5.1. Kết luận:
Chăn nuôi heo tỉnh Bến Tre chủ yếu là quy mơ hộ gia đình; đến nay, tỉnh Bến Tre có 433 trang trại chăn ni heo. Sản lượng heo thịt xuất chuồng năm 2015 trên 490.000 con. Hoạt động chăn ni heo phát triển góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập cho hộ gia đình, góp phần phát triển kinh tế vùng nơng thơn. Tận dụng các tiềm năng hiện có về đất, vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm; phát huy lợi thế, sẽ là điều kiện tốt để phát triển ngành chăn nuôi heo tỉnh trong thời gian tới, chăn ni heo sẽ trở thành ngành sản xuất hàng hóa quan trọng trong nơng nghiệp, phát triển chăn ni tỉnh Bến Tre góp phần tăng trưởng chung của nên kinh tế, đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng cao về số lượng, chất lượng.
Tận dụng các lợi thế sẳn có, chăn ni heo tỉnh Bến Tre trong những năm gần đây tăng trưởng khá nhanh, sự tăng nhanh quy mô dẫn đến thách thức khá lớn cho các hộ chăn ni như khó tiêu thụ trong thời điểm nhạy cảm, xuất hiện một số bệnh nguy hiểm trong thời gian gần đây như bệnh heo tai xanh, bệnh lở mồm, long móng v.v..; ngồi ra, với dư luận xã hội về việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi những tháng cuối năm 2015 làm sụt giảm đáng kể giá heo thịt, dẫn đến các hộ chăn ni gặp nhiều khó khăn, có những hộ chăn ni kém hiệu quả đã bị lỗ, ảnh hưởng đến kinh tế hộ và kinh tế nơng thơn. Bên cạnh đó, kỹ thuật chăn ni của hộ gia đình cịn mang tính kinh nghiệm, khả năng tiếp xúc các dịch vụ chăn ni thú y, tiếp cận giống mới cịn nhiều hạn chế; liên kết sản xuất với tiêu thụ gặp khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do sản xuất ở quy mơ hộ gia đình nhỏ, nhỏ lẻ nên khó tiếp cận với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp tiêu thụ. Để khắc phục những hạn chế này trong chăn nuôi heo, vấn đề liên kết trong chăn ni được xem là mơ hình sản xuất nơng nghiệp tiên tiến, có hiệu quả.
Trên địa bàn tỉnh Bến Tre hiện nay đã thành lập được 21 tổ hợp tác chăn nuôi heo theo Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ
về tổ chức hoạt động của Tổ hợp tác. Các tổ hợp tác nuôi heo chủ yếu nằm trên địa bàn hai huyện Mỏ Cày Nam và Mỏ Cày Bắc, kết quả hoạt động các tổ hợp tác này khá thành công bước đầu, giúp hộ nơng dân kéo giảm chi phí chăn ni, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường về an toàn vệ sinh thực phẩm, được tiêu thụ ổn định với giá bán hợp lý, giúp người nuôi đạt hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên, số lượng tổ hợp tác cịn q ít và số lượng hộ chăn nuôi tham gia cịn rất hạn chế, chủ yếu chăn ni vẫn phổ biến là hộ gia đình, khó tiếp cận các dịch vụ chăn ni thú y và khó kiểm sốt dịch bệnh; hạn chế lớn nhất là giá thành cao do chi phí chăn ni cao, khó liên kết với các doanh nghiệp tiêu thụ. Tại Hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển ngành chăn nuôi lợn tại Việt Nam”, các chuyên gia về phát triển nơng nghiệp đều có chung một nhận định, chăn ni heo là một trong những lĩnh vực có nhiều điểm yếu, chịu nhiều tác động tiêu cực khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Do đó có chăn ni heo tỉnh Bến Tre nói riêng và cả nước nói chung đang đứng trước nguy cơ, thách thức, vì vậy liên kết sản xuất để tăng năng lực cạnh tranh, tồn tại và phát triển là nhu cầu rất cần thiết không chỉ đối với hộ chăn nuôi mà đối với nền nông nghiệp đất nước.
