Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 26)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN

1.2. Nâng cao chất lượng tín dụng

1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cá nhân

Phía ngân hàng

 Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng được hiểu là đường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng. Các điều khoản của chính sách tín dụng được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như các điều kiện kinh tế, chính sách tiền tệ và tài chính của NHNN, khả năng về vốn của ngân hàng và nhu cầu tín dụng của khách hàng. Khi các yếu tố này thay đổi, chính sách tín dụng cũng thay đổi theo. Tùy theo mỗi đối tượng khách hàng, ngân hàng có thể đưa ra các chính sách khác nhau cho phù hợp.

 Quy trình tín dụng của ngân hàng

Quy trình tín dụng là tập hợp nghiệp vụ cơ bản, các bước tiến hành trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an tồn vốn tín dụng. Nó bao gồm các bước bắt đầu từ khâu chuẩn bị cho vay, phát tiền vay, kiểm tra trong quá trình cho vay cho đến khi thu hồi được nợ.

Trong quy trình tín dụng, bước chuẩn bị cho vay rất quan trọng (khách hàng nhập hồ sơ vay vốn) bao gồm 3 giai đoạn: khai thác và tìm kiếm khách hàng; hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và thành lập hồ sơ vay; phân tích thẩm định khách hàng và phương án, dự án vay vốn. Chất lượng tín dụng tùy thuộc nhiều vào

chất lượng cơng tác thẩm định và quy định về điều kiện, thủ tục cho vay của từng ngân hàng thương mại.

Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay giúp cho ngân hàng nắm được diễn biến của khoản tín dụng đã cung cấp cho khách hàng để có những hành động điều chỉnh can thiệp khi cần thiết, sớm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra. Việc lựa chọn và áp dụng có hiệu quả các hình thức kiểm tra sẽ thiết lập được một hệ thống phòng ngừa hữu hiệu, giảm rủi ro tín dụng, nói cách khác sẽ nâng cao chất lượng tín dụng.

Thu hồi và giải quyết nợ là khâu quyết định đến chất lượng tín dụng. Sự nhạy bén của ngân hàng trong việc kịp thời phát hiện những biểu hiện bất lợi xảy ra đối với khách hàng cũng như những biện pháp xử lý kịp thời, tư vấn cho khách hàng sẽ giảm thiểu được những khoản nợ quá hạn và điều đó sẽ có tác dụng tích cực đối với hoạt động tín dụng.

Đồng thời với các bước trong quy trình tín dụng là cơng tác thu thập thơng tin. Thơng tin tín dụng càng nhanh, càng chính xác và tồn diện thì khả năng phịng chống rủi ro tín dụng càng tốt. Thơng tin tín dụng có thể thu thập được từ rất nhiều nguồn: từ trung tâm tín dụng của NHNN, từ phịng thơng tin tín dụng của các NHTM, qua báo chí, các tổ chức nghề nghiệp, qua việc cán bộ tín dụng trực tiếp thu thập tại cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng, qua báo cáo tài chính của khách hàng.

 Chất lượng nhân sự

Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và trong hoạt động tín dụng nói riêng. Sở dĩ như vậy là vì cán bộ tín dụng là người tham gia trực tiếp vào mọi khâu của quy trình tín dụng, từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng. Cán bộ tín dụng mà khơng có đạo đức nghề nghiệp, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái pháp luật sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Trình độ chun mơn nghiệp vụ cũng quyết định đến sự thành cơng của cơng tác tín dụng. Cán bộ tín dụng giỏi về chun mơn nghiệp vụ, có kỹ năng, có kinh nghiệm đánh giá chính

xác tính khả thi của phương án, phát hiện các hành vi cố tình lừa đảo của khách hàng từ đó phân tích năng lực thực sự của khách hàng.

Bên cạnh đó cán bộ tín dụng cần có sự hiểu biết rộng về pháp luật, mơi trưịng kinh tế xã hội, đường lối phát triển của đất nước, sự thay đổi của thị trường…dự đốn trước được những biến động có thể xẩy ra từ đó tư vấn lại cho khách hàng xây dựng lại phương án kinh doanh cho phù hợp.

