năm của Nguyễn Trường Sơn và cộng sự (2012), khảo sát 5 năm của Bệnh viện Truyền máu Huyết học (2007- 2011) (Đào Ngo ̣c Tu yền và cộng sự, 2012) và Viện Huyết học truyền máu Trung ương năm 2014 (Hà Hữu Nguyện và cộng sự, 2014).

Về chất lượng: việc hiến máu thể tích 350ml trở lên sẽ tác động lớn tới an toàn truyền máu. Hiện nay người hiến máu hiến số lượng 350ml trở lên chiếm đa số (hơn 87,35%).Tỉ lệ này ngược lại so với nghiên cứu của Viện huyết học truyền máu trung ương tiếp nhận đa số 250ml (Hà Hữu Nguyện và cộng sự, 2014).

Tỉ lệ hủy máu do bệnh lý có xu hướng giảm dần, điều này chứng tỏ người hiến máu đã có “tự sàng lọc” trước khi hiến máu, cơng tác tuyên truyền, vận động trước khi hiến máu đạt hiệu quả và điều đặc biệt là người bệnh sẽ được dùng nguồn máu sạch này trong chữa bệnh và cấp cứu. Riêng khu vực TPHCM tỉ lệ hủy

thấp nhất, chứng tỏ người hiến máu ý thức hơn, họ “tự sàng lọc” trước khi hiến máu và tuyên truyền viên hiệu quả hơn.Vì khi thu nhận thể tích 350ml trở lên, trung tâm truyền máu sẽ phân tách thành hồng cầu lắng và các chế phẩm máu (tiểu cầu,huyết tương tươi,…) và như thế từ 1 người hiến máu tình nguyện có thể điều trị bệnh cho ít nhất 2-3 người bệnh, điều này có lợi cho ngành Y tế và kinh tế quốc gia.

Về người hiến máu: Hiến máu lần đầu chiếm đ a số (84-85%), cao hơn nghiên cứu ở Trung Quốc chiếm 64% (Guo và cộng sự, 2011). Kết quả này ngược với Cần Thơ và Viện Huyết học truyền máu Trung ương tỉ lệ người hiến máu nhắc lại chiếm tỉ lệ cao (Hà Hữu Nguyện và cộng sự, 2014; Nguyễn Xuân Việt và cộng sự, 2014).

Nam giới hiến máu nhiều hơn nữ giới, người trẻ từ 18-25 tuổi cho máu chủ yếu chiếm 48,1% - 55,7%. Đối tượng hiến máu nhiều nhất là học sinh, sinh viên, nông dân và công nhân chiếm hơn 82% tổng số, tương tự với nghiên cứu ở Cần Thơ (Nguyễn Xuân Việt và cộng sự, 2014) và nghiên cứu Hồng Kông (Hong, Loke, 2011).

Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy có khảo sát mức độ hài lịng của người hiến máu vào năm 2011 tại điểm hiến máu lưu động với kết quả: 56,3% người hiến máu trong độ tuổi từ 18-25, chủ yếu học sinh – sinh viên và người hiến máu nhắc lại chiếm tỉ lệ 55,2%, hơn 95% người hiến máu hài lịng thơng tin truyền thơng về hiến máu tình nguyện, bác sĩ khám tuyển, thời gian, địa điểm và quy mô tổ chức tổ chức hiến máu, 96% hài lịng với cơng tác chăm sóc trong khi hiến máu và hơn 97% hài lòng với kỹ thuật lấy máu của nhân viên y tế (Lê Hoàng Oanh và cộng sự, 2012).

Năm 2013 do sự phân bố lịch không đồng đều giữa các địa phương, người hiến máu ở Đồng Nai tăng lên, trong khi đó tại TPHCM giảm số lượng người hiến máu (hình 4.5).

