Phát triển tín dụng cá nhân tại ACB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 49)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN

2.2 Thực trạng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu

2.2.3. Phát triển tín dụng cá nhân tại ACB

2.2.3.1. Dư nợ tín dụng cá nhân

Bảng 2.6: Dư nợ cho vay cá nhân tại ACB từ năm 2010-2013

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 ± ∆ % ± ∆ % ± ∆ % Dư nợ doanh nghiệp 54.189 66.962 58.586 61.187 12.773 23,57 (8.376) (12,51) 2.601 4,44 Dư nợ cá nhân 32.459 35.847 44.228 44.992 3.388 10,44 8.381 23,38 764 1,7 Tổng dư nợ 86.648 102.809 102.814 106.179 16.161 18,65 5 0,004 3.365 3.27

(Nguồn từ báo cáo tài chính của ACB từ năm 2010-2013)

Biểu đồ 2.1 – Tỷ lệ dư nợ cá nhân tại ACB từ năm 2010-2013

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 2010 2011 2012 2013

Dư nợ doanh nghiệp Dư nợ cá nhân

Nhìn vào bảng 2.6 và biểu đồ 2.1 có thể thấy tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân có sự cải thiện tăng lên trong 2 năm 2012-2013. Đây là định hướng kinh doanh khá ợp với diễn biến tình hình kinh tế trong nước những năm vừa qua. Không chỉ

riêng ACB mà tất cả các ngân hàng trong nước đều đẩy mạnh mũi nhọn tăng trưởng tín dụng cá nhân trong khi các doanh nghiệp khó khăn trong tiêu thụ vốn.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng nói chung và tốc độ tăng trưởng tín dụng cá nhân nói riêng có xu hướng tăng chậm trong năm năm 2013 và những tháng đầu năm 2014. Điều này cho thấy nhu cầu vốn tín dụng thấp, tình hình tài chính của khách hàng gặp khó khăn, bên cạnh đó nợ xấu của ngành ngân hàng ngày càng phình to gây khó khăn trong việc khơi thơng dịng vốn tín dụng.

Dư nợ tín dụng cá nhân theo kỳ hạn

Bảng 2.7 – Dư nợ tín dụng cá nhân của ACB theo kỳ hạn từ năm 2010-2013Đơn vị tính: tỷ đồng Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

2010 2011 2012 2013

Dư nợ Tỷ lệ % Dư nợ Tỷ lệ % Dư nợ Tỷ lệ % Dư nợ Tỷ lệ %

Ngắn hạn 18.826 58.00 15.826 44.15 16.891 38.19 17.831 39.63 Trung hạn 7.814 24.07 7.245 20.21 7.438 16.82 8.025 17.84 Dài hạn 5.819 17.93 12.776 35.64 19.899 44.99 19.136 42.53 Tổng cộng 32.459 100 35.847 100 44.228 100 44.992 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB từ năm 2010-2013)

Qua bảng 2.7, ta có thể thấy, dư nợ cho vay ngắn hạn ln chiếm tỷ trọng lớn dao động từ 40% đến 58% trong tổng dư nợ cho vay cá nhân. ACB có sự chuyển dịch cơ cấu kỳ hạn cho vay cá nhân theo đó giảm dần tỷ trọng kỳ hạn ngắn hạn, trung hạn và tăng mạnh tỷ trọng cho vay kỳ hạn dài hạn qua các năm. Sự chuyển đổi này phù hợp với tình hình kinh tế khó khăn trong nước ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội và có những chính sách tác động mạnh đến hệ thống ngân hàng những năm vừa qua.