 Kiểm sốt nội bộ

Kiểm sốt chính sách tín dụng và các thủ tục có liên quan đến các khoản vay (thẩm quyền về điều hành, quản lý, giám sát các khoản tiền cho vay, hồ sơ, thủ tục cho vay…). Thơng qua kiểm sốt nội bộ giúp cho nhà lãnh đạo ngân hàng nắm được tình hình hoạt động kinh doanh đang diễn ra, phát hiện những thuận lợi, khó khăn, sai trái từ đó đề ra các biện pháp giải quyết kịp thời. Chất lượng tín dụng phụ thuộc vào việc chấp hành những quy định, thể lệ, chính sách và mức độ phát hiện kịp thời các sai sót cũng nguyên nhân dẫn đến những lệch lạc trong quá trình thực hiện một khoản tín dụng.

Ngồi ra, cơng tác định giá tài sản đảm bảo cũng cần được xem xét nhằm hạn chế việc định giá sản đảm bảo khi cho vay cao nhưng khi xử lý lại có tính khả mại thấp, rủi ro cao nếu tài sản thế chấp biến động giảm giá trị hoặc xảy ra tranh chấp giữa các bên liên quan hay tài sản đảm bảo bị nằm trong quy hoạch, giải tỏa.

Phía khách hàng

Khách hàng là người lập phương án, dự án xin vay và sau khi được ngân hàng chấp nhận, khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn vay để kinh doanh. Vì vậy, khách hàng cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Đó là những nguyên nhân nội tại của khách hàng như tư cách nhân thân, khả năng tài chính, năng lực kinh doanh, trình độ quản lý hay việc sử dụng vốn vay điều này nhằm đánh giá khả năng sử dụng vốn vay của khách hàng có hiệu quả hay khơng, nguồn thu nhập có đủ đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng hay khơng. Ngồi ra, việc khách hàng cung cấp thông tin thiếu trung thực, sự hợp tác với ngân hàng trong quá trình vay vốn cũng ảnh hưởng đến chất lượng của hồ sơ tín dụng.

 Năng lực của khách hàng

Năng lực của khách hàng là nhân tố quyết định đến việc khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả hay khơng. Nếu năng lực của khách hàng yếu kém, thể hiện ở việc khơng dự đốn được những biến động lên xuống của nhu cầu thị trường; không hiểu biết nhiều trong việc sản xuất, phân phối và khuyếch trương sản phẩm …thì sẽ dễ dàng bị gục ngã trong cạnh tranh. Từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng, chất lượng tín dụng của ngân hàng bị ảnh hưởng. Và ngược lại năng lực của khách hàng càng cao thì khả năng cạnh tranh trên thị trường càng lớn, vốn vay càng được sử dụng có hiệu quả.

 Sự trung thực của khách hàng

Sự trung thực của khách hàng ảnh hưởng lớn tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu khách hàng không cung cấp các số liệu trung thực sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt mục đích sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh, cũng như việc quản lý vốn vay của khách hàng để qua đó có thể đưa ra quyết định cho vay đúng đắn.

 Rủi ro trong công việc kinh doanh của khách hàng

Trong sản xuất kinh doanh, rủi ro phát sinh dưới nhiều hình thái khác nhau: do thiên tai, hoả hoạn, do năng lực sản xuất kinh doanh yếu kém, là nạn nhân của sự thay đổi chính sách của nhà nước, do bị lừa đảo, trộm cắp… sẽ làm giảm lợi nhuận ảnh hưởng đến việc trả nợ ngân hàng.

1.2.6.2. Nhân tố khách quan

Cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp hay ngân hàng đều chịu sự chi phối của luật pháp trong nước, chịu sự ảnh hưởng bởi mơi trường kinh tế chính trị xã hội trong nước và ngồi nước. Ngồi ra cịn bị tác động bởi các yếu tố bất khả kháng như thời tiết, thiên tai, dịch bệnh,.. Những nguyên nhân khách quan kể trên có thể tác động trực tiếp và gián tiếp đến từng chủ thể theo hướng tốt hoặc xấu.

