Dữ liêu và thu thập dữ liệu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tham gia tổ hợp tác chăn nuôi heo của nông dân tỉnh bến tre (Trang 32)

CHƯƠNG III : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Dữ liêu và thu thập dữ liệu:

3.3.1 Số mẫu phỏng vấn:

Việc xác định mức độ chính xác cở mẫu khảo sát sẽ ảnh hưởng đến mức độ phản ảnh tổng thể nghiên cứu ở giá trị sai số cho phép (còn gọi là "khoảng tin cậy"). Mức độ tin cậy được chọn trong mức độ chắc chắn có thể cho kết quả là thực sự. Vì vậy trong nghiên cứu Luận văn này, tác giả chọn thiết lập khoảng tin cậy ở mức 95%, tức là mức độ sai số là 5%.

Theo Greene (1991), số mẫu tối thiểu cho một nghiên cứu n > 50 + 5p (p là số biến độc lập) (Trích bởi Lưu Tiến Dũng, 2014). Khi xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia mơ hình tổ hợp tác ni heo, số biến độc lập là 15, cỡ mẫu được chọn là n > 50 + 15 x 5 > 125. Để phục vụ tốt việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia tổ hợp tác, tác giả khảo sát và phỏng vấn 200 hộ chăn nuôi.

Để đảm bảo thu thập đủ số lượng quan sát và đảm bảo chất lượng cho nghiên cứu, số mẫu điều tra dự phịng thêm 10 mẫu (5 mẫu hộ có tham gia và 5 mẫu hộ khơng tham gia). Trong q trình nhập, mã hóa dữ liệu, mẫu có số liệu khơng phù hợp sẽ được thay thế; trường hợp có nhiều mẫu khơng phù hợp sẽ được phỏng vấn bổ sung để đảm bảo thu đủ 200 mẫu đạt yêu cầu về thông tin.

Phương pháp thu thập thông tin, tác giả tiến hành khảo sát, phỏng vấn trực tiếp hộ nơng dân ni heo (hộ có tham gia tổ hợp tác và hộ không tham gia tổ hợp tác) trên địa bàn hai huyện đại diện của tỉnh Bến Tre là Mỏ Cày Nam và Mỏ Cày Bắc, đây là hai huyện có số hộ ni heo lớn nhất của tỉnh Bến Tre. Trong tổng số hơn 19.389 hộ dân nuôi heo, tác giả chọn ra 200 hộ để phỏng vấn (1) theo phương pháp phân tầng tỷ lệ (proportionate stratified sampling) với tiêu thức phân tổ ni heo có tham gia và khơng tham gia theo đơn vị hành chính, cụ thể: trong tỉnh chọn 2 huyện có số hộ ni heo nhiều nhất, từ 2 huyện có số hộ ni heo nhiều, chọn 4 xã có nhiều hộ ni heo (mỗi huyện chọn 2 xã), từ các xã đã chọn tiếp tục chọn các ấp có nhiều hộ ni heo. Trên địa bàn các ấp này tác giả tiếp tục phân chia danh sách hộ ni heo của từng ấp thành hai nhóm, nhóm “hộ ni heo có tham gia Tổ hợp tác” và nhóm “hộ ni heo không tham gia tổ hợp tác” số hộ dân trong danh sách lập tổ có tỷ lệ ngang nhau. Sau đó đánh số thứ tự các hộ trong từng khu vực ấp được chọn. Tổng hợp số hộ được đánh số thứ tự để chia tỷ lệ chọn ra 200 hộ (gồm 100 hộ có tham gia Tổ hợp tác, 100 hộ không tham gia Tổ hợp tác).

Bảng 3.2 Bảng phân bố cở mẫu

Tên huyện Tên xã Số mẫu Hộ có tham

gia THT

Hộ khơng tham gia THT

Mỏ Cày Bắc Tân Bình 50 25 25

Tân Thanh Tây 50 25 25

Mỏ Cày Nam Cẩm Sơn 50 25 25

3.3.2 Thiết kế bảng câu hỏi:

Bảng phỏng vấn gồm 4 phần chủ yếu: phần giới thiệu mục đích của cuộc phỏng vấn, yêu cầu phỏng vấn và cam kết với người cung cấp thông tin; phần thứ nhất là đặc điểm của hộ gia đình được phỏng vấn; phần thứ hai khảo sát thực trạng chăn ni như các chi phí, doanh thu và lợi nhuận từ chăn ni heo; phần thứ ba là khảo sát về sự đánh giá của hộ gia đình đối với các lợi ích, chi phí khi tham gia tổ hợp tác; phần cuối cùng khảo sát các mối quan hệ xã hội của hộ gia đình chăn ni (về địa phương và cộng đồng).

