Kết quả thực nghiệm về mối quan hệ giữa đa dạng giới tính và chi phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự đa dạng giới tính trong ban điều hành và vấn đề chi phí đại diện (Trang 52 - 59)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Kết quả thực nghiệm về mối quan hệ giữa đa dạng giới tính và chi phí

Những công ty sẽ được chia thành tứ phân vị dựa trên sự đa dạng giới tính (tỷ lệ của thành viên nữ trong BĐH trên tổng số nhân viên trong BĐH) và tính giá trị trung bình của chi phí đại diện theo bốn nhóm. Kết quả bảng 3.11A cho thấy những cơng ty thuộc nhóm phân vị đầu tiên có đa dạng giới tính thấp nhưng lại có chi phí đại diện cao nhất ( tức là tỷ lệ của dòng tiền tự do với cơ hội tăng trưởng ít là cao nhất 0.068, trong khi tỷ lệ chi trả cổ tức là thấp nhất 0.113). Sự khác nhau của tỷ lệ chi trả cổ tức ở phân vị đầu tiên (có đa dạng giới tính thấp) có mức ý nghĩa lớn so với tỷ lệ chi trả cổ tức ở phân vị cuối cùng (có đa dạng giới tính cao). Tỷ lệ chi trả cổ tức ở nhóm cuối cao hơn so với nhóm đầu 3,2%. Kết quả này đồng ý với kỳ vọng của lý thuyết là mối quan hệ giữa đa dạng giới tính và chi phí đại diện là mối quan hệ ngược chiều.

Tuy nhiên những kiểm định đơn biến này có thể chỉ ra những kết quả bị giới hạn. Do đó nghiên cứu này phân tích mối quan hệ giữa đa dạng giới tính và chi phí đại diện theo phương trình (1) theo phương pháp OLS . Theo đó, các biến kiểm sốt, biến giả năm, biến giả ngành được đưa vào để giải thích cho mối quan hệ này. Bởi vì đa dạng giới tính ở các ngành khác nhau sẽ khác nhau, nên biến giả ngành sẽ kiểm sốt các tác động mơi trường (Graham và Hotchkiss, 2003). Đa dạng giới tính sẽ xảy ra để phù hợp

với những đặc tính hoạt động của các công ty. Những sự khác nhau này tạo nên mối tương quan giữa đa dạng giới tính và chi phí đại diện.

Bảng 3.11A. Kết quả hồi quy của chi phí đại diện và đa dạng giới tính

Panel A: Gender diversity quartiles

Q1

(Least) Q2 Q3 Q4 (Most) Q4-Q1 (t-stat) FCFs with poor growth 0.068635 0 0.044 0.0536111 -0.0150239(-1.4481) Dividend payout ratio 0.113086 0 0.1162051 0.145 0.0319139**(2.5088)

Ghi chú: *,**,*** thể hiện mức ý nghĩa thống kê 10%, 5%, 1% theo thứ tự. Nguồn: Tính tốn của tác giả

Bảng 3.11B. Kết quả hồi quy của chi phí đại diện và đa dạng giới tính

Dependent

variable FCFs with poor growth Dividend payout ratio

2SLS models 2SLS models OLS Fixed effect First stage Second stage OLS Fixed effect First stage Second stage Genderdummy -0.0112 -0.0189*** 0.0368 -0.0162* 0.00904 -0.0275 (-1.35) (-2.70) (0.48) (-1.86) (1.14) (-0.34) Firm size -0.00255 -0.00721** 0.0696*** -0.00557 0.0145*** -0.00000597 0.0696*** 0.0152** (-0.59) (-2.21) (3.32) (-0.85) (3.18) (-0.00) (3.32) (2.25) Book to market 0.00137 -0.00096 0.0116 0.000881 -0.0350*** -0.0398*** 0.0116 -0.0349*** (0.28) (-0.21) (0.49) (0.17) (-6.78) (-7.68) (0.49) (-6.67) Leverage -0.0214 -0.0380** -0.15 -0.0158 -0.139*** -0.118*** -0.15 -0.140*** (-1.00) (-2.07) (-1.42) (-0.67) (-6.10) (-5.66) (-1.42) (-5.70) Intangibles intensity -0.0367 -0.0295 0.113 -0.0424 0.0189 0.000518 0.113 0.0203 (-0.64) (-0.53) (0.40) (-0.71) (0.31) (0.01) (0.40) (0.33) Firm age 0.00151 -0.00717 0.0476 -0.00112 -0.0317*** -0.0187* 0.0476 -0.0311*** (0.14) (-0.74) (0.93) (-0.10) (-2.86) (-1.70) (0.93) (-2.61) Female population 0.378*** 0.378*** (2.72) (2.72) Industry

