Mô tả biến số:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tham gia tổ hợp tác chăn nuôi heo của nông dân tỉnh bến tre (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG III : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Mơ hình phân tích:

3.2.3 Mô tả biến số:

Trên cơ sở lý Người ủy quyền - Người đại diện, lý thuyết Vốn xã hội và đặc biệt các khảo lược nghiên cứu thực nghiệm, tác giả nhận thấy vận dụng (có chọn lọc) các biến số đã được nghiên cứu để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tham gia tổ hợp tác của nông dân chăn nuôi heo tỉnh Bến Tre là phù hợp; kết hợp với phương pháp nghiên cứu khoa học (Trần Tiến Khai, 2014) để đo lường biến số. Cụ thể: tác giả chọn 15 biến độc lập (ký hiệu Xi, với i=1…15) để đưa vào đề tài nghiên cứu; tất cả các số liệu được thu thập và tính tốn từ số liệu điều tra thực tế; sau đó, các tham số của các biến số trong mơ hình được ước lượng thông qua việc sử dụng phần mềm STATA12. .

Bảng 3.1. Mô tả các biến được sử dụng trong mơ hình

Biến Dấu Tên biến số Đo lường Đơn vị

Y Tham gia Tổ hợp tác Biến giả 1: tham gia; 0: không tham gia

X1 + Học vấn Số năm đi học Năm

X2 + Giới tính Biến giả 1 là nam; 0 là nữ.

X3 - Thu nhập VN đồng Triệu đồng

X4 - Tổng đàn heo thịt Số heo hơi Con

X5 + Họp đoàn Số lần họp Lần

X6 + Tiếp cận dịch vụ Thang đo Thang đo Likert 5 mức độ X7 + Năng lực Tổ trưởng Thang đo Thang đo Likert 5 mức độ X8 + Công khai thông tin Thang đo Thang đo Likert 5 mức độ X9 + Trách nhiệm tổ trưởng Thang đo Thang đo Likert 5 mức độ X10 + Số bạn mượn được tiền Số người Người

X11 + Bạn thân Số bạn thân Người

X12 + Nhu cầu vay Thang đo Thang đo Likert 5 mức độ X13 - Chi phí đại diện Thang đo Thang đo Likert 5 mức độ X14 - Không tin nhau Thang đo Thang đo Likert 5 mức độ

X15 + Giúp đỡ Thang đo Thang đo Likert 5 mức độ

Biến X1: thể hiện trình độ học vấn của chủ hộ, được tính bằng số năm theo học ở trường của chủ hộ. Hệ số hồi quy này dự kiến sẽ có giá trị dương, thể hiện số năm đi học càng lớn thì xác suất tham gia vào tổ hợp tác so với xác suất không tham gia tổ hợp tác càng tăng.

Biến X2 (biến giả): thể hiện giới tính của người quyết định kinh tế của nông hộ. Biến nhận giá trị 1 nếu là nam và 0 nếu là nữ. Hệ số hồi quy dự kiến sẽ có giá trị dương, thể hiện giới tính có ảnh hưởng đến quyết định tham gia theo hướng nam sẽ có khuynh hướng tham gia tổ hợp tác cao hơn nữ.

Biến X3: thể hiện thu nhập hàng tháng của nông hộ (không bao gồm thu nhập từ ni heo), được tính theo đơn vị triệu đồng/tháng. Hệ số hồi quy này dự kiến sẽ có giá trị âm, thể hiện tổng thu nhập hàng tháng của nơng hộ càng cao thì xác suất tham gia tổ hợp tác càng giảm.

Biến X4: số lượng tổng đàn heo thịt nuôi trong thời gian gần đây của hộ nông dân (con). Hệ số hồi quy này dự kiến sẽ có giá trị âm, thể hiện diện quy mơ ni của nông hộ càng lớn càng không muốn tham gia tổ hợp tác, xác suất tham gia sẽ giảm.

Biến X5: mức độ tham dự họp thường xuyên của hộ gia đình giúp tăng xác suất tham gia tổ hợp tác (thơng qua tác động của đồn thể mà gia đình tham gia). Hệ số hồi quy dự kiến sẽ có giá trị dương, thể hiện sự tác động của các đồn thể có ảnh hưởng tích cực đến quyết định tham gia tổ hợp tác của hộ gia đình.

Biến X6 (thể hiện qua thang đo 5 mức độ): thể hiện mức độ tiếp cận dịch vụ chăn ni thú y của hộ gia đình, biểu hiện qua thang đo 5 mức độ. Biến nhận giá trị từ 1đến 5, thứ tự càng lớn thể hiện mức độ tiếp cận dịch vụ chăn nuôi thú y càng tốt. Hệ số hồi quy dự kiến sẽ có giá trị dương, ảnh hưởng tích cực đến xác suất tham gia tổ hợp tác.