3.3.3 Xây dựng thang đo Likert:

Thang đo Likert được sử dụng trong Luận văn này được thiết kế đánh giá bằng 5 mức độ, từ mức “Hoàn tồn khơng cần thiết” đến mức “Rất cần thiết”; từ mức “Hồn tồn khơng đồng ý” đến mức “Hồn tồn đồng ý”; “Hồn tồn khơng tín nhiệm” đến mức “Rất tín nhiệm”. Thang đo Likert 5 điểm đo được thiết kế nhằm thu thập nhận xét của hộ nông dân nuôi heo đánh giá mức độ ảnh hưởng của các vấn đề về chi phí đại diện, vốn xã hội, sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước đến khả năng tham gia tổ hợp tác chăn nuôi.

3.3.4 Phương pháp thu thập:

Sau khi xây dựng đề cương, tác giả xây dựng phiếu điều tra và tiến hành điều tra nhanh lần đầu 20 mẫu, sau đó điều chỉnh, bổ sung thêm những nội dung cịn thiếu và bỏ đi những nội dung chưa hợp lý để hoàn chỉnh phiếu phỏng vấn và tiến hành phỏng vấn chính thức.

Trong q trình khảo sát, tác giả có phỏng vấn sâu hộ chăn ni có tham gia và hộ chăn nuôi không tham gia tổ hợp tác; ghi nhận ý kiến của chính quyền địa phương trong các hội thảo về kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh. Về phương pháp phỏng vấn sâu, trên cơ sở phiếu khảo sát chung, tác giả tiến hành phỏng vấn thêm các câu hỏi mở (như theo ơng/bà thì giữa tham gia và khơng tham gia tổ hợp tác, cái nào có lợi hơn? Vì sao? Những khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ thú y, vay vốn

rộng, chuyên sâu từ hộ chăn ni, chính quyền địa phương nhằm giải thích rõ thêm các vấn đề nghiên cứu (về lợi ích đầu vào, đầu ra, sự hỗ trợ của nhà nước, tiếp cận dịch vụ; khơng có sự khác biệt về chi phí mua giống và giá bán heo thịt v.v…). Sau khi tổng hợp, phân tích đánh giá, tác giả tiếp tục quay lại vùng nghiên cứu phỏng vấn thêm một số hộ để hoàn chỉnh luận văn. Các phiếu phỏng vấn thiếu thông tin được loại bỏ và thay thế ngay trong quá trình nhập dữ liệu

Việc phỏng vấn được tiến hành theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp giữa các phỏng vấn viên với các hộ dân ni heo; ghi nhận ý kiến của chính quyền địa phương tại Hội thảo chăn nuôi heo đầu tháng 11/2015 do Ủy ban nhân dân huyện Mỏ Cày Nam tổ chức. Song song đó, tác giả phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn (đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn 2 huyện Mỏ Cày Nam và Mỏ Cày Bắc, nhân viên tiếp thị các Công ty thức ăn gia súc như Công ty Tấn Lợi, Công ty Lái Thiêu, NewHope, GreenFeed v.v.. để ghi nhận ý kiến của chính quyền và các hộ chăn ni ở các địa phương khác qua các hội thảo do các công ty cung cấp thức ăn tổ chức; qua đó, giúp tác giả ghi nhận nhiều thông tin phục vụ cho Luận văn.

Kết thúc khảo sát, tác giả nhập số liệu điều tra và xử lý số liệu điều tra trên phần mềm Excel 2007, lọc dữ liệu để làm sạch bộ dữ liệu sau khi loại các biến có giá trị khơng bình thường; sau đó chuyển sang Stata SE12 để chạy thống kê mơ tả và hồi quy để phân tích kết quả.

CHƯƠNG IV KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 4.1. Tổng quan về mơ hình chăn ni heo ở Bến Tre:

4.1.1. Tình hình chăn ni heo tỉnh Bến Tre:

Hình thức tổ chức chăn ni heo tỉnh Bến Tre chủ yếu là hộ gia đình, ni heo trang trại chiếm 20,28%1, trong đó có 313 trại ni heo thịt và 120 trại vừa nuôi heo thịt vừa nuôi heo nái để chủ động cung cấp giống nuôi heo thịt thương phẩm Quy mô trại nuôi heo nái đa số từ 20 con đến 50 con/trại (có 108 trại, chiếm 90% tổng số trại); quy mô trại nuôi heo thịt phổ biến từ 100 con đến 200 con/trại (228 trại, chiếm 72,84% tổng số trại ni heo thịt); đặc biệt có 2 trại ni quy mơ từ 1.000 con đến 1.500 con/trại (tập trung ở huyện Mỏ Cày Nam) và 1 trại quy.mô trên 1.500 con ở Bình Đại. Trang trại chăn ni heo tập trung nhiều nhất ở huyện Mỏ Cày Nam 207 trại, quy mô đàn heo nuôi khoảng 50.000 con, kế đến là huyện Mỏ Cày Bắc 109 trại, quy mô đàn heo nuôi khoảng 16.000 con. Song, số trại nuôi heo nái tập trung nhiều ở Mỏ Cày Nam và Giồng Trôm2. Chăn nuôi nơng hộ trong những năm qua có những bước tiến đáng kể, kể cả về năng suất và quy mơ, đóng góp phần đáng kể trong việc gia tăng sản phẩm chăn nuôi và tốc độ phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Bến Tre; các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi đã được áp dụng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nơng hộ. Tuy nhiên, cịn hạn chế về vốn, trình độ chăn ni ở một số nơng hộ cịn thấp, cịn thiếu hiểu biết về thú y, thị trường, môi trường, là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Đây là những trở ngại cho chăn nuôi heo phát triển, nhất là đối với các hộ nông dân chăn nuôi quy mô nhỏ.

Kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản tỉnh Bến Tre ngày 01/7/2011 theo Quyết định số 1785/QĐ-TTg ngày 27/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ, tồn tỉnh có 37.277 hộ chăn ni, chủ yếu ở quy mô từ 1 đến 5 con (55,54%) và từ 6 đến 20 con (28,84%), cịn lại là chăn ni ở quy mô trên 100 con. Số hộ nuôi năm 2011 giảm khá nhiều so với năm 2006 (giảm 11.569 hộ) do giá bán heo

thịt giảm mạnh. Quy mô nuôi tăng khá cao trong vịng 5 năm, tăng từ 6,8 con/hộ (tính bình qn năm 2006) lên 12 con/hộ (tính bình qn năm 2011). Theo số liệu Cục thống kê tỉnh Bến Tre, tổng đàn heo tăng bình quân từ 2010 đến 2014 là 2,06%/năm, tăng từ 431.562 con lên 468.236 con năm 2014.

Bảng 4.1: Số hộ chăn nuôi heo phân theo quy mô

Tổng số 1/7/2006 1/7/2011 so sánh (=2011/2006) Số hộ Cơ cấu (%) Số hộ Cơ cấu (%) Số hộ (%) Cơ cấu (%) 48.846 100,00 37.277 100,00 76,32 Hộ nuôi từ 1 - 5 con 32.443 66,42 20.705 55,54 63,82 -10,88 Hộ nuôi từ 6 - 20 con 13.193 27,01 10.751 28,84 81,49 1,83 Hộ nuôi từ 21 - <100 con 3.141 6,43 5.347 14,34 170,23 7,91 Hộ nuôi từ 100 con trở lên 69 0,14 474 1,27 686,96 1,13

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bến Tre, 2013 Về phương thức chăn nuôi, hiện nay ở Bến Tre tồn tại 3 phương thức chăn ni chủ yếu, đó là (1) phương thức chăn ni nơng hộ với quy mơ nhỏ, đây là hình thức chăn ni có từ lâu đời với mục đích tự cung, tự cấp, đặc trưng của phương thức chăn nuôi này là đầu tư vốn ít và kỹ thuật chăn ni thấp, được ni trong chuồng đơn giản. Heo dễ mắc bệnh và lây lan nhanh, khó kiểm sốt khi có dịch, năng suất ni thấp; tuy nhiên, phương thức nuôi này dễ thực hiện, phù hợp với khả năng về vốn đầu tư và kinh nghiệm, trình độ chăn ni của hầu hết hộ gia đình ở nơng thơn, có khoảng 80% đàn heo được nuôi với phương thức này, (2) phương thức chăn nuôi bán công nghiệp quy mô vừa, đây là phương thức chăn ni có sự kết hợp những kinh nghiệm chăn nuôi truyền thống và kỹ thuật nuôi dưỡng tiên tiến. Mục đích chăn ni mang tính hàng hóa. Đặc trưng của phương thức này là nuôi với quy mô lớn (heo thịt từ 100 đến 200 con; heo sinh sản từ 20 đến 50 con), chuồng trại được đầu tư và cho ăn bằng thức ăn cơng nghiệp; có áp dụng quy trình phịng bệnh, hiệu quả chăn ni cao so với quy mơ nơng hộ. Ước tính đến nay, tồn

tỉnh có gần 20% số lượng heo được nuôi với phương thức này. Phương thức này tuy an tồn về dịch bệnh nhưng địi hỏi đầu tư lớn và (3) phương thức chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn, tập trung. Chăn nuôi heo với phương thức này mới bắt đầu hình thành, do tư nhân đầu tư; hiện nay chăn nuôi theo phương thức này chưa phát triển ở Bến Tre.

