Thái độ của chính quyền đối với cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới trường hợp nghiên cứu xã mỹ lộc huyện tam bình tỉnh vĩnh long (Trang 41)

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

3.3 Các rào cản đối với sự tham gia của người dân vào CTNTM

3.3.2.2 Thái độ của chính quyền đối với cộng đồng

Chính quyền cho rằng người dân khơng đủ kiến thức để tham gia đóng góp ý kiến chính sách, cùng với việc hạn chế về thời gian trong xây dựng NTM làm cho các quy trình thực hiện thường khơng coi trọng giai đoạn tham vấn cộng đồng.

Để tránh sự phản kháng của cộng đồng, chính quyền thường khơng thơng qua người dân đối với một số công việc cần thực hiện gấp rút hoặc biết trước khả năng không được chấp nhận. Để thực hiện đúng tiến độ đạt xã NTM vào năm 2014, BCĐ xã đã quyết định điều chỉnh cắt giảm Quy hoạch xây dựng NTM mà khơng thơng qua ý kiến người dân. Theo đó, BCĐ xã phối hợp với Phịng NN&PTNT lập tờ trình trình UBND huyện phê duyệt chuyển một số cơng trình chưa triển khai thực hiện sang phân kỳ đầu tư giai đoạn 2016-2020 để đảm bảo hoàn thành các tiêu chí NTM. Với việc điều chỉnh lặng lẽ này, mong đợi của người dân đối với con đường mới sẽ phải đình chỉ tạm thời hoặc dài hạn.

26

BCĐNTM xã Mỹ Lộc (2014)

27

Theo ý kiến kết luận của đồng chí Phó trưởng BCĐ xây dựng NTM tỉnh Vĩnh Long trong cuộc họp hướng dẫn đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn “Xã NTM” với các thành viên BCĐNTM tỉnh, trong giai đoạn 2011-2015, mỗi xã chỉ cần có ít nhất một điểm sinh hoạt văn hóa – thể thao đạt chuẩn theo quy định sẽ được công nhận đạt chỉ tiêu 6.2 của tiêu chí số 6 về Cơ sở vật chất văn hóa.

Hộp 3.3 Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng NTM tại xã Mỹ Lộc

Một số nội dung điều chỉnh cục bộ Quy hoạch xây dựng NTM xã Mỹ Lộc:

1. Tiêu chí số 2 (Giao thơng)

- Không thực hiện đường nội đồng Ấp 6A – Cái Sơn (Xẻo Lò – Sân Banh) do xã đã lồng ghép đường nội đồng vào chương trình hỗ trợ xây dựng của dự án cánh đồng mẫu lớn của tỉnh.

- Khơng thực hiện đường xóm Ấp Mỹ Phú, Ấp 9 do xã đã lồng ghép đường nội đồng vào chương trình hỗ trợ xây dựng của dự án cánh đồng mẫu lớn của tỉnh.

2. Tiêu chí số 3 (Thủy lợi)

- Nạo vét kênh Đìa Muống khơng thực hiện giai đoạn 2010-2015, chuyển sang giai đoạn 2016-2020 do cơng trình chưa vận động được dân, nhưng hiện trạng con sông này đã bị bồi lắng nên xã sẽ tiếp tục vận động.

- Bờ bao kênh Hai Tịng khơng thực hiện giai đoạn 2010-2015, chuyển sang giai đoạn 2016-2020 do xã Mỹ Thanh Trung đã nạo vét, khơng cịn đất để làm bờ bao. Hiện sản xuất đang bị ảnh hưởng nhưng phải chờ con kênh này bồi lắng mới tiến hành nạo vét để đảm bảo sản xuất.

(Nguồn: UBND huyện Tam Bình (2014).

BCĐ xây dựng NTM các cấp cũng khơng đề cao năng lực của cộng đồng nên không tạo cơ hội cho họ tự thực hiện đối với các cơng trình tại địa phương. Theo quy định, đối với những cơng trình quy mơ nhỏ, kỹ thuật đơn giản, các địa phương áp dụng cơ chế đặc thù là không cần lập báo cáo kinh tế kỹ thuật mà có thể chỉ định cho người dân và cộng đồng trong xã tự làm. Tuy nhiên, hầu hết các cơng trình trên địa bàn xã cho đến nay đều được chủ đầu tư là UBND huyện chỉ định thầu là các công ty xây dựng, người dân không được giao nhiệm vụ này. Điều này hồn tồn có thể thực hiện bởi vì thẩm quyền quyết định danh mục cơng trình “đặc thù” cũng thuộc UBND huyện.

