Tổng quan về hoạt động hiến máu tại Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động vận động tiếp nhận và sử dụng máu tại trung tâm truyền máu chợ rẫy (Trang 42)

CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Tổng quan về hoạt động hiến máu tại Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy

TRUYỀN MÁU CHỢ RẪY:

4.1.1. Tổng quan về Bệnh viện Chợ Rẫy:

Bệnh Viê ̣n Chơ ̣ Rẫy được xây dựng và th ành lập vào năm 1900 với tên gọi Hơpital Municipal de ChoLon tại Sài Gịn. Bệnh viện được xây dựng trên nền đất cao có diện tích trên 50.000 m2

với các tịa nhà kiểu Pháp, cao 2 tầng, vốn trước đây là chợ mua bán của người Hoa, có tên là chợ Rẫy và tên này được dùng chính thức cho đến ngày nay. Trong thời kỳ đầu, Bệnh viện Chợ Rẫy có nhiều lần đổi tên: Hôpital Indigene de Cochinchine(1919), Hôpital Lalung Bonnaire (1938), Hơpital 415(1945). Sau đó, tách thành hai phịng khám Hàm Nghi và Nam Việt. Từ năm 1957, hai phòng khám trên nhập lại thành bệnh viện Chợ Rẫy cho đến ngày nay.

Từ 1971 đến 06/1974, Bệnh viện Chợ Rẫy được tái xây dựng trên diện tích 53.000 m2, với tịa nhà 11 tầng, trở thành một trong những bệnh viện lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ. Quy mô ban đầu của Bệnh viện khi xây dựng là 500 giường, đến nay là 1.800 giường. Hiện có hơn 3.322 kỹ thuật đã được Bộ Y tế phê duyệt đang được áp dụng tại bệnh viện. Số người bệnh nội trú trung bình/ngày là 2.544 người, người bệnh ngoại trú khám bệnh trung bình 3.500 người/ngày.

Từ ngày 03/02/2010, Bệnh viện Chợ Rẫy được xếp “hạng Đặc biệt”, là dấu mốc quan trọng để tập thể cán bộ viên chức bệnh viện tiếp tục đoàn kết phấn đấu xây dựng bệnh viện ”Chất lượng – Văn minh – Hiện đại”, xứng đáng với sự tin

tưởng của Đảng và Nhà nước, sự tin yêu của nhân dân. Hiện nay Bệnh viện to ̣a la ̣c tại quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh , là bệnh viện có tuyến kỹ thuật sau cùng các tỉnh thành phía Nam, trực thuộc Bộ Y tế (website Bê ̣nh Viê ̣n Chợ Rẫy).

4.1.2.Tổng quan về Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy :

Năm 2002 theo quyết định 402/QĐ-BYT của Bộ Y tế Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy được thành lâ ̣p . Đến năm 2009, Bộ chính thức cho phép kiện toàn Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy, hoạt động độc lập chịu sự điều phối của bệnh viện Chợ Rẫy, có tư cách pháp nhân có con dấu riêng và các giao dịch của trung tâm thông qua tài khoản giao dịch của Bệnh viện Chợ Rẫy. Dự kiến mỗi năm Trung tâm sẽ dự trữ khoảng hơn 90.000 đơn vị máu (các loại máu hiếm cũng sẽ được ưu tiên tiếp nhận và tích trữ) phục vụ cho hơn 15 triệu dân khu vực phía Đơng Nam Bộ.

Ngoài việc cung cấp máu cho Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Thống Nhất TPHCM thì trung tâm cịn tiếp ứng máu các bệnh viện thuộc 5 tỉnh miền Đơng Nam Bộ như: Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu. Tại TPHCM, Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy là đơn vị thứ ba sau Trung tâm Hiến máu nhân đạo và Bệnh viện Truyền máu huyết học, là nơi nhận và lưu trữ máu phục vụ người bệnh. Đây cũng là trung tâm truyền máu lớn thứ 4 trong cả nước.

Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy trực thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc bệnh viện xây dựng chiến lược tổng thể, tổ chức thực hiện và quản lý tập trung vào công tác truyền máu, đảm bảo cung ứng đủ máu, chất lượng, an toàn, kịp thời cho các sự cố cấp cứu, hồi sức, điều trị bệnh nhân trong khu vực miền Đông Nam Bộ, đào tạo bồi dưỡng về công tác truyền máu cho cán bộ y tế tuyến dưới.

Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy đi vào hoa ̣t đô ̣ng vào năm 2010 với 2 nhiê ̣m vụ chính:

-Phới hợp với Ban chỉ đa ̣o vâ ̣n đô ̣ng hiến máu các Tỉnh Đông Nam Bô ̣ như Đờng Nai , Bình Dương , Bình Phước , Bà Rịa Vũng Tàu và Tây Ninh tuyên truyền, vâ ̣n đô ̣ng, tiếp nhâ ̣n hiến máu tình nguyê ̣n ta ̣i khu vực này.

-Cung cấp máu và các chế phẩm máu an toàn , đạt tiêu chuẩn cho 36 Bê ̣nh Viê ̣n Tỉnh, Thành phố trong khu vực bao phủ.

4.2. MÔ TẢ QUY TRÌNH TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG, TIẾP NHẬN, SÀNG LỌC VÀ SỬ DỤNG MÁU TẠI TRUNG TÂM TRUYỀN MÁU CHỢ RẪY:

Bằng phương pháp phỏng vấn sâu, quy trình truyền máu tại trung tâm truyền máu Chợ Rẫy được mô tả gồm các công đoạn sau:

4.2.1.Khâu tuyên truyền, vận động, tiếp nhận máu

Quan sát và thảo luận với các bác sĩ, chuyên viên và các nhà quản lý tại Trung tâm Truyền máu Bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy công tác tuyên truyền, vận động, tiếp nhận máu gồm nhiều hoạt động, trong đó hoạt động tuyên truyền vận động quan trọng nhất, công tác này sẽ ảnh hưởng tới cả quy trình truyền máu và chất lượng nguồn máu tiếp nhận được.

Đầu tiên là phải tập hợp tuyên truyền viên, hướng dẫn họ những kiến thức căn bản về máu và truyền máu như định nghĩa về máu, lượng máu trong cơ thể mỗi người, chức năng các thành phần máu, hệ thống nhóm máu, các nguyên nhân gây thiếu máu trong cơ thể, quy trình truyền máu, các bệnh nhiễm trùng lây qua đường truyền máu, an tồn truyền máu. Đặc biệt giải thích cho họ tại sao hiến máu khơng có hại đến sức khỏe theo cơ sở sinh lý tạo máu, theo các cơng trình nghiên cứu khoa học và theo hướng dẫn của thầy thuốc, cho họ hiểu rõ về người hiến máu an toàn, về cách thức tổ chức buổi hiến máu lưu động tại địa phương, giúp xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên và người hiến máu tình nguyện, người hiến máu dự bị, chế độ chăm sóc, bồi dưỡng người hiến máu, tư vấn trước hiến máu, trong khi hiến máu và sau khi hiến máu …giúp họ quản lý và chăm sóc người hiến máu tốt hơn, tôn vinh những người hiến máu nhiều lần, giúp họ biết phong trào hiến máu nhân đạo tại Việt Nam và trên Thế giới…qua các phương tiện thông tin đại

chúng, qua băng rôn, những buổi nói chuyện chuyên đề tại địa phương và các trường Đại học.

Hiệu quả của khâu tuyên truyền vận động này thể hiện qua mức độ hài lòng của người hiến máu, của lực lượng tuyên truyền viên, số người hiến máu tình nguyện tại địa phương, người hiến máu lần đầu và nhắc lại tăng dần, chất lượng nguồn máu tiếp nhận tốt hơn, nguồn máu tại địa phương sẽ bền vững, không biến động cả về lực lượng hiến máu hiện tại, nhóm máu hiếm và dự bị.

Ngoài ra trong khâu tiếp nhận máu tại Chợ rẫy chưa thực hiện tỉ lệ người hiến máu bị loại do huyết sắc tố thấp. Điều này cũng ảnh hưởng nhiều tới công tác tuyên truyền, vận động trước khi hiến máu và tư vấn của đội ngũ tuyên truyền viên (xem phụ lục 6).