Dư nợ tín dụng cá nhân theo vị trí địa lý

Bảng 2.8 – Dư nợ cho vay cá nhân tại ACB theo vị trí địa lý từ năm 2010-2013 Đơn vị tính: tỷ đồng Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Khu vực 2010 2011 2012 2013 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 ± ∆ % ± ∆ % ± ∆ % Tp.HCM 21.175 22.479 29.125 26.790 1.304 6,16 6.646 29,57 (2.335) (8,02) Miền Tây 1.314 1.794 2.099 2.528 480 36,53 305 17 429 20,44 Miền Trung 1.579 2.460 3.217 4.697 881 55,79 757 30,77 1.480 31,51 Miền Bắc 6.383 6.945 7.195 7.746 562 8,80 250 3,60 551 7,66 Miền Đông 2.008 2.169 2.592 3.230 161 8,02 423 19,50 638 24,61 Tổng dư nợ 32.459 35.847 44.228 44.992 3.388 10,44 8.381 23,38 764 1,73

(Nguờn: Báo cáo tài chính của ACB từ năm 2010-2013)

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 2010 2011 2012 2013 Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

Dư nợ cá nhân tăng trưởng đều qua các năm với mức đạt hơn 10% mỗi năm trong 3 năm từ năm 2010-2012. Trong đó, dư nợ tín dụng cá nhân qua tập trung vào hai khu vực là khu vực Tp.Hồ Chí Minh và khu vực miền Bắc. Năm 2013, dư nợ tín dụng cá nhân chỉ tăng trưởng ở mức 1.73% so với năm 2012. Đây là khó khăn đối với thị trường ngân hàng trong nước. Bên cạnh việc tăng trưởng tín dụng tồn ngành thấp mà hệ thống ngân hàng trong nước còn đối mặt với rủi ro tín dụng lớn do tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng cao.

Dư nợ tại khu vực Tp.Hồ Chí Minh ln chiếm tỷ trọng hơn 60% tổng dư nợ cho vay cá nhân. Điều này có thể dễ dàng hiểu được bởi Tp.Hồ Chí Minh được xem là đầu tàu, trung tâm kinh tế và văn hóa của cả nước do đó nhu cầu tín dụng đối với khu vực này luôn cao.

Khu vực miền Bắc chiếm tỷ trọng dao động từ 16%-19% tổng dư nợ cho vay cá nhân tuy nhiên tỷ lệ tăng trưởng tín dụng ở khu vực miền Bắc kém hiệu quả so với các khu vực khác với mức đạt thấp hơn 9% mỗi năm. Điều này chưa tương xứng với tiềm năng thị trường.

Nhìn chung qua 4 năm, khu vực miền Trung ln có mức tăng trưởng tốt và ổn định. Khu vực miền Trung và miền Tây có dư nợ tín dụng thấp nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng cá nhân ln đạt mức cao. Điều này có thể lý giải bởi trong năm 2011 là năm ACB đẩy mạnh mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch tại hai khu vực này.

Dư nợ cá nhân theo sản phẩm

0% 20% 40% 60% 80% 100% 2010 2011 2012 2013 Miền Đơng Miền Bắc Miền Trung Miền Tây Hồ Chí Minh

Cơ cấu dư nợ tín dụng cá nhân phân theo nhu cầu vay vốn trong những năm qua cho thấy ACB tập trung phần lớn vào cho vay đối với sản phẩm nhà và cho vay SXKD với tỷ lệ dư nợ chiếm trên 35% dư nợ tín dụng cá nhân, riêng cho vay tiêu dùng chiếm 6% tổng dư nợ và cho vay tín chấp chiếm khoảng 3%. Dư nợ cho vay SXKD chiếm tỷ trọng 33% tổng dư nợ tín dụng cá nhân. Cho vay SXKD có sự biến đổi ngược chiều qua các năm cụ thể năm 2011 tăng trưởng đạt 20% so với năm 2010 nhưng sang năm 2012 lại sụt giảm 3.75% so với cùng kỳ năm 2011.

Năm 2012, dư nợ cho vay đối với tất cả sản phẩm hầu như không tăng trưởng hoặc nếu có tăng thì mức tăng trưởng thấp. Cơ cấu dư nợ cho vay bất động sản luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, biến động trong khoảng từ 36% đến 44% tổng dư nợ tín dụng cá nhân. Tuy nhiên năm 2012, sản phẩm này hầu như không tăng trưởng thậm chí là giảm so với năm 2011 do tác động của nền kinh tế, thị trường bất động sản gặp khó khăn.

