Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 91 - 92)

Mơ hình nghiên cứu có R2 hiệu chỉnh là 0,699 nghĩa là Hiệu quả QTRRTN đạt

69,9% . Hay nói cách khác 69,9% sự biến thiên của Hiệu quả QTRRTN được giải thích bởi sự biến thiên của các thành phần như: Tổ chức bộ máy QTRRTN, Quy trình tác nghiệp, Hệ thống thông tin, Yếu tố con người, Công tác thu thập dữ liệu tổn thất QTRRTN. Như vậy, tỷ lệ lớn sự biến thiên của Hiệu quả QTRRTN chưa

được giải thích bởi sự biến thiên của các thành phần này và vẫn còn rất nhiều nhân tố cần được bổ sung vào mơ hình.

Trong giới hạn về thời gian, kinh phí, nhân lực, cơng cụ hỗ trợ, … nghiên cứu thực hiện lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện nên tính đại diện của mẫu trong tổng thể chưa cao. Mặc khác, kích thước mẫu chưa thật sự lớn, nên những đánh giá chủ quan của các nhóm đối tượng khảo sát có thể làm lệch kết quả nghiên cứu. Do đó, nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện với kích thước mẫu lớn hơn, chọn mẫu theo xác suất và có phân lớp đối tượng để tăng tính khái quát cho nghiên cứu.

Nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến Hiệu quả QTRRTN tại ngân hàng TMCP SCB. Vì vậy, cũng cần xem xét đến Hiệu quả QTRRTN tại các NHTM khác.

Ngoài ra, ở từng ngân hàng thì mức độ tác động của các nhân tố đến Hiệu quả QTRRTN sẽ khác nhau. Nghiên cứu này chỉ nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến Hiệu quả QTRRTN tại ngân hàng TMCP SCB, nên để hiểu rõ hơn về Hiệu quả QTRRTN các nhà quản lý của các NHTM cần khảo sát một cách bao quát hơn cho

các NHTM… Đây cũng là hướng cho các nghiên cứu và khảo sát tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)