2.2 Công tác QTRRTN tại SCB
2.2.3.3 Những tồn tại, yếu kém
Về quy trình, quy định:
+ Chưa ban hành quy chế luân chuyển gắn với đào tạo cán bộ.
+ Chưa đo lường khối lượng công việc để phân phối tiền lương hợp lý. + Chưa quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với từng vị trí nghiệp vụ.
+ Ban hành quá nhiều quy trình nên bắt buộc người thực hiện phải đọc quá nhiều làm nhân viên nghiệp vụ khó nắm bắt hết tất cả nội dung, quy định nên thường xuyên xảy ra sai sót.
Về tổ chức, phân công trách nhiệm, phân quyền:
+ Cán bộ chưa hoàn toàn nhận thức được trách nhiệm vả đề cao tinh thần QTRR trong công việc
+ Việc giao hạn mức giao dịch chưa gắn với quyền lợi và trách nhiệm nên chưa thật sự phát huy hiệu quả.
+ SCB chỉ mới thành lập Uỷ ban QTRR theo mơ hình khuyến nghị của Ủy ban Basel vào cuối năm 2013, chính thức đi vào hoạt động vào đầu năm 2014 nên chưa thực sự phát huy hết chức năng, nhiệm vụ.
Về hệ thống thông tin quản trị
Chưa có chương trình quản lý số liệu và thu thập dấu hiệu RRTN để nhân viên có thể tham khảo trong q trình tác nghiệp.
Chương trình quản lý dữ liệu tác nghiệp đôi khi còn bị lỗi, dung lượng đường truyền thấp, chưa cung cấp số liệu kịp thời.
Bộ dữ liệu dấu hiệu RRTN thường xuyên thay đổi nên khó khăn trong việc đánh giá, so sánh với kỳ trước.
Về con người:
+ Nhiều vị trí chưa được sắp xếp đúng năng lực, chuyên môn của nhân viên nên rủi ro rất dễ xảy ra.
+ Nhiều đơn vị có khối lượng cơng việc khá lớn nhưng đội ngũ nhân viên chưa đáp ứng kịp thời, dẫn đến tình trạng quá tải và xảy ra sai sót là điều khó có thể tránh khỏi.
+ Việc đào tạo tập trung, huấn luyện nghiệp vụ chưa được chú trọng, dẫn đến tình trạng nhân viên thực hiện giao dịch theo chỉ dẫn từ người khác hoặc tự đọc tài liệu, do đó rất khó hệ thống hóa kiến thức và dễ có sự sai lệch so với quy trình.
+ Rủi ro xảy ra do ý thức nhân viên còn khá nhiều và do nhiều nguyên nhân như chủ quan, khơng nắm rõ quy trình, vô trách nhiệm, không chịu được áp lực công việc …
Công tác thu thập dữ liệu tổn thất
+ Hiện tại, trong mỗi quy trình quy định đều có nêu nội dung báo cáo khi có sai sót. Nhưng chưa có hướng dẫn cũ thể thực hiện việc báo cáo và xử lý sai sót như thế nào. Do đó, việc xử lý tổn thất cịn gặp nhiều vướng mắc và mất nhiều thời gian. + Công tác thu thập dữ liệu tổn thất gặp khá nhiều khó khăn từ phía các đơn vị trực thuộc khi có hành vi che giấu, không báo cáo hoặc báo cáo không trung thực sự việc.
+ Vì lực lượng nhân viên/chuyên viên QTRRTN tại Hội sở khá ít, nên việc kiểm tra hoạt động của tất cả các chi nhánh khá khó khăn, thường là tiến hành theo đợt hàng năm, nên khó nắm bắt được thực tế khách quan tại từng đơn vị.