Bằng phương pháp thống kê mơ tả, tác giả đã tìm hiểu về đặc điểm, các yếu tố liên quan đến hiệu quả chăn nuôi của hộ nông dân chăn ni heo có tham gia và khơng tham gia tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Qua khảo sát 200 mẫu tại hai huyện: Mỏ Cày Nam và Mỏ Cày Bắc; dựa trên Lý thuyết lợi thế kinh tế nhờ quy mô và sử dụng phần mềm STATA, tác giả phân tích, tìm hiểu yếu tố nâng cao hiệu quả kinh tế cho hộ chăn nuôi; đồng thời, dựa trên Lý thuyết Người ủy quyền Người đại diện và Lý thuyết Vốn xã hội kết hợp với việc sử dụng mơ hình logit của phần mềm STATA đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia hay không tham gia vào tổ hợp tác chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh Bến Tre, kết quả nghiên cứu trả lời hai vấn đề sau:
heo thịt thương phẩm, ảnh hưởng lớn đến sức cạnh tranh sản phẩm (heo hơi) của hộ nông dân chăn nuôi tỉnh Bến Tre, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế với nhiều hiệp định mậu dịch tự do đang và sắp có hiệu lực; để giảm giá thành, việc tiếp cận các nhà máy sản xuất thức ăn để mua số lượng lớn với giá thấp là cần thiết (thấp hơn so với mua từ các đại lý bán lẻ).
Hai là, qua phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết trong chăn nuôi heo của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre, kết quả hồi quy cho thấy: chi phí tham gia tổ hợp tác (biến phidaidien), sự khơng tin tưởng giữa mọi người khi mượn tiền (biến longtin), khả năng tiếp cận các dịch vụ chăn nuôi thú y (biến tiepcandichvu), năng lực làm việc của tổ trưởng tổ hợp tác (biến nangluctotruong), nhu cầu vay vốn phục vụ chăn nuôi (biến tindung) là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến xác suất tham gia Tổ hợp tác chăn nuôi heo của hộ nơng dân tỉnh Bến Tre.
Nhìn chung, Tổ hợp tác được hình thành sẽ là đầu mối, tạo điều kiện thuận lợi để hộ chăn nuôi tiếp cận với các dịch vụ chăn nuôi thú y, trang bị kiến thức chăn nuôi mới thay cho phương pháp chăn nuôi truyền thống, tiếp cận các tổ chức tín dụng để vay vốn lãi suất ưu đãi để phát triển quy mô, mua thức ăn với chi phí thấp…; liên kết được với doanh nghiệp tiêu thụ giúp hộ nông dân tiêu thụ sản phẩm ổn định hơn với giá tốt hơn, người chăn nuôi đạt hiệu quả cao hơn.
5.2. Hạn chế của luận văn và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo:
Để thực hiện mục tiêu của luận, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với phân tích định lượng bằng mơ hình hồi quy logit, luận văn đã chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hay không tham gia tổ hợp tác chăn nuôi heo ở một mức độ nhất định, trong đó có các yếu tố chi phí tham gia tổ hợp tác, sự không tin tưởng giữa mọi người khi mượn tiền, khả năng tiếp cận các dịch vụ thú y, năng lực làm việc của tổ trưởng tổ hợp tác, nhu cầu vay vốn phục vụ chăn nuôi dựa trên hai lý thuyết chính là Lý thuyết Người ủy quyền – Người đại diện, Lý thuyết Vốn xã hội. Tuy nhiên, tác giả chưa nghiên cứu sự khác biệt về giá bán sản phẩm của hộ chăn ni có tham gia tổ hợp tác so với hộ chăn nuôi không
tham gia tổ hợp tác; tác giả chưa đánh giá, đo lường sự tác động của tham gia tổ hợp tác và khả năng liên kết tiêu thụ.
Để có đầy đủ các cơ sở khoa học xây dựng kế hoạch phát triển tổ hợp tác chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bến Tre một cách có hiệu quả, các hướng nghiên cứu sau cần được tiếp tục nghiên cứu sâu khả năng liên kết từ hình thức tổ hợp tác đến khả năng hình thành hợp tác xã ni heo từ tổ hợp tác đã đi vào hoạt động ổn định để nâng cao hơn nữa hiệu quả chăn nuôi.
5.3. Hàm ý chính sách:
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tham gia tổ hợp tác giúp hộ chăn nuôi heo nâng cao hiệu quả tài chính; kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng để thúc đẩy việc tham gia mở rộng quy mô hoặc thành lập mới tổ hợp tác chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh Bến Tre, nhu cầu tiếp cận dịch vụ chăn nuôi thú y, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhu cầu vay vốn là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định tham gia của hộ chăn ni; để khuyến khích các hộ chăn ni heo tham gia tổ hợp tác, các cơ quan quản lý nhà nước có thể thực hiện một số nội dung như sau:
Khi tổ hợp tác được hình thành sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ chăn nuôi tiếp cận các dịch vụ, nhất là tiếp cận các dịch vụ kỹ thuật chăn ni, dịch vụ tín dụng với lãi vay ưu đãi v.v... đặc biệt là vay vốn tín chấp. Tuy nhiên, kết quả phỏng vấn sâu cho thấy các hộ chăn nuôi phải giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ngân hàng giữ hộ (xem như là hình thức thế chấp), đây là khó khăn với những hộ có vay thế chấp cho các mục đích khác nên khơng tiếp cận được vay tín chấp phục vụ chăn ni, do đó ngành ngân hàng, đặc biệt vai trị ngân hàng nhà nước nên có chính sách nới lỏng hơn nữa những quy định về vay tín chấp để hộ nơng dân chăn ni tiếp cận tín dụng được dễ hơn.