Cuối cùng, về phần mình, BCĐ cấp xã cũng không nhận được sự tin tưởng của chính quyền cấp trên. Theo TTLT 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC, UBND xã là cấp quyết định đầu tư, phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật các cơng trình được ngân sách nhà nước hỗ trợ đến 03 tỷ đồng trong tổng giá trị cơng trình và Ban Quản lý xã được giao trách nhiệm làm chủ đầu tư. Tuy nhiên theo khảo sát, BCĐ xã chỉ được giao làm chủ đầu tư một số hạng mục duy tu, sửa chữa với tổng kinh phí dưới 600 triệu đồng, các cơng trình khác do UBND huyện và các sở ngành tỉnh có liên quan làm chủ đầu tư. Như vậy, khi BCĐ cấp xã cũng khơng được tham gia thì việc người dân đứng ngồi cuộc là điều chắc chắn.

3.3.2.3 Cơ sở pháp lý cho sự tham gia của ngƣời dân

Chính quyền khơng xây dựng cơ sở pháp lý chắc chắn để quy định về các quyền và nghĩa vụ tham gia của cộng đồng, do đó khơng có căn cứ để kêu gọi sự tham gia hoặc tạo bệ đỡ pháp lý khi cộng đồng cần lên tiếng.

Mặc dù người dân đóng vai trị xun suốt trong quá trình xây dựng NTM, nhưng cơ sở pháp lý của sự tham gia chưa được thể hiện rõ. Sổ tay xây dựng NTM cấp xã liệt kê cụ thể các nhiệm vụ của cộng đồng nhưng nó khơng có giá trị điều chỉnh hoạt động của người dân. Quyết định 800/QĐ-TTg chỉ quy định cơ chế huy động sự tham gia dưới hình thức các giải pháp thực hiện chương trình mà khơng phải là ràng buộc pháp lý. Cụ thể, Quyết định 695/QĐ-TTg quy định các khoản đóng góp của người dân phải được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện “Chính quyền địa phương khơng quy định bắt buộc nhân dân đóng

góp, chỉ vận động bằng các hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện đóng góp”. Với

quy định này, người dân có quyền khơng tham gia dẫn đến khó khăn trong việc triển khai xây dựng một số cơng trình, làm chậm tiến độ xây dựng NTM hoặc khó khăn trong huy động nguồn lực cộng đồng.

Quy định này dẫn đến tình trạng trách nhiệm tham gia khơng bình đẳng giữa các nhóm dân cư và nghề nghiệp khác nhau. Chỉ những hộ dân sinh sống tại những khu vực có cơng trình mới phải đóng góp nguồn lực và có quyền tham gia ý kiến, các khu vực cịn lại khơng có quyền và nghĩa vụ này. Ví dụ, những hộ sống trong khu vực chợ, trục đường lớn sẽ khơng có nghĩa vụ đóng góp xây dựng giao thơng liên xóm và trục chính nội đồng dù khả năng tài chính cao hơn, và đương nhiên họ cũng khơng có quyền đóng góp ý kiến trong việc triển khai cơng trình này. Như vậy, CTNTM mất đi một phần nguồn nhân lực và cả vật lực. Đối với việc lựa chọn nhà thầu, Quyết định 800/QĐ-TTg chỉ “khuyến khích thực hiện hình

thức giao cộng đồng dân cư hưởng lợi trực tiếp từ cơng trình, nhóm thợ, cá nhân trong xã có đủ năng lực thực hiện xây dựng”, do đó khơng tạo ràng buộc để những người quản lý

lựa chọn cộng đồng. Ngược lại, người dân cũng khơng có quyền bắt buộc chủ đầu tư phải chấp nhận giao cộng đồng bởi các điều kiện ràng buộc khác về yêu cầu khả năng lập báo cáo kinh tế kỹ thuật và các hồ sơ thủ tục tham gia. Đây chính là lỗ hổng lớn làm cho người dân không thể chủ động tham gia vào các hoạt động xây dựng NTM.

CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH 4.1 Kết luận 4.1 Kết luận

Trên cơ sở lý luận, người dân có vai trị rất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển nông thơn và xây dựng NTM nói riêng. Bởi vì người dân là chủ thể của quá trình thực hiện và cũng là đối tượng thụ hưởng sau cùng nên sự tham gia sẽ giúp các chính sách đi đúng hướng, tận dụng được nguồn lực tại chỗ và giảm thiểu tiêu cực do tăng khả năng giám sát của cộng đồng.

CTNTM triển khai trên địa bàn xã Mỹ Lộc đã nhận được sự ủng hộ tích cực từ phía người dân, tuy nhiên vẫn cịn nhiều hạn chế trong q trình tham gia. Về mức độ tiếp cận thông tin, người dân có được những thơng tin cơ bản về xây dựng NTM thông qua các phương tiện thông tin đa dạng, tuy nhiên tiếp cận thông tin về chiều sâu chưa nhiều bởi hạn chế về nguồn lực và đặc điểm sinh sống, làm việc của các nhóm hộ khác nhau. Về tham gia đóng góp ý kiến, người dân biết được quyền tham gia đóng góp nhưng chưa phát huy được tính chủ động mà chỉ tham gia đối với những cơng trình, hoạt động được chính quyền u cầu. Các hoạt động đóng góp và tham gia chủ yếu là hiến đất, tự chỉnh trang nhà cửa và mơi trường sinh sống, đóng góp tiền mặt hạn chế do thu nhập người dân chưa cao. Hoạt động kiểm tra, giám sát được thực hiện chủ yếu thông qua Ban Giám sát cộng đồng, người dân chỉ tự giám sát, duy tu đối với những cơng trình có đóng góp kinh phí của cộng đồng. Từ việc phân tích thực trạng và khảo sát thực tế, cộng đồng tham gia xây dựng NTM trên địa bàn xã Mỹ Lộc đã gặp phải một số rào cản. Thông tin không đầy đủ dẫn đến những hiểu biết sai lệch của người dân về vai trị tham gia giữa nội vùng có cơng trình xây dựng và vùng đô thị của nơng thơn. Khả năng tài chính yếu làm con người mất tự tin trong việc tiếp cận chương trình, cơ chế huy động bất cập đối với người nghèo vùng sâu làm ảnh hưởng đến sinh kế hộ và khả năng đóng góp khơng đầy đủ. Sự lệ thuộc vào cơ chế đại diện bởi người dân khơng có thơng tin và năng lực tự tham gia, trong khi đó các tổ chức chính trị - xã hội lại hoạt động như là một bộ phận của chính quyền chứ khơng phải là đại diện cộng đồng. Về phía chính quyền, quyền ra quyết định lựa chọn cơng trình ưu tiên trên thực tế thuộc về BCĐ chứ không phải người dân và phụ thuộc vào ngân sách được phân bổ. Chính quyền cũng khơng đặt niềm tin và giao cộng đồng thụ hưởng tự thực hiện những cơng trình trong khả năng, một số quyết định quan trọng cũng không được thông qua dân trước khi ban hành. Cuối cùng, cơ sở pháp lý cho sự tham gia không được rõ ràng, người

dân biết được nghĩa vụ và quyền hạn của mình nhưng khơng có cơ sở để đàm phán với các quyết định không hợp lý của người được trao quyền quản lý.

4.2 Đề xuất chính sách

Q trình tổng hợp kết quả nghiên cứu đã cho thấy đặc điểm và hiện trạng tham gia các hoạt động xây dựng NTM của cộng đồng dân cư xã Mỹ Lộc. Trên cơ sở những phát hiện, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm xóa bỏ rào cản và huy động sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng NTM. Những giải pháp được đề xuất phù hợp với điều kiện địa bàn xã Mỹ Lộc nói riêng và tỉnh Vĩnh Long nói chung là một địa phương có nguồn lực hạn chế. Giải pháp có thể áp dụng cho các xã trong địa bàn tỉnh bởi cùng điều kiện kinh tế xã hội và thể chế chính sách và hy vọng có thể nhân rộng cho các địa phương khác có cùng đặc điểm trong phạm vi cả nước.