dummies Yes No Yes Yes Yes No Yes Yes

Year dummies Yes Yes Yes Yes Yes Yes Yes Yes

N 640 640 640 640 640 640 640 640

R-sq 0.131 0.033 0.313 0.324 0.143 0.313

Ghi chú: *,**,*** thể hiện mức ý nghĩa thống kê 10%, 5%, 1% theo thứ tự. Nguồn: Tính tốn của tác giả.

Hồi quy OLS phương trình (1) cho thấy hai biến chi phí đại diện và đa dạng giới tính có quan hệ nghịch biến với nhau, phù hợp với kết quả kiểm định đơn biến. Vấn đề

nội sinh có thể tồn tại trong đa dạng giới tính trong BĐH. Mối quan tâm này nổi lên vì một vài đặc tính cơng ty khơng quan sát được bị bỏ quên như văn hóa doanh nghiệp, có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn thành viên nữ vào BĐH. Vì thế hướng giải quyết tốt nhất để làm nhẹ bớt vấn đề này là sử dụng mơ hình fixed – effect để kiểm sốt những sự khác nhau của các công ty. Quan hệ nội sinh cũng tồn tại khi có sự tồn tại về mối quan hệ nhân quả giữa chi phí đại diện và đa dạng giới tính. Mặc dù thành viên nữ trong BĐH ảnh hưởng chi phí đại diện nhưng vấn đề đại diện gần như tác động đến quyết định thuê thành viên nữ và tạo những khích lệ cho phụ nữ làm việc. Nghiên cứu sử dụng phương pháp biến cơng cụ (IV) để kiểm sốt mối quan hệ nhân quả này. Vì thế nghiên cứu sẽ ước lượng đa dạng giới tính trong giai đọan đầu của mơ hình 2SLS, là phương trình (2). Kết quả ở bảng 3.11B tìm thấy mối quan hệ nghịch biến giữa đa dạng giới tính và chi phí đại diện trong hồi quy OLS. Tuy nhiên mối quan hệ này chỉ có ý nghĩa thống kê mạnh khi chi phí đại diện được tính theo tỷ lệ chi trả cổ tức. Khi sử dụng mơ hình fixed – effect thì chỉ có chi phí đại diện tính theo dịng tiền tự do với cơ hội tăng trưởng ít lại có ý nghĩa thống kê. Mối quan hệ vẫn là ngược chiều khi chúng ta cố định các đặc điểm riêng của cơng ty có tồn tại và tác động đến mơ hình. Trong giai đọan đầu của phương pháp 2SLS thì phần trăm thay đổi trong dân số nữ tại các tỉnh thành mà cơng ty đặt trụ sở chính có mối quan hệ cùng chiều với đa dạng giới tính và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Mối quan hệ này sẽ khuyến khích các cơng ty tuyển dụng thành viên nữ vào những vị trí cấp cao tại địa phương của mình hoạt động. Điều này cũng dễ thấy ở Việt Nam, các nhà tuyển dụng thường ưu tiên cho những ứng viên có hộ khẩu thường trú tại địa phương đó. Giai đoạn thứ hai của phương pháp 2SLS chỉ ra mối quan hệ giữa đa dạng giới tính cùng chiều với chi phí đại diện tính theo dịng tiền nhưng lại ngược chiều với tỷ lệ chi trả cổ tức, nhưng cả hai mối quan hệ này lại khơng có ý nghĩa thống kê. Trong phương pháp 2SLS khi vấn đề nội sinh đã được giải quyết thì ảnh hưởng của đa dạng giới tính đến chi phí đại diện lại khơng xuất hiện nữa.

Những kết quả tìm thấy chỉ ra rằng ảnh hưởng có lợi của đa dạng giới tính là khơng mạnh khi có vấn đề nội sinh của đa dạng giới tính. Theo Adams và Ferreira (2009),

nghiên cứu này đóng góp một vài kết luận hỗn hợp của các nghiên cứu trước thất bại khi kết hợp bản chất nội sinh của đa dạng giới tính. Đóng góp này quan trọng vì các kiểm định về ảnh hưởng đa dạng giới tính có vấn đề nếu các kiểm định khơng kiểm sốt được các vấn đề liên quan nội sinh.