Bảng 2.9 – Dư nợ cho vay cá nhân của ACB theo sản phẩm từ năm 2010-2013 Đơn vị tính: tỷ đồng Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Sản phẩm 2010 2011 2012 2013 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 ± ∆ % ± ∆ % ± ∆ % Nhà 12.941 12.568 12.174 12.504 (373) (2.88) (394) (3,13) 330 2,71 SXKD 12.587 15.104 14.537 19.338 2.517 20% (567) (3,75) 4.801 33,03 Tín chấp 816 979 767 852 163 19.98 (212) (21,65) 85 11,08 Tiêu dùng 2.109 2.056 2.307 4.544 (53) (2,51) 251 12,21 2.237 96,97 Khác 4.006 17.708 14.443 7.754 13.702 342,04 (3.265) (18,44) (6.689) (46,31) Tổng dư nợ 32.459 35.847 44.228 44.992 3.388 (10,44) 8.381 23,38 764 1,73

Biểu đồ 2.4 - Dư nợ cho vay cá nhân theo sản phẩm tại ACB từ năm 2010-2013 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2010 2011 2012 2013 Nhà SXKD Tín chấp Tiêu dùng Khác

Lạm phát trong nước tăng cao làm thu nhập của người dân ảnh hưởng. Do đó, sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp dựa trên nguồn thu nhập từ lương cũng bị sụt giảm đáng kể. Do đây là sản phẩm có độ rủi ro cao nên ACB ln duy trì tỷ lệ dưới 2% tổng dư nợ cá nhân đối với sản phẩm cho vay tín chấp.

Sản phẩm cho vay SXKD và sản phẩm tiêu dùng có sự tăng trưởng về số tuyệt đối và tương đối trong năm 2013. Điều này phù hợp với chính sách của nhà nước về việc cho vay sản xuất kinh doanh đối với một số ngành nghề ưu tiên, đáp ứng nhu cầu tiêu dung của thị trường trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn.

2.2.3.2. Thu nhập từ hoạt động tín dụng cá nhân

Thu nhập từ tín dụng chiếm hơn 90% tổng thu nhập của ACB. Điều này hoàn toàn phù hợp do hoạt động tín dụng ln là nguồn thu nhập truyền thống và chủ đạo trong hệ thống khối NHTM Việt Nam. Riêng thu nhập từ tín dụng cá nhân biến động từ 32% đến 35% tổng thu nhập của ACB. Thu nhập từ tín dụng cá nhân chưa cao. Do đó để hoạt động tín dụng cá nhân đóng góp nhiều hơn nữa đến tổng thu nhập của ngân hàng cần đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân bằng cách cải tiến sản phẩm, thay đổi chính sách lãi cho vay mang tính cạnh tranh hơn so với các ngân hàng cịn lại.

Bảng 2.10 – Thu nhập từ hoạt động tín dụng cá nhân ACB từ năm 2010-2013 Đơn vị tính: tỷ đồng Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Thu nhập từ tín dụng 14.912 25.370 22.111 15.005 Tổng thu nhập 15.773 26.441 22.914 15.905 Thu nhập từ tín dụng/tổng thu nhập 94,54% 95,95% 96,50% 94,34% Thu nhập từ tín dụng cá nhân 5.535 8.654 7.421 5.532 Thu nhập từ tín dụng cá nhân/tổng thu nhập 35,09% 32,73% 32,39% 34,78%

(Nguờn từ báo cáo tài chính của ACB từ năm 2010-2013)

2.4. Thực trạng chất lượng tín dụng cá nhân tại ACB 2.4.1. Chất lượng tín dụng cá nhân theo chỉ tiêu nợ xấu 2.4.1. Chất lượng tín dụng cá nhân theo chỉ tiêu nợ xấu