Biến X7 (thể hiện qua thang đo 5 mức độ): thể hiện năng lực của tổ trưởng tổ hợp tác, biểu hiện qua thang đo 5 mức độ: thứ tự càng lớn thể hiện sự đánh giá của

các biến này có giá trị dương, tác động cùng chiều với xác suất tham gia tổ hợp tác của nơng hộ; tổ trưởng càng giỏi thì xác suất tham gia tổ hợp tác của nông hộ càng cao.

Biến X8 (thể hiện qua thang đo 5 mức độ): biểu hiện sự cần thiết phải công khai thông tin để minh bạch thông tin, biểu hiện qua thang đo 5 mức độ: thứ tự càng lớn thể hiện sự đánh giá của nông hộ về sự minh bạch thông tin càng cao. Hệ số hồi quy dự kiến của các biến này có giá trị dương, tác động cùng chiều với xác suất tham gia tổ hợp tác của nông hộ; thơng tin càng cơng khai, càng minh bạch thì xác suất tham gia tổ hợp tác của nông hộ càng cao.

Biến X9 (thể hiện qua thang đo 5 mức độ): thể hiện sự đánh giá về quan tâm của các thành viên tổ hợp tác về trách nhiệm của tổ trưởng, sự cần thiết quy định (ràng buộc) trách nhiệm của tổ trưởng đối với thành viên qua hợp đồng và được xác nhận (chứng thực) của Ủy ban nhân dân xã. Sự ràng buộc trách nhiệm của tổ trưởng đối với thành viên càng rỏ ràng thì xác suất tham gia càng lớn, hệ số hồi quy dự kiến của các biến này có giá trị dương.

Biến X10: số người mà nơng hộ có thể mượn (vay) tiền trong ngắn hạn, số người cho mượn (vay) càng lớn thể hiện vốn xã hội của nông hộ càng lớn. Sự tác động của mạng lưới xã hội có ý nghĩa tích cực đến xác xuất tham gia tổ hợp tác của nông hộ nên hệ số hồi quy dự kiến của các biến này có giá trị dương.

Biến X11: số bạn thân của nơng hộ, là những người mà nơng hộ có thể chia sẽ cuộc sống, số bạn thân càng lớn thể hiện vốn xã hội của nông hộ càng lớn. Sự tác động của mạng lưới xã hội có ý nghĩa tích cực đến xác xuất tham gia tổ hợp tác của nông hộ nên hệ số hồi quy dự kiến của các biến này có giá trị dương.

Biến X12 (thể hiện qua thang đo 5 mức độ): thể hiện nhu cầu vay vốn của nơng gia đình. Biến nhận giá trị từ 1 đến 5, thứ tự càng lớn thể hiện nhu cầu vay vốn của nông hộ càng cao. Hệ số hồi quy dự kiến sẽ có giá trị dương, thể hiện mức độ vay được tín dụng có ảnh hưởng đồng biến đến quyết định tham gia tổ hợp tác.

Biến X13 (thể hiện qua thang đo 5 mức độ): là chi phí đại diện, bao gồm các khoản chi phí nơng hộ dự kiến phải gánh chịu khi tham gia tổ hợp tác như lương, thưởng, chi phí hoạt động của Tổ điều hành… Do đó, dự kiến hệ số hồi quy sẽ có giá trị âm, điều này đồng nghĩa với chi phí đại diện càng lớn thì xác suất tham gia của nông hộ càng thấp.

Biến X14 (thể hiện qua thang đo 5 mức độ): thể hiện sự không tin tưởng của hộ nông dân khi cho người khác mượn tiền, cho thấy sự thiếu tin tưởng trong hợp tác có liên quan đến tiền; do đó, dự kiến hệ số hồi quy có giá trị âm (sự khơng tin tưởng càng lớn, khả năng tham gia càng thấp).

Biến X15 (thể hiện qua thang đo 5 mức độ): thể hiện mức độ hỗ trợ của Chính quyền địa phương đối với việc tuyên truyền vận động, hỗ trợ thủ tục hành chính, thể hiện qua thang đo 5 mức độ. Hệ số hồi quy dự kiến sẽ có giá trị dương, thể hiện sự hỗ trợ của Chính quyền địa phương càng nhiều, ảnh hưởng đến xác suất tham gia tổ hợp tác chăn nuôi của nông hộ càng lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tham gia tổ hợp tác chăn nuôi heo của nông dân tỉnh bến tre (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)