Kết quả phỏng vấn sâu hộ gia đình:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tham gia tổ hợp tác chăn nuôi heo của nông dân tỉnh bến tre (Trang 49 - 52)

CHƯƠNG III : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.4. Kết quả phỏng vấn sâu hộ gia đình:

Qua kết quả phỏng vấn, các hộ chăn nuôi heo đều biết rằng tham gia tổ hợp tác sẽ có nhiều lợi ích, nhất là mua vật tư chăn ni như thức ăn, thuốc thú y trực tiếp với công ty hoặc đại lý cấp một với giá thấp hơn giá bán của các đại lý tại địa phương; ngoài ra, dễ tiếp cận các dịch vụ kỹ thuật chăn ni, có điều kiện trong trao đổi kinh nghiệm nhưng chưa tham gia tổ hợp tác. Đến nay, tồn tỉnh chỉ có 21 tổ hợp tác chăn ni heo, để tìm hiểu rõ hơn ngun nhân, tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu một số hộ để giải thích cho vấn đề nghiên cứu.

4.4.1. Các hộ có tham gia tổ hợp tác:

Ơng Hồ Thanh Truyền xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam; ơng Đồn Thanh Lâm xã Tân Bình, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre có chung ý kiến rằng khi tiếp xúc với nhân viên tiếp thị của các công ty thức ăn gia súc được biết khi mua thức ăn với số lượng lớn sẽ được giảm giá; ngoài ra, đến cuối năm hộ chăn nuôi được chiết khấu thêm và được tặng một số sản phẩm như máy giặt, ti vi, bộ karaoke v.v.. Trong quá trình kiểm tra vệ sinh thú y, cán bộ thú y thông tin đến các hộ chăn nuôi

nếu tập hợp được trên 15 người sẽ được tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn ni, các biện pháp phịng và trị bệnh miễn phí. Theo tính tốn của ơng Truyền, so với đầu năm, giá heo giảm hơn 500.000 đồng/tạ (100kg), nên người ni heo hiện nay lãi rất ít, lợi nhuận bình quân cho một heo thịt chỉ khoảng 200.000 đồng, khoảng lợi nhuận này do mua thức ăn với giá thấp của hộ tham gia tổ hợp, các hộ không tham gia tổ hợp tác ni khéo lắm là hịa vốn, phần lớn đều bị lỗ.

Đối với bà Bùi Thị Dung xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam; ông Nguyễn Văn Tho xã Tân Bình, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre đều cho rằng trong q trình họp định kỳ Hội nơng dân được biết nếu tham gia tổ hợp tác có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã sẽ được vay vốn phục vụ chăn nuôi không cần thế chấp, lãi suất vay ưu đãi (được hỗ trợ lãi suất trong năm đầu). Ngồi ra, hộ gia đình được hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi từ cán bộ thú y huyện do huy động được nhiều người tham dự tập huấn. Bà Dung cũng cho biết thêm khi tham gia tổ hợp tác được Ủy ban nhân dân xã hỗ trợ thủ tục rất nhiệt tình, khơng tốn kém thời gian hay chi phí gì nhiều.

Theo bà Dung, ông Truyền, trong thời gian gần đây giá heo thịt sụt giảm mạnh (nhất là kể từ khi thông tin sử dụng chất cấm trong chăn nuôi để tạo nạt đầu tháng 9 năm 2015), người ni heo khơng có lãi, có nhiều hộ bị lỗ nên các hộ chăn ni giảm quy mơ tổng đàn, do đó tổng đàn của tổ hợp tác giảm theo; trước tình hình này đại diện các cơng ty thức ăn chăn ni có đến các tổ hợp tác chào giá mới và đề xuất chiết khấu từ 10% đến 12,5% cho các hợp đồng tiêu thụ số lượng lớn thức ăn.

Về vay vốn tín dụng, các hộ chăn ni heo có chung ý kiến: mặc dù vay vốn không thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu thế chấp thì phải có xác nhận của phịng Tài ngun và Mơi trường cấp huyện vào giấy chứng nhận), nhưng phải giao cho ngân hàng giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đến khi trả hết nợ vay sẽ được trả, đây cũng là khó khăn trong tiếp cận tín dụng của những hộ chưa được cấp hoặc đã thế chấp ngân hàng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

4.4.2. Các hộ không tham gia tổ hợp tác:

Ơng Bùi Văn Đức và ơng Trần Văn Bé Tám xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam; ông Trần Văn Sú xã Tân Bình, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre đều có nhận định chung là tham gia tổ hợp tác sẽ chịu nhiều khoản chi phí như chi phí tiếp khách (chủ yếu khách tham quan học tập kinh nghiệm), chi phí bồi dưỡng cho tổ trưởng và một vài khoản chi khác sẽ làm giảm lợi nhuận của hộ chăn ni, trong khi ni ở hình thức hộ cá thể thì khơng phải gánh chịu các chi phí này. Năng lực của tổ trưởng tổ hợp tác khơng có gì nổi trội, kỹ thuật ni cũng tương tự như các hộ chăn nuôi trong vùng. Việc mở rộng thành viên tổ hợp tác dễ dàng, do đó sẽ chờ thêm một thời gian xem hoạt động của tổ hợp tác, nếu thành cơng chắc chắn sẽ tham gia. Ngồi ra, thời gian qua, một số tổ hợp tác ở lĩnh vực khác như tổ hợp tác trồng rau màu, tổ hợp tác nuôi thủy sản hoạt động không hiệu quả, phải giải thể; trước khi hợp tác là bạn, là láng giềng, hợp tác sản xuất sau một thời gian có nhiều bất đồng liên quan đến tài chính, khi giải thể tổ hợp tác khơng cịn là bạn, các tình cảm quan hệ láng giềng tốt đẹp trước đây khơng cịn như trước.

Về giá bán heo thịt, theo các hộ tham gia và không tham gia tổ hợp tác, việc bán heo thực hiện theo phương thức truyền thống, hộ chăn nuôi bán qua thương lái nên giá bán phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của thương lái. Các hộ chăn nuôi cho biết giá bán cao hay thấp phụ thuộc vào 2 yếu tố: giá thị trường và chất lượng heo. Giá thị trường là chuẩn chung cho một thời điểm, nhưng nếu heo “không đẹp”, heo lên mỡ (do giống hoặc thời gian nuôi dài heo lên mỡ) thì giá bán sẽ thấp hơn giá thị trường khoảng 20.000 đồng đến 100.000 đồng cho 1 tạ heo hơi (100kg).

Về công khai thông tin, các hộ tham gia và hộ khơng tham gia tổ hợp tác có chung nhận định rằng hoạt động tổ hợp tác khác với hợp tác xã: các hoạt động của hợp tác xã do chủ nhiệm (nay là giám đốc) quyết định; hiện nay, các tổ hợp tác làm việc do tập thể quyết định trên nguyên tắc cùng thảo luận và thống nhất. Ví dụ như mua thức ăn: tổ hợp tác sẽ họp để bàn bạc thống nhất chọn nhãn hiệu thức ăn phù hợp, sau khi các thành viên thống nhất, quyết định mời nhân viên kinh doanh của công ty đến thỏa thuận giá, sự quyết định là của tập thể; các chi phí phục vụ hoạt

động của tổ hợp tác cũng được họp để thống nhất định mức và nội dung chi, việc công khai thông tin đối với tổ hợp tác đến thời điểm này là chưa cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tham gia tổ hợp tác chăn nuôi heo của nông dân tỉnh bến tre (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)