7. Kết cấu luận văn: gồm 3 chương
2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu từ năm
2.2.3 Cơ cấu tổng nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Á Châu
Bảng 2.3: Qui mô, tốc độ tăng trưởng cơ cấu nguồn vốn của ACB
Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1.Tiền gửi và vay các TCTD khác 3,249.9 6,994.0 9,901.9 10,449.8 28,130 34,714.0 13,748 3,249.9
2.Tiền gửi của khách hàng 29,394.7 55,283.1 64,216.9 86,919.2 106,936 142,218 125,233 29,394.7 3. Phát hành giấy tờ có giá 5,861.4 11,688.8 16,755.8 26,582.6 38,234 50,708 20,201 5,861.4 4.Các khoản nợ khác 3,217.8 4,190.8 6,366.1 23,272.6 10,594 34,557 4,183 3,217.8 5.Vốn và các quỹ 1,654.0 6,257.8 7,766.5 10,106.3 11,376.8 11,959 12,624 1,654.0 Tổng nguồn vốn 44,650.2 85,391.7 105,306 167,881 205,103 281,019 176,307 44,650
33
Tương tự như tổng tài sản, tổng nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Á Châu cũng tăng trong giai đoạn 2006-2011 và giảm ở những năm 2012, 2013. Trong đó, khoản mục tiền gửi và vay tổ chức tín dụng khác có xu hướng tăng dần qua các năm 2006-2011và giảm đột ngột 2011-2013 từ 34.714 tỷ đồng năm 2011 còn 13.748 tỷ đồng trong năm 2012, giảm 60,4% so với cùng kỳ năm trước và năm 2013 chỉ còn 5.843 tỷ đồng giảm 62,8% so với năm 2012. Bên cạnh đó khoản mục tiền gửi khách hàng chiếm tỷ trọng hơn 50% trong tổng nguồn vốn từ 50,2%-83%, cao nhất là năm 2013 chiếm 83% tổng nguồn vốn, cũng giống như tiền gửi và vay các TCTD khác, tỷ trọng tiền gửi của khách hàng cũng tăng đều qua các năm trong giai đoạn 2006- 2011, cụ thể: năm 2011 tăng tiền gửi của khách hàng lên 142.218 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2010 cao hơn mức tăng bình quân ngành 14,4%, tuy nhiên do tác động của vụ bầu Kiên làm sụt giảm niềm tin và uy tín của ACB nên khách hàng đã rút tiền ồ ạt dẫn đến năm 2012 giảm 16.945 tỷ đồng so với năm trước còn 125.233 tỷ đồng nhưng đến năm 2013, tỷ trọng này đã phục hồi trở lại tăng lên 138.111 tỷ đồng. Tiếp theo phải kể đến một khoản mục cũng đóng vị trí cao trong tổng nguồn vốn đó là khoản mục phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ lệ từ 2,1%-18,64%, cao nhất là năm 2010, phát hành giấy tờ có giá đạt 38.234 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 18,64% tổng nguồn vốn và năm 2011 đạt 50.708 tỷ đồng đạt 18,04% tổng tài sản, vì khoảng thời gian này ACB là một trong những ngân hàng lớn tạo được tin cậy đối với các tổ chức và cá nhân nên thành cơng khi phát hành giấy tờ có giá, chính do tác động của vụ tháng 8/2012 đã tác động rất mạnh đến niềm tin của khách hàng nên việc phát hành giấy tờ có giá ít hơn, một phần do ACB tập trung hoạt động vào những hoạt động truyền thống hơn. Riêng đối với khoản mục các khoản nợ khác chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ ở những năm 2006-2008 thì đến năm 2009-2011 tỷ lệ này cũng chiếm từ 5,17%-13,86% tổng nguồn vốn, các khoản nợ chủ yếu là khoản phải trả các đối tác nước ngoài liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng tài khoản, vàng đang giữ hộ cho khách hàng.
Vốn và các quỹ: Nguồn vốn tự có của ACB được tăng đều qua các năm từ năm 2006-2013 với tốc độ tăng trưởng VCSH bình quân 8 năm đạt mức 33,51%. Vốn chủ sở hữu của ACB tăng đều qua từng năm tuy nhiên tăng vượt bậc từ năm
34
2008 đến 2009 với tỷ lệ 30,12% do ACB được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép tăng vốn điều lệ lên 7.814 tỷ đồng bằng cách chuyển 1.350,9 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu và 108,3 tỷ đồng từ Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ sang vào ngày 3/9/2009. Tiếp tục mức tăng trưởng mạnh vào năm 2010, ACB tăng vốn chủ sở hữu với tỷ lệ tăng 12,57% so với năm 2009. Trong Đại hội cổ đông 2010, ACB đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ năm 2010 thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu nhằm nâng cao năng lực cho vay và tăng vốn cho Công ty Cho thuê tài chính ACB. Mặc dù Vốn điều lệ được tăng liên tục để nhằm cải thiện tình hình tài chính của ACB tuy nhiên vẫn khơng tăng vượt so với sự tăng trưởng lớn mạnh của Tổng tài sản. Thời điểm 31/12/2013, tổng vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng đạt 423,98 nghìn tỷ đồng, tăng 31.830 tỷ đồng so với cuối tháng 12/2012. Trong đó vốn điều lệ của ACB chiếm 2,2% tổng vốn điều lệ của toàn hệ thống.
Vốn và các quỹ của Ngân hàng TMCP Á Châu chiếm tỷ lệ từ 3,7%-7,5%, tỷ lệ này tương đối thấp, vì vậy, trong thời gian tới ACB cần có chính sách nhằm tăng nguồn vốn này tạo niềm tin cho khách hàng, phục vụ nhu cầu tăng trưởng và điều chỉnh tăng trưởng, tăng các tỷ lệ đảm bảo an toàn, bù đắp những rủi ro.
Hình 2.3: Vốn chủ sở hữu của 10 ngân hàng TMCP lớn nhất
Đơn vị tính: tỷ đồng
Nguồn: tổng hợp báo cáo tài chính của các ngân hàng
Hình 2.3 cho thấy, ACB là một trong những NHTMCP có vốn chủ sở hữu cao so với năm 2012 ACB đứng vị trí thứ 8 sau 3 NHTM quốc doanh BIDV, VCB, CTG và 4 NHTM ngoài quốc doanh EIB,TECH, STB, MB. Năm 2013, ACB đã tụt xuống một bậc đứng vị trí thứ 9 trước SHB.
35