Về sàng lọc: Tỉ lệ nhiễm viêm gan siêu vi B(HBsAg) còn thấp (4,04%) so

trung ương, 2014 tỉ lệ dương tính 7,5%, nghiên cứu của Đỗ Trung Phấn (2011) là 10% và nghiên cứu của Nguyễn Anh Trí (2004) 7,5%. Hiện tại bước đầu áp dụng xét nghiệm nhanh viêm gan siêu vi B khi lấy máu lưu động nhằm giảm tỉ lệ hủy máu khi xét nghiệm tại trung tâm truyền máu và nâng cao chất lượng nguồn máu.

Về sử dụng máu: Hạn chế của luận văn là chưa đi sâu vào phân tích sử dụng

máu và chế phẩm máu trên lâm sàng, chưa phân tích về tai biến khi truyền máu và bệnh lý liên quan tới truyền máu.

Qua phân tích thực trạng các khâu ở trên, chúng tôi cũng nhận thấy một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động các khâu trong quy trình truyền máu:

Khâu tuyên truyền, vận động, tiếp nhận máu: giúp thống kê số đơn vị máu

thu nhận được, sự phân bố khơng đồng đều tình trạng thu nhận máu giữa các tháng trong năm cũng như phân tích đặc điểm của người hiến máu như tuổi, giới tính, số lần hiến máu.. So với khung lý thuyết luận văn chưa khảo sát được động cơ hiến máu; kiến thức, thái độ, hành vi của người hiến máu, địa điểm tiếp nhận máu; kiến thức, thái độ, hành vi của tuyên truyền viên, của hội chữ thập đỏ. Nguyên nhân của thực trạng này chủ yếu do tình trạng chưa thống nhất được các bên liên quan về công tác lập kế hoạch tiếp nhận máu, tập huấn tuyên truyền viên, hội chữ thập đỏ.

Khâu sàng lọc máu: tỉ lệ máu tiếp nhận dương tính với HBsAg cịn cao, đặc

biệt ở tuổi trẻ (18 – 25 tuổi), điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn máu. Nguyên nhân của vấn đề này là do chúng ta chưa sàng lọc trước khi tiếp nhận máu. Ngoài ra chúng ta cần tăng cường tuyên truyền, vận động người hiến máu nhắc lại, tránh “thời kì cửa sổ” khi sàng lọc; cần phải kiểm tra lại chất lượng sinh phẩm, áp dụng kĩ thuật xét nghiệm mới trong phòng xét nghiệm.

Khâu sử dụng máu: thấy tổng số máu tiếp nhận được tăng dần theo từng năm

(xem hình 4.3) ,chất lượng sử dụng máu tăng dần (xem hình 4.4), nhu cầu sử dụng tiểu cầu vừa đủ và lý do hủy máu. So với khung phân tích, chúng ta chưa phân tích chỉ định truyền máu, chưa có đánh giá về vấn đề an tồn truyền máu như theo dõi sát tình trạng bệnh nhân trước, trong và sau truyền máu; chưa kiểm tra chất lượng sinh phẩm dùng trong sàng lọc để giải thích về lý do hủy máu. Nguyên nhân của

thực trạng này do nhiều nguyên nhân, trong đó quan trọng nhất là chỉ định truyền máu của bác sĩ; tình trạng vận chuyển, bảo quản máu chưa đúng quy định; chưa triển khai rộng khắp các lớp an toàn truyền máu tới tất cả nhân viên y tế.

5.2.GỢI Ý CHÍNH SÁCH

5.2.1.Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động, tiếp nhận máu

Kết quả phân tích ở chương 4 cho thấy số lượng máu tiếp nhận được ngày càng tăng dần, số lượng máu hủy giảm dần.Trong khu vực trung tâm truyền máu Chợ Rẫy bao phủ thì Đồng Nai là địa phương hiến máu nhiều nhất, thấp nhất ở Bình Phước. Tại Bình Phước nói riêng hay khu vực Đơng Nam Bộ nói chung, để nâng cao hiệu quả tiếp nhận máu hơn nữa chúng ta cần phải hướng dẫn người hiến máu, tập huấn tuyên truyền viên những kiến thức căn bản về máu, quy trình hiến máu, những việc cần làm khi tham gia hiến máu, giúp người hiến máu “tự sàng lọc”mình trước khi hiến máu.