Ngồi ra kết quả mơ hình cũng cho thấy mối quan hệ giữa các biến kiểm sốt với chi phí đại diện. Quy mơ cơng ty có ảnh hưởng ngược chiều với chi phí đại diện trong mơ hình fixed – effect, nhưng lại có quan hệ đồng biến khi sử dụng phương pháp 2SLS với mức ý nghĩa 5%. Xét về ý nghĩa thống kê, biến này có ý nghĩa ở mức 5%. Kết quả này thống nhất với giả thiết rằng cơng ty có quy mơ càng lớn sẽ dẫn đến tình trạng có nhiều ban quản lý ở các cấp khác nhau, dẫn đến việc tạo cơ hội cho các ban quản lý trục lợi tài sản của công ty, hoặc lơ là trong cơng tác quản lý, dẫn đến sự khó khăn trong việc kiểm sốt chi phí đại diện (Thân Thị Thu Thủy, Lê Văn Lâm, Nguyễn Trung Thông ,2014)

Tất cả các biến kiểm soát cịn lại đều mang ý nghĩa thống kê mơ hình fixed - effect và 2SLS. Tuy nhiên chỉ có biến kiểm sốt về mức độ đóng góp của tài sản vơ hình lại khơng có ý nghĩa trong tất cả mơ hình. Ở Việt Nam tình hình đầu tư vào chi phí trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển cịn rất yếu kém khơng chỉ so với các quốc gia phát triển trên thế giới mà ngay cả với các quốc gia láng giềng. Đúng là theo thống kê, Việt Nam có khoảng gần 2000 đơn vị có hoạt động R&D trong đó có khoảng 700 đơn vị trực thuộc các bộ, ngành và hơn 1000 đơn vị khác thuộc địa phương. Tuy nhiên đây chỉ là con số ở bề nổi. Theo thống kê của Bộ KH&CN, tính đến năm 2011, Việt Nam có 134.780 nhân lực làm công tác R&D, chiếm 0,15% dân số (87,84 triệu dân). Trong số này, số lượng cán bộ nghiên cứu chỉ là 105.230 người, còn lại là cán bộ kĩ thuật, cán bộ hỗ trợ. Thống kê của Bộ KH&CN cho thấy, số cán bộ làm công tác nghiên cứu này chủ yếu tập trung ở các trường đại học, với 52.997 người, chiếm hơn 50%. Theo quy định, các giảng viên tại các trường đại học chỉ dành từ 400 – 600 giờ (tùy cấp bậc giảng viên)

cho hoạt động nghiên cứu trong tổng số 1.760 giờ làm việc mỗi năm. Nghĩa là, các giảng viên đại học chỉ dành từ 22- 34% thời gian cho việc nghiên cứu. Số nhân lực dành cả ngày cho hoạt động R&D tại Việt Nam thực chất chỉ vào khoảng 67.233 người. Với 67 ngàn nhà nghiên cứu thì tỷ lệ nhà nghiên cứu trên 1 triệu dân tại Việt Nam vào khoảng 762 người. Số liệu tại các quốc gia mà chúng ta hay lấy so sánh với Việt Nam, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới: Mỹ: 4.650 người (2007), Trung Quốc: 936 người (2011), Hàn Quốc: 5.451 người (2010), Singapore: 6.307 người (2010), Malaysia: 1.643 người (2011).

Hình 3.1 Tổng chi R&D của các nước vào năm 2011

Số tiền Việt Nam chi cho hoạt động R&D hàng năm thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác. Theo thông kê của Bộ KHCN, năm 2011 tổng chi quốc gia cho hoạt động R&D của Việt Nam (GERD) là 5.293 tỷ đồng, tương đương 0,25 tỷ USD. Như vậy tỷ lệ chi quốc gia cho R&D trên GDP của Việt Nam khoảng 0,21%. GERD của Hàn Quốc vào năm 2010 là 3,74% tương đương 33,7 tỷ USD, gấp 133 lần so với Việt Nam. GERD của Malaysia vào năm 2011 là 1,07% tương đương 2,65 tỷ USD cao gấp 10 lần so với Việt

Nam. Một điểm đáng lưu ý là nguồn tiền cho hoạt động R&D ở Việt Nam chủ yếu là do nhà nước tài trợ, chiếm 64% các doanh nghiệp chỉ chiếm 28% trong tổng chi. Trong khi nguồn tiền này tại các quốc gia khác nhất là các quốc gia phát triển chủ yếu đến từ doanh nghiệp. Khi R&D vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ trong ngân sách và khi nó vẫn được coi là hoạt động “đã có Đảng và Nhà nước lo” thì lẽ đương nhiên, R&D tại Việt Nam có muốn phát triển cũng sẽ rất khó.