 Mơi trường kinh tế xã hội

Nói đến mơi trường kinh tế xã hội là nói đến tổng thể nền kinh tế quốc gia và thế giới. Như ta đã biết mọi thành phần kinh tế đều hoạt động trong xã hội vì thế

mơi trường kinh tế xã hội có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của ngân hàng. Một yếu tố hiển nhiên ảnh hưởng đến chính sách tín dụng của ngân hàng là đường lối chủ trương cuả quốc gia, địa phương lý do chủ yếu để ngân hàng được tồn tại là nhằm phục vụ các nhu cầu tín dụng của cộng đồng xã hội.

Mức độ phát triển kinh tế của địa phương quy định quy mô và khối lượng đầu tư tín dụng. Nếu đầu tư tín dụng vượt quá khối lượng cần thiết, không phù hợp với sự phát triển kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tín dụng. Nhiều NHTM do nóng vội mở rộng đầu tư, nâng cao dư nợ, đẩy tỷ lệ tăng trưởng tín dụng vượt quá mức tăng trưởng kinh tế trên địa bàn đều phải trả giá cho sự nóng vội.

 Mơi trường pháp lý

Hoạt động ngân hàng là một trong những hoạt động kinh tế trong tổng thể nền kinh tế vì vậy nó cũng chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật nhất là luật các TCTD. Nói đến mơi trường pháp lý là nói đến tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ, tính thống nhất của các văn bản dưới luật, đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành pháp luật và trình độ dân trí. Việc hồn chỉnh cơ chế, thể hiện tín dụng của ngành đúng với Luật Ngân hàng, phù hợp với thực tiễn là một điều quan trọng để nâng cao chất lượng tín dụng.

1.2.7. Xử lý dữ liệu khảo sát bằng chương trình SPSS

Đề tài xác định vấn đề nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cá nhân. Việc xác định vấn đề nghiên cứu giúp cho việc thu thập thơng tin dữ liệu được nhanh chóng.

Thiết kế các cách thức thu thập dữ liệu như cỡ mẫu, đối tượng điều tra dựa trên bảng khảo sát các đối tượng nhân viên tín dụng có liên quan nhằm tìm kiếm các nhân tố tác động mạnh để từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân.

Xử lý dữ liệu: dữ liệu sau khi thu thập sẽ được mã hóa, nhập liệu và hiệu chỉnh trên phần mềm SPSS.

Phân tích dữ liệu của đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cá nhân thơng qua các phép tính tốn trên phần mền SPSS như thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố.

Báo cáo kết quả: dữ liệu sau khi được phân tích sẽ được kết luận thông qua phương pháp suy diễn giúp khẳng định các đặc tính chung của từng nhân tố được thể hiện dưới dạng bảng biểu, đồ thị.

1.3. Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân cho các ngân hàng Việt nam ngân hàng Việt nam

Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống NHTM Việt Nam mang lại 80%-90% thu nhập của mỗi ngân hàng, tuy nhiên rủi ro của nó cũng rất lớn. Vì vậy, nghiên cứu kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng ở các nước trên thế giới sẽ là hữu ích để sẵn sàng đối phó với khủng hoảng tín dụng thế giới. Các ngân hàng Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm của các nước trong việc quản lý rủi ro tín dụng:

• Ở Trung Quốc:

- Thứ nhất, dư nợ tín dụng tăng trưởng q nhanh và nóng đặc biệt là cho vay mua bất động sản. Do đó, ngân hàng cần quản lý mục đích cho vay theo từng cơ cấu sản phẩm hướng đến cho vay tiêu dùng, sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu của khách hàng, giảm thiểu tập trung cho vay phi sản xuất kinh doanh như chứng khoán, đầu tư bất động sản,… gây rủi ro cho hoạt động ngân hàng và thực hiện theo chủ trưởng của chính phủ.