Với sự tuột dốc của thị trường bất động sản từ năm 2010 kéo dài đến năm 2011 khiến cho thanh khoản bất động sản giảm. Mặt khác tình hình kinh doanh của khách hàng gặp rất nhiều khó khăn do tình hình kinh tế thế giới chưa hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 – 2009 và hoạt động kinh doanh trong nước bị ảnh hưởng do lạm phát trong nước cao đẩy mặt bằng chi phí lãi vay vượt quá khả năng trả nợ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, tác động trực tiếp đến hoạt động tín dụng của ngân hàng làm gia tăng nợ quá hạn khi ngân hàng khó chuyển nhượng bất động sản để thu hồi nợ vay. Cụ thể, năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 0.58% tổng dư nợ tương ứng dư nợ quá hạn là 502 tỷ đồng. Đến năm 2011, dư nợ quá hạn tăng cao chiếm 1.21% tổng dư nợ tương ứng dư nợ quá hạn là 1.242 tỷ đồng. Năm 2012, tỷ lệ nợ quá hạn tăng cả về mặt số tuyệt đối và số tương đối cụ thể nợ quá hạn chiếm 7.8% tổng dư nợ tín dụng tương ứng dư nợ quá hạn là 7.947

tỷ đồng. Năm 2012 là năm mà hoạt động tín dụng của ngân hàng có nợ q hạn cao nhất trong những năm gần đây.

Bảng 2.11 – Tỷ lệ nợ quá hạn của ACB từ năm 2010-2013

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Dư nợ Tỷ lệ %/dư nợ Dư nợ Tỷ lệ %/ dư nợ Dư nợ Tỷ lệ %/ dư nợ Dư nợ Tỷ lệ %/dư nợ Dư nợ cá nhân 32.459 100 35.847 100 44.228 100 44.992 100 Nợ nhóm 2-5 của

cho vay cá nhân 1.086 3.36 1.524 4.25 3.094 7 4.650 10.33 Nợ nhóm 3-5 của

cho vay cá nhân 642 1.98 781 2.18 1.484 3.36 4.053 9.01

(Nguờn từ báo cáo tài chính của ACB từ năm 2010-2013)

Bảng 2.11 cho thấy nợ xấu của cá nhân tăng dần qua mỗi năm. Trong đó, hai năm 2012-2013 tỷ lệ nợ nhóm 2-5 tăng nhiều so với mọi năm. Bên cạnh nguyên nhân kinh tế trong nước khó khăn những năm vừa qua, nợ xấu tăng cao cũng đặt ra câu hỏi về chất lượng tín dụng cá nhân tại ACB.

Tỷ lệ nợ quá hạn của cá nhân cũng tăng dần qua các năm, đỉnh điểm là năm 2012 tăng 2,4 lần so với năm 2011. Năm 2013, tỷ lệ nợ quá hạn của cá nhân cũng như tỷ lệ nợ quá hạn của ACB có kiềm chế hơn so với năm 2012 tuy nhiên con số nợ quá hạn vẫn còn cao. Đây là điều đáng báo động. Trước những diễn biến tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao, ACB cần tìm hiểu ngun nhân và có chính sách hoặc biện pháp theo dõi thu hồi nợ thích hợp.

0% 5% 10% 15%

2010 2011 2012 2013

Biểu đồ 2.5 - Nợ xấu tín dụng cá nhân tại ACB từ năm 2010- 2013

Nợ nhóm 2-5 Nợ nhóm 3-5

Biểu đồ 2.5 cho thấy trong 3 năm từ năm 2010-2012, tỷ lệ nợ xấu cá nhân luôn chiếm tỷ lệ 50% nợ quá hạn cá nhân. Tuy nhiên, trong năm 2013, tỷ lệ nợ xấu cá nhân chiếm 90% tổng nợ quá hạn cá nhân. Điều này phản ánh đúng thực tế nền kinh tế trong nước nhưng cũng đặt ra vấn đề chất lượng các khoản vay cá nhân cũng như năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại ACB.

