Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 76 - 78)

2.7 Đánh giá quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

2.7.3.2 Nguyên nhân khách quan

Thị trường tài chính Việt Nam chưa phát triển như các nước tiên tiến. Hơn nữa, tại thời điểm hiện nay, NHNN Việt Nam chỉ đưa ra quy định số 1133/2003/QĐ-NHNN ngày 30/09/2003 cho phép các NHTM Việt Nam sử dụng cơng cụ hốn đổi lãi suất là sản

phẩm phái sinh duy nhất trong cơng cụ tài chính phái sinh quản trị rủi ro lãi suất.

Tình hình kinh tế thế giới và nền kinh tế trong nước có nhiều biến động khó

lường, NHNN Việt Nam phải sử dụng chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm đối phó với tình trạng lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ. Vì vậy các loại lãi suất định hướng ở thị trường tài chính Việt Nam liên tục thay đổi đã tác động mạnh đến lãi suất huy động và cho vay ở

các NHTM, đặt các ngân hàng đối diện với rủi ro lãi suất và thanh khoản rất lớn.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam can thiệp quá sâu vào thị trường tài chính Việt Nam theo các cơng cụ mệnh lệch hành chính, lãi suất của các NHTM phụ thuộc nhiều vào các quy định của NHNN Việt Nam. Các biện pháp can thiệp hành chính vào thị

trường tài chính có tác dụng khá nhanh nhưng nhiều khi làm méo mó cung – cầu trên thị trường tiền tệ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã giới thiệu khái quát quá trình hình thành và phát triển, phân tích thực trạng quản trị rủi ro lãi suất, cơ chế chuyển vốn nội bộ FTP trong quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam và phân tích ngun nhân của những thực trạng quản trị rủi ro lãi suất. Chúng ta đã có các nhìn khá tồn diện về tình hình quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

Bên cạnh những giải pháp đã được thực hiện để hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân

hàng TMCP Công Thương Việt Nam vẫn cịn một số khó khăn hạn chế xuất phát từ trình

độ cơng nghệ, trình độ quản lý,... Vì vậy, một số giải pháp và kiến nghị trong Chương 3

sẽ góp phần giải quyết những khó khăn này để việc quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam được hồn thiện hơn.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM.

3.1 Định hướng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đến năm 2018

Tất cả các tổ chức tài chính đều phải đối mặt với rủi ro lãi suất. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cũng không ngoại lệ. Khi lãi suất thay đổi thu nhập và các chi phí của ngân hàng đều thay đổi, do vậy sẽ làm ảnh hưởng tới giá trị kinh tế của tài sản,

nguồn vốn, giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu và các trạng thái ngoại bảng của ngân hàng. Tác động tổng hợp của những thay đổi trên được phản ánh vào thu nhập của ngân

hàng và giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu.

Sự kết hợp giữa mơi trường có lãi suất hay thay đổi, sự bãi bỏ các quy định và sự

đa dạng hóa của các sản phẩm trong và ngoài bảng tổng kết tài sản của ngân hàng đã làm

cho việc quản trị rủi ro lãi suất trở thành ngày càng thách thức. Cùng lúc đó các sản

phẩm phái sinh lãi suất như hoán đổi lãi suất đã giúp các ngân hàng quản lý và giảm thiểu các rủi ro lãi suất.

Tình hình biến động của lãi suất trên thị trường ngày càng nhanh và phức tạp, thì việc quản trị rủi ro lãi suất ngày càng trở nên phức tạp và quan trọng. Bên cạnh đó, thị

trường tài chính Việt Nam trong giai đoạn phát triển. Nhận biết được tầm quan trọng của quản trị rủi ro lãi suất, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã định hướng quản trị rủi ro lãi suất trong thời gian tới như sau:

Đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng nhằm tăng tỷ trọng nguồn

thu nhập từ các hoạt động không chịu sự tác động của lãi suất.

Nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng góp phần đa dạng hóa cấu trúc thời hạn của lãi suất và hạn chế rủi ro lãi suất, cụ thể: Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các hình thức huy động vốn; Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.

Hồn thiện quy trình quản trị rủi ro lãi suất. Hồn thiện quy trình quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng bao gồm hoàn thiện các công việc như sau: quy định trách nhiệm về

rủi ro lãi suất của Hội đồng quản trị và Ban điều hành; các chính sách và thủ tục quản trị rủi ro phù hợp; các chức năng nhận dạng, đo lường, giám sát, kiểm sốt và phịng ngừa rủi ro lãi suất; kiểm sốt nội bộ; thơng tin cung cấp cho các đơn vị giám sát; mức độ an toàn vốn.

Kiện toàn nguồn nhân lực: Cán bộ nhân viên phải được đào tạo và trang bị đầy đủ các kiến thức về rủi ro, quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng; đặc biệt là những cán bộ tác nghiệp. Bởi vì, họ chính là những người nhận biết và đối mặt trực

tiếp, thường xuyên đối với những rủi ro trong hoạt động của ngân hàng.

Đầu tư, ứng dụng hệ thống công nghệ thơng tin vào quy trình quản trị rủi ro lãi

suất.

Phát huy lợi thế cơ chế FTP trong quản trị rủi ro lãi suất. Theo cơ chế quản lý vốn tập trung FTP hiện nay, Hội sở có cơng cụ mạnh để quản trị rủi ro lãi suất của toàn hệ

thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)