Tỷ số giá trị sổ sách trên giá trị thị trường nghịch biến với chi phí đại diện có mức ý nghĩa 1%. Hệ số này xác định giá cổ phiếu của cơng ty đang ở trong tình trạng trên giá trị hay dưới giá trị bằng cách so sánh giá trị thị trường với giá trị ghi sổ. Nếu hệ số này lớn hơn 1 tức là giá trị ghi sổ lớn hơn giá trị thị trường vậy là các nhà đầu tư đánh giá giá trị công ty dưới giá trị kế toán, tức là cổ phiếu giảm giá. Ngược lại hệ số này nhỏ hơn 1 thì giá thị trường cao hơn giá trị kế toán, tức là giá cổ phiếu tăng. Kết quả này cho chúng ta hiểu rằng khi giá trị sổ sách trên giá trị thị trường giảm tức là giá cổ phiếu tăng thì chi phí đại diện sẽ giảm. Theo Jensen và Meckling ,1976 cho rằng chi phí đại diện xuất hiện khi có bất cân xứng thơng tin giữa nhà đầu tư và nhà quản lý. Nhà quản lý có những thơng tin mà nhà đầu tư khơng thể có hoặc khơng muốn có do chi phí để thu thập các thơng tin đó là q cao. Do thơng tin mà nhà đầu tư biết được thì rất khác biệt so với thông tin mà các nhà quản lý nắm giữ như kết quả hoạt động của công ty, các nguồn tài trợ, các dự án đầu tư… khi đó nhà đầu tư sẽ có những quyết định không đúng. Điều chúng ta dễ thấy, đó là sự thao túng giá cổ phiếu của một số cổ đông. Bằng cách này, họ sẽ làm cho giá cổ phiếu của công ty tăng cao. Các nhà đầu tư họ sẽ khơng có đầy đủ thông tin để nhận biết điều này. Thông thường việc tăng giá là do cơng ty hoạt động có hiệu quả hay có một khả năng tăng trưởng trong tương lai. Các nhà đầu tư sẽ thông qua giá cổ phiếu mà có thể biết được cơng ty hoạt động có hiệu quả hay khơng. Nhưng sự tăng giá này chỉ do một số cổ đông liên kết với nhà đầu cơ tạo ra.

Khi cơng ty sử dụng địn bẩy cao tức là vay nợ nhiều hơn thì chi phí đại diện sẽ thấp. Kết quả chỉ ra mối quan hệ âm giữa địn bẩy và chi phí đại diện có ý nghĩa thống

kê. Điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đây (Thân Thị Thu Thủy, Lê Văn Lâm,

Nguyễn Trung Thông, 2014). Một công ty vay nợ nhiều, bên cạnh việc chịu sự kiểm soát

của các cổ đơng, cịn chịu sự kiểm sốt từ phía các chủ nợ. Điều này tạo động lực cho một sự quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn. Từ đó, giảm thiểu bớt chi phí đại diện của cơng ty. Trong nghiên cứu của Ang, Cole và Lin (2000), chi phí đại diện có xu hướng giảm đi cùng với sự tăng lên về mặt kiểm sốt từ phía các chủ nợ. Tương tự Zhang và Li (2008) đã chỉ ra rằng tỷ lệ nợ trên tài sản của cơng ty có mối quan hệ nghịch biến với chi phí đại diện trên mẫu nghiên cứu các công ty ở Anh. Moh’d, Perry và Rimbey (1995) đã

nghiên cứu trên 341 công ty tại Mỹ trong 18 năm và cho rằng có tồn tại mối quan hệ giữa chi phí đại diện và chính sách chia cổ tức công ty. Sử dụng tiền mặt để chia cổ tức buộc các nhà quản lý cơng ty phải tìm kiếm nguồn tài trợ từ bên ngồi, dẫn đến việc họ cắt giảm bớt chi phí đại diện để đáp ứng những yêu cầu của các nhà tài trợ trên thị trường vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự đa dạng giới tính trong ban điều hành và vấn đề chi phí đại diện (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)