Giám sát rủi ro lãi suất của ban giám đốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 36 - 37)

1.2 Quản trị quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại

1.2.6.2 Giám sát rủi ro lãi suất của ban giám đốc

Ban giám đốc phải bảo đảm rằng cơ cấu hoạt động kinh doanh của ngân hàng và

mức độ rủi ro lãi suất mà ngân hàng gánh chịu được quản lý hiệu quả, các chính sách và thủ tục cần thiết được thiết lập để kiểm soát và hạn chế rủi ro lãi suất trên cơ sở dài hạn cũng như hàng ngày, đồng thời phân định trách nhiệm rõ ràng trong quản lý và kiểm soát. Ban giám đốc có trách nhiệm duy trì:

- Giới hạn chấp nhận rủi ro thích hợp;

- Đầy đủ các hệ thống và tiêu chuẩn đo lường rủi ro;

- Các tiêu chuẩn định giá các trạng thái và đo lường hiệu quả;

- Quá trình báo cáo rủi ro lãi suất và đánh giá quản lý rủi ro lãi suất tồn diện; - Hệ thống kiểm sốt nội bộ hiệu quả. (Ủy Ban Basel về Giám Sát Ngân Hàng, 2004)

Ban giám đốc cũng cần định kỳ đánh giá các chính sách và thủ tục quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng để bảo đảm tính thích hợp và đúng đắn của các báo cáo, khuyến

khích và tham gia vào thảo luận với các thành viên hội đồng quản trị và nếu quy mô và mức độ phức tạp của ngân hàng yêu cầu thì phải thảo luận với các nhân viên quản lý rủi ro về các thủ tục đo lường, báo cáo và quản lý rủi ro. (Ủy Ban Basel về Giám Sát Ngân Hàng, 2004)

Ban giám đốc cần bảo đảm các hoạt động quản lý và phân tích rủi ro liên quan đến rủi ro lãi suất được thực hiện bởi các nhân viên có năng lực, có kiến thức kỹ thuật và kinh nghiệm phù hợp với bản chất và phạm vi hoạt động của ngân hàng. Cần có đủ chiều sâu về nguồn lực nhân viên để quản lý các hoạt động này và khắc phục tình trạng vắng mặt

tạm thời của các vị trí chủ chốt. (Ủy Ban Basel về Giám Sát Ngân Hàng, 2004)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)