Tiếp tục quan tâm, có chính sách hỗ trợ kinh phí các tổ hợp tác mới hình thành để hoạt động và chi phí đào tạo cho ban điều hành, kế tốn v.v… như chính sách hỗ trợ thành lập mới các Hợp tác xã hiện nay, việc hỗ trợ này sẽ là điều kiện
151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức hoạt động của Tổ hợp tác) vì kết quả phân tích hồi quy cho thấy sự hỗ trợ của địa phương rất quan trọng đối với quyết định tham gia tổ hợp tác.
Tổ hợp tác và hợp tác xã tương đối giống nhau về bản chất, đều là kinh tếtập thể, được hình thành trên cơ sở tự nguyện, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh. Với đặc thù của sản xuất nông nghiệp, hiện nay khó hình hợp tác xã đối với một số ngành nghề như trồng lúa, chăn nuôi heo, trồng cây ăn trái v.v… Do vậy, cơ quan quản lý nhà nước có thể nghiên cứu bổ sung Tổ hợp tác vào phạm vi điều chỉnh của Luật Hợp tác xã 2012 để được hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước (chủ yếu là đào tạo, nâng cao năng lực cho ban điều hành; tập huấn kỹ thuật cho nông dân, kỹ năng tiếp cận thị trường v.v…) trong điều kiện sản xuất nơng nghiệp cịn non yếu nhưng phải cạnh tranh với thị trường khu vực và quốc tế trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do bắt đầu có hiệu lực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Anh:
1. James, SC., 1988. Social Capital in the Creation of Human Capital. The American Journal of Sociology, Vol. 94, Supplement: Organizations and Institutions: Sociological and Economic Approaches to the Analysis of Social
Structure (1988), pp. S95-S120. Nguồn
http://courseweb.lis.illinois.edu/~katewill/for-
china/readings/coleman%201988%20social%20capital.pdf
2. James, SC., 1988. Social Capital in the Creation of Human Capital. Nguồn http://www.giurisprudenza.unimib.it/DATA/insegnamenti%5C9_1051%5Cmaterial e/coleman-social%20capital.pdf
3. Lauri, A., 2003. Asymmetric Information: Theory and pplications. Nguồn
http://citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/download?rep=rep1&type=pdf&doi=10.1.1.198.9252
4. Liang, Q et al., 2015. Social Capital, Member Participation, and Cooperative Performance: Evidence from China’s Zhejiang.
5. Michael, J and M.William., 1976. Theory of the firm: Managerial Behavior,
Agency costs and Ownership structure. Nguồn
http://www.sfu.ca/~wainwrig/Econ400/jensen-meckling.pdf[03/10/2014]
6. Michael, S anh Z.Richard ., 1971. Insurance, Information, and Individual
action. Nguồn
http://www2.uah.es/econ/MicroDoct/Spence_Zeckhauser_1971_Insurance_Informa tion_Individual%20actions.pdf
7. Nugussie, WZ., 2010. Why some rural people become member of agricultural cooperatives while orther do not - Journal of Development and
Agricultural Economics Vol. 2(4), pp. 138-144, April 2010. Nguồn http://www.academicjournals.org/article/article1379430560_Nugussie.pdf
8. Ortmann, GF and RP. King., 2007. Agricultural cooperatives I: History, theory and problems. Agrekon, Vol 46, No 1 (March 2007) p41-43. Nguồn http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/03031853.2007.9523760#.VYpYfhuq qko
9. Osterberg, J N., 2009. Members' perception of their participation in the governance of cooperatives: the key to trust and commitment in agricultural
cooperatives. Nguồn
http://emnet.univie.ac.at/fileadmin/user_upload/conf_EMNet/2007/papers/Oesterber g_Hakelius_Nilsson.pdf
10. Pierre, B.,1986. The Forms of Capital. Nguồn https://www.marxists.org/reference/subject/philosophy/works/fr/bourdieu-forms- capital.htm
11. Satgar, V and M.Williams., 2008. The passion of the people: Successful
cooperative experiences in Africa. Nguồn
http://www.copac.org.za/files/Passion%20of%20the%20People%20FullText.pdf
12. Zheng, S et al., 2010. Determinants of Producers’ Participation in
Agricultural Cooperatives-Evidence from Northern China. Nguồn
http://www.researchgate.net/profile/Titus_Awokuse/publication/254439986_Deter minants_of_Producers'_Participation_in_Agricultural_Cooperatives_Evidence_fro m_Northern_China/links/55550bdb08ae980ca60ad71b.pdf
Tài liệu Tiếng Việt
1. Bùi Văn Trịnh và Nguyễn Hữu Tâm, 2010. Nhu cầu hợp tác của nông hộ trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, Tạp chí Khoa