2.4.1.1. Chỉ tiêu nợ xấu cá nhân theo khu vực

Bảng 2.12 – Nợ xấu của cho vay cá nhân năm 2012-2013 theo khu vực

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm

Khu vực

2012 2013

Dư nợ cho vay Tỷ lệ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ xấu Dư nợ cho vay Tỷ lệ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ xấu

Hồ Chí Minh 29.125 2.72% 1.93% 26.790 2.54% 1.92% Miền Bắc 7.195 6.7% 5.07% 7.746 6.94% 6.19% Miền Trung 3.217 2.02% 1.51% 4.697 1.86% 1.35% Miền Đông 2.592 2.89% 1.78% 2.528 2.16% 1.35% Miền Tây 2.099 3.34% 2.41% 3.230 3.34% 2.67% Tổng cộng 44.228 3.35% 2.42% 44.992 3.25% 2.60%

Theo bảng 2.12, trong 2 năm 2012-2013, khu vực miền Bắc ln có tỷ lệ nợ quá hạn cũng như nợ xấu cao trong toàn hệ thống ACB với tỷ lệ cao trên 5% trong khi dư nợ cho vay cá nhân của khu vực này chỉ chiếm tỷ trọng 16% trong tổng dư nợ cho vay cá nhân. Năm 2013, 2 khu vực miền Bắc và miền Tây tiếp tục có nợ quá hạn tăng cao trong khi 3 khu vực cịn lại là Hồ Chí Minh, miền Trung và miền Đơng kiểm soát tốt việc giảm tỷ lệ nợ quá hạn.

2.4.1.2. Chỉ tiêu nợ xấu cá nhân theo cơ cấu kỳ hạn

Bảng 2.13 – Nợ xấu của cho vay cá nhân năm 2012-2013 theo kỳ hạn

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Kỳ hạn 2012 2013 Dư nợ Tỷ lệ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ xấu Dư nợ Tỷ lệ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ xấu Ngắn hạn 16.891 1.72% 1.28% 17.831 2.69% 2.24% Trung hạn 7.438 3.68% 2.94% 8.025 3.52% 2.9% Dài hạn 19.899 4.62% 3.2% 19.136 3.65% 2.81% Tổng cộng 44.228 3.35% 2.42% 44.992 3.25% 2.6%

(Nguờn: Báo cáo tài chính của ACB năm 2012-2013)

Qua bảng 2.13 có thể nhận thấy nợ quá hạn và nợ xấu của cho vay cá nhân chủ yếu ở kỳ hạn trung hạn và dài hạn. Tuy nhiên, năm 2013, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của kỳ hạn ngắn hạn tăng lên so với năm 2012. Điều này cho thấy dấu những hiệu khó khăn của nền kinh tế trong nước đã tác động xấu đến khả năng chi trả nợ vay không chỉ đối với các khoản vay trung – dài hạn mà ngay cả những khoản vay ngắn hạn.

2.4.2. Đánh giá chất lượng tín dụng theo phân loại và trích lập dự phịng rủi ro 2.4.2.1. Chỉ tiêu phân loại nhóm nợ

- Nợ nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn - Nợ nhóm 2: nợ cần chú ý

- Nợ nhóm 3 : nợ dưới tiêu chuẩn - Nợ nhóm 4: nợ nghi ngờ

- Nợ nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn

Bảng 2.14 – Phân loại nhóm nợ tại ACB từ năm 2010-2013

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 ± ∆ % ± ∆ % ± ∆ % Nợ nhóm 1 86.146 101.564 94.823 100.008 15.418 17,90 (6.741) (6,64) 5.185 5,47 Nợ nhóm 2 209 327 5.421 (*) 2.967 118 56,46 5.094 1557,8 (2.454) (45,27) Nợ nhóm 3 65 275 747 657 210 323,08 472 171,64 (90) (12,05) Nợ nhóm 4 58 346 673 463 288 496,55 327 94.51 (210) (31,20) Nợ nhóm 5 170 297 1.150 2.084 127 74,71 853 287,21 934 81,22 Tổng cộng 86.648 102.809 102.815 106.179 16.161 18,65 6 0.006 3.364 3,27

(Nguờn: Báo cáo tài chính của ACB từ năm 2010-2013)

(*) Nợ nhóm 2 năm 2012 bao gồm:

- 853.698 triệu đồng đồng cho vay Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam (Vina- lines) và một công ty con của Vinalines.

- 3.511.468 triệu đồng triệu đồng cho vay sáu công ty của ông Nguyễn Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)