4.2.2.Khâu sàng lọc máu

Cũng theo quan sát và thảo luận với các bác sĩ, chuyên viên và các nhà quản lý tại Trung tâm Truyền máu Bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy tất cả đơn vị máu tiếp nhận được từ người hiến máu tình nguyện phải được sàng lọc 5 loại xét nghiệm theo tiêu chuẩn Bộ Y tế, gần đây cập nhật thông tư 26 của Bộ Y tế phát hành năm 2013.

Để đảm bảo an toàn truyền máu, việc sàng lọc cẩn thận các bệnh nhiễm trùng từ người hiến máu vì các virus này lại có “thời kỳ cửa sổ” trong huyết thanh rất dài nên có 3 bước sàng lọc rất cẩn thận: (1)người hiến máu tự sàng lọc mình nếu thấy có yếu tố nguy cơ;(2)khám tuyển chọn của Bác sĩ trước hiến máu và (3)sàng lọc tại phòng xét nghiệm.

Người hiến máu khi thấy sức khỏe mình khơng tốt, hay có những hành vi nguy cơ, lây nhiễm qua đường máu thì khơng nên hiến máu thời gian này, họ phải trì hỗn hiến máu, giai đoạn này vai trị tun truyền, vận động quan trọng làm cho người hiến máu hiểu rõ yếu tố nguy cơ lây nhiễm bệnh, giúp họ thấy rõ ý nghĩa nhân đạo cao, hiến máu cứu người bệnh nhưng nhất định không để người bệnh nhiễm thêm bệnh do truyền máu lấy ở giai đoạn cửa sổ này.

Giai đoạn khám tuyển chọn là trách nhiệm của Bác sĩ, họ phải nắm chắc tiêu chuẩn tuyển chọn, điều kiện hiến máu để khám kỹ các chỉ tiêu về sức khỏe theo thông tư 26 Bộ Y tế năm 2013 (xem phụ lục 5).

Sàng lọc tại phòng xét nghiệm, nơi có đủ trang bị sinh phẩm với độ đặc hiệu, độ nhạy cao, các nhân viên y tế có chun mơn giỏi. Đây là khâu quyết định máu của người hiến máu có dùng điều trị cho người bệnh được khơng hay bị tiêu hủy (hình 4.1)

Hình 4.1 : Sàng lọc bệnh bảo đảm an toàn truyền máu

Nguồn: Đỗ Trung Phấn (2014b).

Tại trung tâm truyền máu Chợ Rẫy hiện nay đang dùng trong sàng lọc các xét nghiệm hóa phát quang và xét nghiệm ELISA (Enzyme linked immune-sorbent Assay) đối với 5 bệnh mà Bộ Y tế bắt buộc. Xét nghiệm viêm gan siêu vi B và viêm gan siêu vi C bằng xét nghiệm miễn dịch vi hạt hóa phát quang để phát hiện định tính kháng nguyên bề mặt viêm gan B(HBsAg) trong huyết thanh hay huyết tương người (hình 4.2).

Hình 4.2 : Lƣu đồ xét nghiệm sàng lọc tại trung tâm truyền máu Chợ Rẫy Rẫy

Nguồn : Tổng hợp từ phỏng vấn sâu và quan sát của tác giả luận văn

Xét nghiệm HIV được thực hiện với 3 kỹ thuật xét nghiệm test nhanh, xét nghiệm miễn dịch vi hạt hóa phát quang và xét nghiệm ELISA. Sàng lọc giang mai bằng kỹ thuật phát hiện kháng thể giang mai trong huyết thanh người cho máu (VDRL-Veneral Disease Research Laboratory test). Sàng lọc sốt rét bẳng kỹ thuật giọt máu đàn, giọt máu đặc, kỹ thuật huỳnh quang – miễn dịch và kỹ thuật ngưng kết hạt latex. Hiệu quả xét nghiệm sàng lọc là tỉ lệ % số người hiến máu dương tính với các bệnh lây truyền qua đường máu, thời gian xét nghiệm nhanh chóng, chính xác, đúng mẫu xét nghiệm, đúng chất lượng xét nghiệm (xem phụ lục 7).