Về quy mô đàn heo, tăng trưởng khá nhanh, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006 – 2010 đạt 7,56%/năm. Đặc biệt những năm 2010 – 2011, giá heo hơi tăng cao, ni heo có lãi nên các nơng hộ mạnh dạn đầu tư, tăng quy mô tổng đàn, dẫn đến nhu cầu heo giống tăng cao và đàn heo nái phát triển mạnh. Giai đoạn 2010 – 2011, quy mô đàn heo của Bến Tre đứng thứ hai vùng đồng bằng sông Cửu Long (sau Tiền Giang, tương đương đàn heo tỉnh Bình Dương) và đứng thứ hai các tỉnh vùng Đồng Nam bộ (sau Đồng Nai). Điều đáng lưu ý là đàn heo của các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai được nuôi trang trại tập trung quy mô lớn chiếm tỷ trọng cao (trên 80% tổng đàn), trong khi đó đàn heo tỉnh Bến Tre ni trang trại tập trung chỉ có khoảng 20%, cịn lại ni ở nơng hộ, quy mô nhỏ (Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, 2012).

Phân bổ vùng nuôi, hầu hết các xã của tỉnh Bến Tre đều nuôi heo (trừ phường 7, Thành phố Bến Tre) với quy mô đàn heo từ 500 con đến dưới 5.000 con 96 xã, khoảng 60%, số xã có quy mơ đàn heo từ 5.000 con đến 10.000 con khoảng 15 xã (%), chủ yếu tập trung ở 2 huyện Mỏ Cày Nam và Mỏ Cày Bắc. Tồn tỉnh có 10 xã ni nhiều heo, quy mơ hơn 10.000 con/xã với tổng đàn khoảng 175.000 con (chiếm gần 40% tổng đàn tồn tỉnh); trong đó có 6 xã thuộc huyện Mỏ Cày Nam (Thành Thới A, Cẩm Sơn, Thành Thới B, Minh Đức, An Thạnh và Định Thủy), 2 xã thuộc huyện Mỏ Cày Bắc (Thạnh An và Khánh Thạnh Tân) và 2 xã huyện Giồng Trôm (Tân Lợi Thạnh và Long Mỹ).

4.1.2. Tình hình phát triển Tổ hợp tác chăn ni heo tỉnh Bến Tre:

cầu hợp tác ở trình độ cao hơn với các hình thức tổ chức sản xuất như tổ liên kết sản xuất, tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm giúp các hộ nông dân thực hiện những công việc mà từng hộ gia đình khơng thể làm được hoặc làm kém hiệu quả nhờ huy động được nguồn lực của các thành viên. Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX ban hành Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 18/3/2002, xác định Kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn hoạt động, phân phối theo lao động, theo vốn góp và mức độ sử dụng dịch vụ. Hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cùng góp vốn, góp sức trên cơ sở ngun tắc tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi và quản lý dân chủ.

Xuất phát từ nhu cầu của kinh tế hộ, đồng thời nhằm hỗ trợ kinh tế hộ phát triển cần tạo cơ sở hành lang pháp lý để tổ hợp tác họat động ổn định và có hiệu quả, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 về việc tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thơng tư số 04/2008/TT-BKH ngày 09 tháng 07 năm 2008 hướng dẫn một số quy định tại Nghị định 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác. Nhằm để tạo điều kiện sản xuất hàng hóa đáp ứng được nhu cầu của thị trường mang tình cạnh tranh cao với hình thức hợp tác liên kết sản xuất.

Đến nay, tồn tỉnh có 269 Tổ hợp tác thuộc lĩnh vực nơng nghiệp, trong đó có 21 tổ hợp tác chăn nuôi heo, với hơn 550 thành viên tham gia, các tổ hợp tác nuôi heo chủ yếu ở địa bàn huyện Mỏ Cày Nam, huyện Mỏ Cày Bắc, huyện Giồng Trôm. Công ty thức ăn công nghiệp Greenfeed (khu công nghiệp Giao Long, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) đã ký hợp đồng cung ứng thức ăn và con giống cho 3 tổ hợp tác ở các xã Hòa Lộc, Thành An huyện Mỏ Cày Bắc; xã Minh Đức huyện Mỏ Cày Nam.

4.1.3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu, định hướng phát triển:

Huyện Mỏ Cày Nam và huyện Mỏ Cày Bắc được tách ra năm 2009 từ huyện Mỏ Cày; huyện Mỏ Cày Nam có diện tích tự nhiên 222,1 km2, dân số 145.966 người, mật độ dân số 657 người/km2; huyện Mỏ Cày Bắc có diện tích tự nhiên 158,2 km2, dân số 109.151 người, mật độ dân số 690 người/km2. Cả hai huyện Mỏ Cày Nam và Mỏ Cày Bắc có 2 quốc lộ đi qua là quốc lộ 57 và quốc lộ 60. Kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tham gia tổ hợp tác chăn nuôi heo của nông dân tỉnh bến tre (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)