VIỆC VẬN DỤNG BSC TRONG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BIDV CẦN THƠ:
2.4.1 Khái quát vấn đề phỏng vấn:
2.4.1.1 Mục tiêu phỏng vấn:
Lấy ý kiến của các cấp lãnh đạo về vấn đề: thuận lợi, khó khăn khi vận dụng BSC trong đánh giá thành quả hoạt động của BIDV Cần Thơ.
2.4.1.2 Phương pháp phỏng vấn:
Phỏng vấn trực tiếp các cấp lãnh đạo qua các câu hỏi đóng, mở.
2.4.1.3 Đối tượng phỏng vấn:
Các cấp lãnh đạo của BIDV Cần Thơ: phó, trưởng các bộ phận; phó giám đốc, giám đốc.
2.4.1.4 Câu hỏi phỏng vấn:
a/ Số lượng câu hỏi:
Số lượng câu hỏi từ 04 câu trở lên tùy thuộc vào ý kiến từ đối tượng được phỏng vấn (nếu đối tượng có nhiều ý kiến, góp ý thì có thể hỏi trên 05 câu hỏi, ngược lại chỉ hỏi tối đa 05 câu hỏi), trong đó chia ra làm 03 nhóm câu hỏi: nhóm 1: lấy ý kiến về hạn chế của hệ thống đánh giá thành quả hoạt động hiện tại; nhóm 2 và 3: sẽ là nhóm các câu hỏi phỏng vấn về thuận lợi và khó khăn của việc vận dụng BSC trong đánh giá thành quả hoạt động.
b/ Nội dung câu hỏi phỏng vấn:
- Nhóm 1: nhóm câu hỏi lấy ý kiến về hạn chế của hệ thống đánh giá thành quả hoạt động hiện tại. Ở nhóm này với các câu hỏi sẽ xoay quanh vấn đề: hệ thống đánh giá thành quả hoạt động hiện tại có phát huy được hiệu quả.
- Nhóm 2 và 3: nhóm câu hỏi lấy ý kiến về những thuận lợi và khó khăn của việc vận dụng BSC trong đánh giá thành quả hoạt động.
2.4.2 Kết quả phỏng vấn:
2.4.2.1 Hạn chế của hệ thống đánh giá thành quả hoạt động hiện tại:
- Đa phần các bộ phận chưa xem trọng công tác đánh giá thành quả hoạt động của BIDV Cần Thơ
- Chỉ chú trọng đến các thước đo tài chính, hệ thống đánh giá thành quả hiện tại chưa đánh giá được đầy đủ và toàn diện thành quả hoạt động của từng bộ phận, từng cán bộ
- Chỉ đánh giá thành quả hoạt động ở phương diện tài chính, phương diện khách hàng mà chưa thiết lập được các thước đo đo lường thành quả hoạt động ở phương diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ, phương diện học tập và phát triển
- Chưa phân giao trách nhiệm rõ ràng cho bộ phận thực hiện, theo dõi, tổng kết thành quả hoạt động của các bộ phận
- Thành quả hoạt động của các bộ phận chưa được công khai thơng báo hàng kỳ, bên cạnh đó thành quả hoạt động của các bộ phận không được phân định rõ ràng
- Chế độ lương thưởng chưa liên kết với kết quả đánh giá thành quả hoạt động của các bộ phận, dẫn đến hệ thống đánh giá thành quả hoạt động trở nên khơng có tác dụng
2.4.2.2 Những thuận lợi:
- Hội sở chính (BIDV) đang triển khai việc vận dụng BSC trong đánh giá hoạt động từ hội sở chính đến các chi nhánh, vì thế việc vận dụng BSC tại BIDV Cần Thơ sẽ được Hội sở chính hổ trợ về nguồn tài chính, kiến thức…đồng thời thu hút được sự tham gia của các bộ phận.
- Hiện tại, tuy có hệ thống đánh giá thành quả hoạt động nhưng thành quả hoạt động của một số bộ phận cịn chịng chéo với nhau, vì thế việc vận dụng BSC sẽ giúp tách bạch, phân định rõ ràng thành quả hoạt động của từng bộ phận.
- Đội ngũ cán bộ của BIDV Cần Thơ đa phần đã được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời đa phần có kinh nghiệm làm việc từ hai năm trở lên. Do đó, việc đào tạo cũng như huấn luyện đội ngũ cán bộ về việc vận dụng BSC trong đánh giá thành quả hoạt động sẽ không tốn quá nhiều thời gian.
- Việc vận dụng BSC vào việc đánh giá thành quả hoạt động sẽ thiết lập được bộ phận chuyên biệt thực hiện, theo dõi và tổng kết thành quả hoạt động của các bộ phận. Từ đó, thành quả hoạt động sẽ được theo dõi và công khai hàng kỳ.