4.2.3.Khâu sản xuất chế phẩm máu

Các đơn vị máu sau khi an toàn sàng lọc (xét nghiệm âm tính) sẽ được điều chế ra các thành phần máu như : hồng cầu lắng, tiểu cầu, huyết tương tươi đông lạnh, kết tủa lạnh tùy theo tỷ trọng và cung cấp cho từng loại bệnh nhân khác nhau như hồng cầu lắng điều trị bệnh nhân thiếu máu, mất máu do chấn thương, chảy máu…,tiểu cầu dùng cho bệnh nhân chảy máu lâu cầm, bệnh nhân chuẩn bị phẫu

thuật, sanh đẻ…,huyết tương tươi đông lạnh và kết tủa lạnh thường dùng cho bệnh nhân bị đa chấn thương do tai nạn giao thông, do thảm họa cháy nổ, do ung thư giai đoạn cuối hay bệnh lý chảy máu lâu cầm bẩm sinh (bệnh Hemophilia)… (phụ lục 8).

4.2.4.Khâu sử dụng máu (cấp phát máu)

Máu sau khi được sàng lọc và sản xuất các chế phẩm máu, xét nghiệm an toàn sẽ được đưa vào ngân hàng máu. Tại đây sẽ phân phối máu và chế phẩm máu tới bệnh nhân. Sử dụng máu là trực tiếp đưa máu vào cơ thể người bệnh, thể hiện hiệu quả của truyền máu, cũng có thể xuất hiện các tai biến do truyền máu cần được xử trí kịp thời. Bộ phận này gồm các hoạt động : lập kế hoạch nhu cầu sử dụng máu, lĩnh máu, lưu trữ bảo quản máu tại bệnh viện, truyền máu cho người bệnh. Phát máu và truyền máu an toàn, theo dõi phát hiện và xử lý kịp thời các phản ứng do truyền máu, là khâu quyết định hiệu quả của truyền máu vì :

- Là khâu cuối cùng của chương trình cung cấp và an tồn truyền máu - Là nơi trực tiếp sử dụng máu và chế phẩm máu cho người bệnh

- Là nơi đánh giá hiệu quả truyền máu, chất lượng của các sản phẩm máu - Là nơi mà truyền máu có thể gây nên các tai biến truyền máu cấp tính và lâu dài, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng bệnh nhân

- Là nơi tập hợp các nhu cầu về máu và chế phẩm máu để xây dựng kế hoạch và nhu cầu máu

- Là nơi cung cấp thông tin về hiệu quả của truyền máu để thúc đẩy hoạt động tuyên truyền, vận động hiến máu và nâng cao chất lượng ngân hàng máu.

Hiệu quả công đoạn này khi truyền máu cho người bệnh đúng chỉ định, theo dõi sát tình trạng bệnh nhân trước, trong và sau truyền máu. Nếu có xảy ra tai biến truyền máu thì phải được xử trí kịp thời. Kiểm tra lại hiệu quả của truyền máu đối với từng bệnh nhân, cũng như kiểm tra chất lượng từng đơn vị máu. Bệnh viện Chợ Rẫy hiện tại chưa có đánh giá về vấn đề an tồn truyền máu (phụ lục 9).

Tổ chức tốt mạng lưới cung cấp máu của các ngân hàng máu theo kế hoạch, hợp đồng với các bệnh viện, hợp tác chặt chẽ với nhau, chịu trách nhiệm chỉ đạo

thống nhất từ cấp Trung Ương (Ban chỉ đạo truyền máu quốc gia) tới tuyến cơ sở (phụ lục 10), cụ thể tại trung tâm truyền máu Chợ Rẫy (phụ lục 11). Hai sơ đồ tương tự nhau về chức năng và các khâu trong quy trình truyền máu.

