Đánh giá kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 81 - 83)

Mơ hình nghiên cứu đề xuất ban đầu gồm 5 thành phần độc lập tác động đến Hiệu

quả QTRRTN: (1) Tổ chức bộ máy QTRRTN, (2) Quy trình tác nghiệp, (3) Hệ thống thông tin, (4) Yếu tố con người, (5) Công tác thu thập dữ liệu tổn thất QTRRTN. Kết

quả phân tích dữ liệu cho thấy 5 nhân tố thành phần này thật sự có tác động đến

Hiệu quả QTRRTN.

Quy trình tác nghiệp

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố Quy trình tác nghiệp có tác động dương (+) và là nhân tố tác động mạnh nhất đến Hiệu quả QTRRTN. Trong quá trình vận hành tại ngân hàng thì Quy trình tác nghiệp là một tập hợp các chỉ dẫn có hiệu lực thi hành

dùng cho tất cả hoạt động với mục đích đảm bảo việc thực hiện các hoạt động nói trên với hiệu suất cao nhất. Một quy trình vận hành chuẩn là chất xúc tác hiệu quả cho việc cải thiện hiệu suất và cải thiện kết quả hoạt động của ngân hàng. Hầu hết các hệ thống chất lượng đều được vận hành dựa trên quy trình vận hành chuẩn. Do đó nhân tố Quy trình tác nghiệp sẽ là nhân tố dự báo quan trọng cho Hiệu quả QTRRTN và cần được chú ý.

Yếu tố con người

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố Yếu tố con người có tác động dương (+) và là nhân tố tác động mạnh thứ hai đến Hiệu quả QTRRTN. Bởi hiệu quả hoạt động của tổ chức phụ thuộc nhiều vào hiệu suất khi thực hiện cơng việc. Trình độ chun mơn, kỹ năng tác nghiệp của đội ngũ nhân viên cao sẽ giúp SCB dễ dàng quản lý hiệu suất của các nhân viên của mình. Và bởi vì các nhân viên này lại chính là người đưa ra các quyết định về quản lý tất cả những nguồn tài nguyên khác, nên hiệu suất của nhân sự là một nhân tố quan trọng quyết định hiệu suất của tổ chức. Do đó, nhân tố Yếu tố con người luôn là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến

Hiệu quả QTRRTN tại SCB.

Công tác thu thập dữ liệu tổn thất QTRRTN

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố Công tác thu thập dữ liệu tổn thất QTRRTN có tác động dương (+) và là nhân tố tác động mạnh thứ ba đến Hiệu quả QTRRTN.

Điều này cho thấy trong thực tế, công tác thu thập các thơng tin chính là cơ sở cho việc đánh giá chính xác hiện trạng cơng tác QTRRTN của ngân hàng. Nó tạo nền tảng cho các định hướng cũng như các giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả cơng tác QTRRTN hay nói cách khác đây chính là nhân tố tác động trực tiếp đến Hiệu quả

QTRRTN tại SCB.

Tổ chức bộ máy QTRRTN

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố Tổ chức bộ máy QTRRTN có tác động dương (+) và là nhân tố tác động mạnh thứ tư đến Hiệu quả QTRRTN. Bởi công tác tổ chức cũng như cách thức tổ chức bộ máy QTRRTN đóng vai trị đầu não định hướng cho

công tác QTRRTN thực hiện. Và thực tế cho thấy khi bất kỳ một tổ chức nào vận hành với cách thức tổ chức khoa học, gọn nhẹ sẽ luôn đạt hiệu quả cao nhất trong mọi hoạt động. Vì vậy, để nâng cao Hiệu quả QTRRTN thì nhân tố Tổ chức bộ máy

QTRRTN là nhân tố hết sức quan trọng cần được quan tâm.

Hệ thống thông tin

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố Yếu tố con người có tác động dương (+) và là nhân tố tác động thấp nhất đến Hiệu quả QTRRTN. Điều này cho thấy, hệ thống thơng tin hiện đại sẽ góp phần thúc đẩy Hiệu quả QTRRTN chứ không phải là nhân tố tiên quyết. Bởi hiện tại, điều kiện về cơ sở vật chất tại SCB vẫn cịn chưa cao nó chưa thực sự phát huy hiệu quả hết sức trong công tác QTRRTN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)