Số lượng máu tiếp nhận phân bố không đều giữa các tháng trong năm: phân bố ít vào tháng Tết nguyên đán (tháng 2) và dịp hè (tháng 6,7); phân bố nhiều vào tháng 3,4 và các tháng cuối năm (tháng 11,12). Để khắc phục tình trạng trên, chúng ta nên tổ chức hội nghị giữa các bên liên quan như trung tâm truyền máu, đại diện Bệnh viện và hội chữ thập đỏ các Tỉnh, Ban giám hiệu và đoàn thanh niên các trường Đại học có tham gia hiến máu nhằm lập kế hoạch hiến máu cụ thể, chặt chẽ, tránh tình trạng dư thừa hay thiếu hụt nguồn máu. Cụ thể Trung tâm truyền máu cần tổng kết lại số lượng máu sử dụng và tiêu hủy mỗi ngày, mỗi tháng trong năm để có hướng điều chỉnh thích hợp kế hoạch tiếp nhận máu tại các địa phương và các trường Đại học.

Nam giới hiến máu nhiều hơn nữ giới. Người trẻ tuổi (18-25 tuổi) hiến máu nhiều nhất. Hiến máu lần đầu chiếm đa số (84-85%). Học sinh-sinh viên, công nhân, nông dân là 3 lực lượng hiến máu nhiều nhất, chiếm hơn 2/3 số lượng máu hiến. Thể tích máu hiến 350ml trở lên tăng dần qua các năm. Vì thế khi đi tập huấn, tuyên truyền cho các địa phương thì trung tâm truyền máu sẽ giúp các cá nhân và hội chữ thập đỏ địa phương nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của

“nguồn máu sạch, an toàn”từ người hiến máu nhắc lại, từ hiến máu 350ml trở lên. Tiến tới mục tiêu tiếp nhận máu từ 350ml trở lên, sẽ giúp rất nhiều cho khâu sản xuất máu và chế phẩm máu, giúp cho việc chữa trị nhiều người bệnh hơn. Hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy chưa làm tốt khâu này, chưa tìm hiểu vì sao người hiến máu nhắc lại còn thấp, chưa khảo sát động cơ hiến máu, kiến thức, thái độ, hành vi của người hiến máu và lực lượng tuyên truyền viên.

Khâu tiếp nhận máu cần cải thiện điều kiện cơ sở tiếp nhận máu, cần rèn luyện tay nghề và giao tiếp của nhân viên y tế tiếp nhận máu. Cần khảo sát tỉ lệ người hiến máu bị loại do huyết sắc tố thấp và chẩn đoán nhanh viêm gan siêu vi B (HBsAg dương tính), so sánh chi phí y tế và hiệu quả sàng lọc khi dùng xét nghiệm chẩn đoán nhanh và xét nghiệm tại trung tâm truyền máu. Tăng cường vai trị cơng nghệ thơng tin bảo đảm đối chiếu mẫu máu xét nghiệm và đơn vị máu, để theo dõi cập nhật truy xuất thông tin quản lý cho các bộ phận một cách thống nhất và khoa học.

5.2.2.Nâng cao hiệu quả sàng lọc máu

Kết quả phân tích ở chương 4 cho thấy tỉ lệ hủy máu có xu hướng giảm dần qua các năm, gặp nhiều nhất ở người trẻ tuổi do nhiễm HBsAg. Có rất nhiều lý do hủy máu như : sàng lọc dương tính đơn vị máu thu nhận được, không đảm bảo chất lượng về thể tích túi máu, do bảo quản, vận chuyển, do dư thừa máu…, trong đó hủy máu do sàng lọc bao gồm kết quả sàng lọc chưa xác định và kết quả sàng lọc dương tính cịn cao.

