1.2 CÁC PHƢƠNG DIỆN CỦA THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BSC):
1.2.4 Phƣơng diện học tập và phát triển:
1.2.4.1 Ý nghĩa của phương diện học tập và phát triển:
Muốn có được nguồn tài chính ổn định và tăng trưởng thì phải có nền khách hàng vững chắc, thị phần ổn định và vững mạnh, nhưng muốn có được phương diện khách hàng vững mạnh thì phải có được một quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ tốt. Vậy để có được quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ tốt thì các tổ chức phải nhờ đến yếu tố nào, đó chính là nguồn lực bên trong tổ chức – nguồn nhân lực, quá trình đào tạo, học tập và phát triển nguồn nhân lực của tổ chức. Các mục tiêu và thước đo trong phương diện học tập và phát triển của thẻ điểm cân bằng thật sự là những yếu tố hỗ trợ cho ba phương diện còn lại.
Đầu tư để nâng cao năng lực của nhân viên cung cấp một nền tảng cho quá trình nghiên cứu và cải tiến liên tục, điều kiện tiên quyết cho sự phát triển thật sự trong tương lai của một doanh nghiệp. Phương diện học tập và phát triển tập trung vào các chiến
Quy trình dịch vụ sau bán hàng Đưa SP/DV đến tay người tiêu dùng Xác định nhu cầu của KH Xác định thị trường Phát triển SP/DV mới Sản xuất SP/DV mới Các DV tăng thêm sau bán hàng Nhu cầu của KH đã được thỏa mãn Quy trình cải tiến Quy trình hoạt động
lược tương lai mới, cải tiến liên tục, nhân viên học tập,… Các yếu tố được đề cặp ở phương diện này như: kỹ năng của nhân viên, bằng sáng chế mới, và tổ chức học tập.
1.2.4.2 Mục tiêu của phương diện học tập và phát triển:
- Tăng cường giao kết của nhân viên với tổ chức - Tăng năng suất làm việc của nhân viên
- Cải tiến năng lực hệ thống thơng tin
1.2.4.3 Các thước đo điển hình của phương diện học tập và phát triển:
Để có được những thước đo để đo lường phương diện học tập và phát triển, đầu tiên Thẻ điểm cân bằng đưa ra các chỉ tiêu để đánh giá phương diện này và từ đó đưa ra một số thước đo điển hình:
- Đối với chỉ tiêu sự hài lịng của nhân viên có thể sử dụng một số thước đo như: bảng khảo sát với những câu hỏi khảo sát về các yếu tố hài lòng của nhân viên (truy cập thông tin đầy đủ để làm tốt công việc, sự hài lòng chung về tổ chức, các khóa đào tạo,…)
- Đối với chỉ tiêu sự giữ được nhân viên, nhắm đến mục tiêu giữ những nhân viên mà tổ chức có mối quan tâm dài hạn, những nhân viên gắn bó dài hạn mang giá trị của tổ chức, am hiểu về quy trình tổ chức và họ nhạy cảm đối với nhu cầu của khách hàng. Sự giữ được nhân viên có thể sử dụng một số thước đo: số vòng quay của các nhân viên, thời gian làm việc trung bình của một nhân viên,…
- Chỉ tiêu đo lường năng suất làm việc của nhân viên là tiêu chí đo lường kết quả tổng hợp những ảnh hưởng của kỹ năng và tinh thần của nhân viên, sự đổi mới, cải tiến quy trình nội bộ và sự thỏa mãn của khách hàng. Đối với chỉ tiêu này có thể sử dụng thước đo: tổng doanh thu chia cho tổng số nhân viên.