4.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÁC KHÂU TRONG QUY TRÌNH TRUYỀN MÁU TẠI TRUNG TÂM TRUYỀN MÁU CHỢ RẪY :

4.3.1. Khâu tuyên truyền, vận động, tiếp nhận máu

Về số lượng máu: Từ năm 2005 đến năm 2014 tổng số máu tiếp nhận đươ ̣c tăng dần theo từng năm, tiếp nhận 81374 đơn vi ̣ năm 2011) tới 99175 đơn vi ̣ năm 2014 (Hình 4.3)

Hình 4.3: Biểu đồ số lƣợng máu tiếp nhận từ 2011 – 2014 tại Chợ Rẫy

0 20000 40000 60000 80000 100000 2011 2012 2013 2014

Lượng máu tiếp nhận

Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận văn từ số liệu tại TTTM Chợ Rẫy năm 2011- 2014

Khảo sát riêng 2 năm 2013-2014 chất lượng sử dụng máu tăng dần, số lượng máu sử dụng được tăng dần trong khi số lượng máu hủy giảm dần (hình 4.4)

Hình 4.4: Biểu đồ số lƣợng máu tiếp nhận và sử dụng năm 2013 – 2014

Nguồn : Tổng hợp của tác giả luận văn từ số liệu tại TTTM Chợ Rẫy năm 2013-2014

Địa phương tiếp nhận nhiều nhất tại Đồng Nai và thấp nhất ở Bình Phước. Trong năm 2013, số lượng người hiến máu tại Đồng Nai tăng dần thì tại TPHCM giảm dần. Điều này xảy ra do phân phối lịch tiếp nhận máu không đồng đều giữa các địa phương. Trong năm 2013 lượng máu tiếp nhận giảm đáng kể tại TPHCM, nhưng nếu tính trung bình nhu cầu máu mỗi tháng thì vẫn có sự phân bố khơng đồng đều, cao nhất vào tháng 07/2013 (hình 4.5 và hình 4.6).

Hình 4.5: Biểu đồ số lƣợng máu tiếp nhận từ 2011-2014

Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận văn từ số liệu tại TTTM Chợ Rẫy năm 2011-2014

Hình 4.6. Biểu đồ số lƣợng máu tiếp nhận tại TPHCM năm 2013

Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận văn từ số liệu tại TTTM Chợ Rẫy năm 2013

Khu vực TPHCM, đây là khu vực mà lực lượng học sinh – sinh viên nhiều nhất. Trong 4 năm khảo sát số liệu theo từng tháng nhận thấy số lượng máu tiếp

nhận phân bố không đều giữa các tháng trong năm: phân bố ít vào tháng Tết nguyên đán (tháng 2) và dịp hè (tháng 6,7); phân bố nhiều vào tháng 3,4 và các tháng cuối năm (tháng 11,12). Tỉ lệ hiến máu thể tích 350ml chiếm đa số, tỉ lệ sàng lọc các đơn vị máu dương tính chiếm tỉ lệ thấp (Hình 4.7).

Hình 4.7. Tình hình tiếp nhận máu tại khu vực TPHCM theo từng tháng trong 4 năm (2011 – 2014)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận văn từ số liệu tại TTTM Chợ Rẫy năm 2011-2014

Hình 4.8. Biểu đồ tỉ lệ hiến máu qua các năm theo giới tính

Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận văn từ số liệu tại TTTM Chợ Rẫy năm 2011-2014

Lực lượng hiến máu có nhiều thành phần tham gia, trong đó lực lượng từ học sinh-sinh viên chiếm tỉ lệ cao nhất; lực lượng nông dân và cơng nhân chiếm tỉ lệ tương đương nhau (Hình 4.9).

Hình 4.9. Nghề nghiệp ngƣời hiến máu tình nguyện tại các Tỉnh

Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận văn từ số liệu tại TTTM Chợ Rẫy năm 2011-2014

Kết quả phân tích nhóm người trẻ t̉i (18-25 t̉i) là nhóm hiến máu nhiều nhất, chiếm tỉ lê ̣ từ 48,1% trở lên, đặc biệt năm 2011 chiếm 55,7% (Hình 4.10). Đây là tín hiệu tốt cho ngân hàng máu tại Việt Nam, điều này càng giúp những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động vận động tiếp nhận và sử dụng máu tại trung tâm truyền máu chợ rẫy (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)