Kết quả này ảnh hưởng rất lớn từ khâu tuyên truyền, vận động, tiếp nhận máu. Phải cập nhật kiến thức chuyên môn cho nhân viên y tế khi tham gia tiếp nhận máu, cho Bác sĩ trong công tác tuyên truyền, tập huấn kiến thức về máu tới người hiến máu. Tương lai để nâng cao hiệu quả sàng lọc nên áp dụng xét nghiệm nhanh viêm gan siêu vi B (HBsAg) khi lấy máu lưu động, chọn lựa sinh phẩm chất lượng tốt nhất khi sàng lọc. Ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại như kỹ thuật khuếch đại NAT (Nucleic Acid Test) trong sàng lọc chế phẩm máu nhằm rút ngắn

“thời kỳ cửa sổ” của HBV, HCV và HIV. Tiến xa hơn nữa là cơng nghệ hóa sản xuất các chế phẩm máu đông lạnh, yếu tố VIII đông khô, chế phẩm tế bào gốc…

5.2.3.Nâng cao hiệu quả sử dụng máu

Kết quả phân tích ở chương 4 cho thấy nhu cầu sử dụng máu và chế phẩm máu trong điều trị tăng dần. Số lượng chế phẩm máu sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu, trong đó hiệu quả sử dụng tiểu cầu là 100% trong 2 năm 2013-2014. Trong tương lai chúng ta cần phải vận động người hiến thành phần máu thay thế hiến máu toàn phần.

Ngoài ra bác sĩ phải luôn tập huấn và trao dồi nâng cao chuyên môn, phải chỉ định truyền máu hợp lý; khi truyền máu cần theo dõi sát tình trạng bệnh nhân trước, trong và sau truyền máu. Nếu có xảy ra tai biến truyền máu thì phải được xử trí kịp thời.

Trung tâm truyền máu cần tổng kết lại số lượng máu sử dụng và tiêu hủy mỗi ngày, mỗi tháng trong năm để có hướng điều chỉnh thích hợp kế hoạch tiếp nhận máu tại các địa phương và các trường Đại học, cũng như quản lý tốt hạn sử dụng máu và chế phẩm máu tránh hủy máu do dư thừa. Phải thành lập hội đồng truyền máu của Bệnh viện để kiểm tra và theo dõi sử dụng máu một cách hợp lý. Hiện tại Chợ Rẫy có hội đồng truyền máu bệnh viện, nhưng chưa có phân tích nào về an toàn truyền máu và sử dụng máu.

Để nâng cao hiệu quả quy trình truyền máu chúng ta nên tổ chức tốt mạng

lưới cung cấp máu của các ngân hàng máu theo kế hoạch, hợp đồng với các bệnh viện, hợp tác chặt chẽ với nhau, chịu trách nhiệm chỉ đạo thống nhất từ cấp Trung Ương (Ban chỉ đạo truyền máu quốc gia) tới tuyến cơ sở và bệnh viện tư nhân sẽ tăng thêm hiệu quả sử dụng nguồn máu (phụ lục 10).

Tất cả nhân viên y tế phải ý thức tự nguyện tham gia thực hiện đảm bảo chất lượng tại Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy theo chương trình quản lý chất lượng ISO 15189:2012, tương lai sẽ là tiêu chuẩn JCI (Joint Commisson International - accreditatioon standards for hospitals) vì một cộng đồng khỏe mạnh, tiến tới sự hài lòng dịch vụ và đáp ứng thỏa mãn nhu cầu người hiến máu, thân nhân bệnh nhân

và nhân viên y tế. Tạo được văn hóa chất lượng trong cơ sở truyền máu từ lãnh đạo cấp cao đến nhân viên cấp dưới, mỗi người nhận thức được tầm quan trọng của quản lý chất lượng, từ đó họ sẽ tự nguyện tham gia đóng góp nâng cao tiêu chuẩn quản lý chất lượng dịch vụ truyền máu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động vận động tiếp nhận và sử dụng máu tại trung tâm truyền máu chợ rẫy (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)