- Thứ hai, trình độ của cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế so với tiêu chuẩn. Tại Việt Nam, sự gia tăng của hệ thống ngân hàng trong giai đoạn nền kinh tế phát triển nóng những năm 2007-2008 cũng khiến việc tuyển dụng của các ngân hàng ồ ạt, tiêu chuẩn đầu vào thấp và khơng có sự khắc khe về chuyên môn cũng như kinh nghiệm làm việc trong ngành. Do đó, cần xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn nhân viên tín dụng nhằm đảm bảo tính nhất quán, phù hợp với mục tiêu phát triển của ngân. Giáo dục phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên tín dụng. Đồng thời, đào tạo và giám sát q trình làm việc

của nhân viên tín dụng đảm bảo tinh thần trách nhiệm trong tuân thủ các quy định của ngân hàng, đánh giá và đề xuất cấp tín dụng một cách khách quan, phù hợp với tình hình thực tế của khách hàng.

- Thứ ba, các ngân hàng cũng coi nhẹ các tiêu chuẩn cho vay, an tồn tín dụng như khơng nắm rõ về mục đích sử dụng vốn vay, vượt quá nhu cầu và kế hoạch trả nợ của khách hàng. Bên cạnh việc rà sốt lại các tiêu chí phát triển tín dụng nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả bền vững, ngân hàng cần nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân viên tín dụng trong việc đánh giá đúng khách hàng tránh hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của khoản vay.

- Thứ tư, việc giám sát mục đích sử dụng vốn vay cũng khơng được các ngân hàng chú trọng. Do đó, việc giám sát thực tế chủ yếu qua loa, bổ sung chứng từ và các hồ sơ pháp lý không đầy đủ, không nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động kinh doanh trong suốt thời gian vay, không nhận biết các dấu hiệu cảnh báo và rủi ro có tính chu kỳ trong hoạt động kinh doanh của khách hàng.

• Ở Mỹ:

- Thứ nhất, duy trì mối quan hệ tốt và lâu dài với bên đi vay, phục vụ mọi nhu cầu về tài chính của khách hàng. Việc duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng tạo điều kiện thuận lợi trong việc bán chéo các sản phẩm ngân hàng, trong khi khách hàng nhận thấy sự hỗ trợ lâu dài, các dịch vụ tiện ích đồng thời đánh giá kịp thời tình hình tài chính của khách hàng từ đó đưa ra các chính sách hỗ trợ hoặc biện pháp giải quyết nhanh chóng nhằm giảm thiểu khả năng nợ xấu trong trường hợp hoạt động kinh doanh của khách hàng biến động rủi ro.

- Thứ hai, nhấn mạnh việc thẩm định cho vay hơn là giám sát kiểm soát khoản vay. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nợ xấu tăng cao do không đánh giá đúng được nhu cầu và tình hình tài chính của khách hàng. Ngân hàng cần đánh giá chính xác mục đích sử dụng vốn vay, tình hình tài chính của khách hàng để cho vay đúng nhu cầu, đảm bảo đủ khả năng trả nợ khách hàng phù

hợp với chủ trương chính sách tín dụng và khơng gây rủi ro xấu cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.

- Thứ ba, tránh sử dụng những đơn vị mơi giới. Vì các đơn vị mơi giới khơng có động cơ để đem lại các khoản vay có chất lượng cao hơn do họ được trả không căn cứ vào chất lượng khoản vay. Đối với Việt Nam, việc sử dụng đơn vị môi giới được xem là hình thức tiếp cận khách hàng cịn khá mới mẻ nhằm gia tăng việc bán hàng, đẩy mạnh doanh số tuy nhiên ngân hàng cần chọn lọc những đơn vị mơi giới có uy tín để đảm bảo quản trị rủi ro khoản vay tốt cũng như phát triển khách hàng hiệu quả và bền vững.

- Thứ tư, yêu cầu bên đi vay chứng minh được kinh nghiệm hoạt động kinh doanh và năng lực tài chính của mình đảm bảo nguồn thu nhập từ kinh doanh liên tục ổn định và chứng minh khả năng khách hàng đối phó với rủi ro trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)