học 2010:15b 254-263, Trường Đại học Cần Thơ. Nguồn
file:///C:/Users/WIN7/Downloads/031.BUI%20VAN%20TRINH_HTT%20(254- 263)%20(1).pdf
2. Chính phủ, 2007. Nghị định số 151/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác, ngày 10 tháng 10 năm 2007.
3. Hà Thị Thu Hằng, 2007. Kiểm soát và quản lý hiệu quả chi phí đại diện trong Cơng ty cổ phần.
4. Hội thảo cấp quốc gia chủ đề “Phát triển chuổi giá trị nông nghiệp bền vững” tại Bến Tre ngày 01/12/2015.
5. Hội thảo khoa học chủ đề “Phát triển chuổi giá trị cây ăn quả” tại Bến Tre ngày 30/11/2015.
6. Lê Thị Mai Hương, 2015. Hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai. Nguồn http://www.uef.edu.vn/newsimg/tap-chi-uef/2015-11-12- 25/14.pdf
7. Lưu Tiến Dũng, 2013. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với cử nhân các ngành khoa học xã hội và nhân văn, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Nghiên cứu Giáo dục, Tập 29, Số 2 (2013) 1‐9. Nguồn http://tapchi.vnu.edu.vn/upload/2014/04/1190/1.pdf
8. Nguyễn Tuấn Anh, 2011. Vốn xã hội và sự cần thiết nghiên cứu vốn xã hội
ở nông thôn Việt Nam hiện nay. Nguồn
http://epositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/3934/1/Nguyen%20Tuan% 20Anh%20_%20VỐN%20XÃ%20HỘI%20VÀ%20SỰ%20CẦN%20THIẾT%20N GHIÊN%20CỨU%20VỐN%20XÃ%20HỘI%20Ở%20NÔNG%20THÔN%20VIỆ
9. Nguyễn Thắng và Lã Sơn Ka, 2014. Nhu cầu hợp tác của nông hộ Đồng bằng sơng Cửu Long, Tạp chí Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn – Kỳ 1 – Tháng 01/2014. Nguồn http://www.cantholib.org.vn/Database/Content/1298.pdf
10. Nguyễn Trong Hoài, 2011. Giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác xã gắn liền với xóa đói giảm nghèo tại Bến Tre.
11. Phí Mạnh Hồng, 2013. Giáo trình kinh tế vi mơ. Đại học quốc gia Hà Nội. Từ nguồnhttp://hfs1.duytan.edu.vn/upload/ebooks/3190.pdf
12. Phí Mạnh Hồng, 2013. Lợi thế và bất lợi thế kinh tế của quy mô. Nguồn http://quantri.vn/dict/details/8139-loi-the-va-bat-loi-the-kinh-te-cua-quy-mo.
13. Trần Tiến Khai, 2014. Phương pháp nghiên cứu kinh tế. Nhà xuất bản Lao động xã hội.
14. Quốc hội, 2012. Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 được kỳ họp thứ 4 Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2012.
15. Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Nghiên cứu Giáo dục, Tập 29, Số 2 (2013) 1-9. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với cử nhân các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Nguồn http://tapchi.vnu.edu.vn/upload/2014/04/1190/1.pdf
16. Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Hội Nông dân Cộng hòa Liên bang Đức, 2015. Hội thảo Thực trạng và giải pháp phát triển ngành chăn nuôi lợn tại Việt Nam, Viện chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tháng 4/2015. Nguồn http://vcn.vnn.vn/phat-trien-nganh-chan-nuoi-lon-tang-lien-ket-va- dau-tu-chuyen-sau_n58736_g721.aspx
17. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, 2012. Quy hoạch phát triển chăn nuôi và giết mổ, chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm tập trung đến năm 2020 ngày 19 tháng 12 năm 2012.
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI HEO CỦA NÔNG DÂN TỈNH BẾN TRE
Người phỏng vấn: ...................... ...................... ...................... Ngày phỏng vấn: ........../......../.... ..............