- Việc vận dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động trên cả bốn phương diện tài chính, khách hàng, quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ, học tập và phát triển thông qua cả thước đo tài chính và phi tài chính sẽ giúp đánh giá thành quả hoạt động một cách toàn diện và hiệu quả hơn.
- Xây dựng chế độ lương thưởng hợp lý là một bước cần chuẩn bị cho việc vận dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động, từ đó cơng tác đánh giá thành quả hoạt động sẽ phát huy tác dụng.
2.4.2.3 Những khó khăn:
- Nguồn tài chính để vận dụng BSC, kiến thức về BSC có thể được BIDV Hội sở chính hổ trợ và hướng dẫn, tuy nhiên BIDV Cần Thơ cũng cần trang bị cho mình nguồn tài chính và kiến thức tối thiểu. Nhưng hiện tại, BIDV Cần Thơ đang phải gịng gánh khoản chi phí dự phịng rủi ro khá lớn, thêm vào đó đa phần các cấp lãnh đạo, cán bộ BIDV Cần Thơ lại chưa hiểu rõ về lợi ích của BSC, do đó có thể dẫn đến việc lãnh đạo các bộ phận không chấp nhận việc vận dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động của BIDV Cần Thơ
- Việc vận dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động không phải trong một thời gian ngắn đã có thể thúc đẩy kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Cần Thơ, ngược lại phải bỏ ra chi phí liên tục trong việc vận dụng BSC. Vì thế, sẽ nhận được sự cân nhắc khá lớn về chi phí và lợi ích khi vận dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động từ các bộ phận cũng như các cấp lãnh đạo
Tóm lại, với những hạn chế của hệ thống đánh giá thành quả hoạt động hiện tại, các cấp lãnh đạo của BIDV Cần Thơ cho rằng việc áp dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động sẽ mang lại cho BIDV Cần Thơ những thuận lợi đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi có được thì khi vận dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động cũng mang lại cho BIDV Cần Thơ các khó khăn nan giải.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Hiện tại, BIDV Cần Thơ có thiết lập các thước đo thành quả hoạt động cho phương diện tài chính và phương diện khách hàng, nhưng vẫn chưa thiết lập được các thước đo đo lường thành quả hoạt động ở phương diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ và phương diện học tập và phát triển. Bên cạnh đó, thơng qua kết quả phỏng vấn lấy ý kiến của các cấp lãnh đạo về những thuận lợi và khó khăn khi vận dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động cho thấy sẽ có khó khăn cho BIDV Cần Thơ khi vận dụng BSC nhưng ngược lại sẽ có thể khắc phục được những hạn chế của hệ thống đánh giá thành quả hiện tại thông qua việc vận dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động.
Với thực trạng hệ thống đánh giá thành quả hoạt động của BIDV Cần Thơ cho thấy cần có một cơng cụ hổ trợ để hệ thống đánh giá thành quả hoạt động này hoàn thiện hơn. Cơng cụ hổ trợ ngồi việc bổ sung và thiết lập các thước đo thành quả ở các phương diện còn phải hướng việc đánh giá thành quả hoạt động tới mục tiêu kinh doanh của tổ chức, đồng thời phải vạch ra các hành động thực hiện để việc đánh giá thành quả hoạt động được khách quan, công bằng và hiệu quả hơn. Và một công cụ sẽ làm được tất cả điều kể trên và hơn thế nữa chỉ có thể là BSC.
CHƢƠNG 3: VẬN DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BSC) ĐỂ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
BIDV CẦN THƠ
3.1 QUAN ĐIỂM VỀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BIDV CẦN THƠ:
- Thứ nhất, việc hoàn thiện hệ thống đánh giá thành quả hoạt động của BIDV Cần Thơ phải gắn liền với tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, chiến lược, mục tiêu kinh doanh của BIDV nói chung, BIDV Cần Thơ nói riêng trong từng thời kỳ.
- Thứ hai, việc hoàn thiện hệ thống đánh giá thành quả hoạt động của BIDV Cần Thơ phải góp phần thúc đẩy kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Cần Thơ nói chung, kết quả hoạt động của từng bộ phận nói riêng.
- Thứ ba, việc hoàn thiện hệ thống đánh giá thành quả hoạt động của BIDV Cần Thơ phải đảm bảo tuân thủ các quy định, quy trình của BIDV nói chung, BIDV Cần Thơ nói riêng.
- Thứ tư, việc hồn thiện hệ thống đánh giá thành quả hoạt động của BIDV Cần Thơ đòi hỏi phải tạo ra được một hệ thống đánh giá thành quả hiệu quả, các bộ phận được đánh giá thành quả hoạt động của mình một cách cơng bằng, đúng đắn và tồn diện.
- Thứ năm, việc hoàn thiện hệ thống đánh giá thành quả hoạt động của BIDV Cần Thơ phải đảm bảo sự tham gia của tất cả các lãnh đạo, bộ phận, cán bộ nhân viên.