Trước hết là đề xuất về tuyên truyền thông tin xây dựng NTM. Điều chỉnh nội dung tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng theo hướng đi vào chiều sâu bởi người dân đã có những hiểu biết tổng quan về CTNTM. Đài phát thanh truyền hình tỉnh, huyện cần xây dựng các chuyên đề về từng tiêu chí cụ thể để phát sóng định kỳ. Nội dung thơng tin cần nhấn mạnh về tiêu chuẩn để đạt tiêu chí và hướng dẫn, vận động người dân tích cực tham gia thực hiện. Cuộc thi “Cộng đồng tìm hiểu về xây dựng NTM”, cuộc thi “Sáng kiến xây dựng NTM” với đối tượng tham gia là toàn thể nhân dân sẽ thu hút được sự quan tâm của cộng đồng, đồng thời giúp tìm ra những giải pháp mới cho CTNTM tại địa phương. Thứ hai là đề xuất phương án huy động nguồn lực cộng đồng hiệu quả và công bằng. UBND tỉnh cần xây dựng cơ chế huy động nguồn lực theo hướng chia sẻ gánh nặng giữa những người phải hiến đất và người không thuộc đối tượng hiến đất trong cùng một tuyến đường bằng các phương án hỗ trợ tiền mặt. Những hộ sống trong khu dân cư, chợ xã phải tham gia và đóng góp thực hiện các tiêu chí khác như nâng cấp hoạt động chợ, đóng góp cải thiện mơi trường. Giải pháp này vừa thu hút được trách nhiệm tham gia của mọi người dân, vừa giải được bài toán hiến đất của người nghèo.

Đề xuất thứ ba liên quan đến nâng cao năng lực cộng đồng tham gia xây dựng NTM. BCĐ tỉnh ưu tiên phân bổ kinh phí cho các dự án phát triển sản xuất và đa dạng hóa cơ cấu việc làm tại địa phương để nâng cao thu nhập cho người dân. UBND huyện phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức các lớp đào tạo nghề phù hợp với đặc điểm và thế mạnh của địa phương để nâng cao năng suất làm việc. Tổ chức các cuộc hội thảo, hội thi để trao đổi kinh nghiệm sản xuất kết hợp với rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và xây

dựng bản lĩnh tự tin cho người dân, từ đó khuyến khích được sự chủ động tham gia các hoạt động xây dựng NTM.

Thứ tư là điều chỉnh lại hoạt động của các tổ chức dân sự trong xây dựng NTM. Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội cấp tỉnh phải nhận định đúng vai trò và nhiệm vụ của tổ chức mình đến các cấp thấp hơn hiểu và thực hiện đúng đắn. Các tổ chức đoàn thể xã phải định kỳ tổ chức các cuộc gặp để thông qua kế hoạch xây dựng NTM của xã và lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của người dân, là cầu nối thông tin của nhân dân với BCĐ xã. Thay mặt người dân thực hiện tốt các công việc giám sát cộng đồng đối với các cơng trình xây dựng NTM để đảm bảo lợi ích người dân. Đại diện đàm phán các vấn đề tranh chấp giữa cộng đồng và chính quyền, từ đó tạo ra sự đối trọng quyền lực giữa các bên, giúp nâng cao hiệu quả của CTNTM.

Đề xuất thứ năm, BCĐ tỉnh phải xây dựng cơ chế giám sát thực hiện xây dựng NTM đối với cấp dưới. Thành viên BCĐ tỉnh bao gồm Sở KH&ĐT và các sở ngành có liên quan chịu trách nhiệm rà soát và thực hiện việc phân cấp đầu tư xây dựng NTM theo quy định của TTLT số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC và TTLT số 51/2013/TTLT- BNNPTNT-BKHĐT-BTC. HĐND, MTTQ và các cơ quan đoàn thể xã hội các cấp phối hợp cộng đồng dân cư tham gia giám sát thực hiện Chương trình. Xây dựng quy định khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích phát hiện sai phạm, đồng thời xử lý nghiêm tình trạng cố ý làm trái quy định của các văn bản hướng dẫn xây dựng NTM.

Cuối cùng là đề xuất về xây dựng cơ sở pháp lý cho sự tham gia của cộng đồng vào xây dựng NTM. BCĐ Trung ương CTNTM phải xây dựng và ban hành các văn bản cụ thể quy định về quyền và nghĩa vụ của người dân đối với CTNTM. Quy định cụ thể nhiệm vụ tham gia đóng góp ý kiến và giám sát các hoạt động xây dựng NTM của người dân, điều này vừa ràng buộc trách nhiệm của cộng đồng, vừa là điểm tựa để cộng đồng đối thoại với chính quyền trong q trình thực hiện; Quy định đóng góp bắt buộc đối với tồn thể hộ dân trong tuyến đường đối với những cơng trình được đa số người dân quyết định thực hiện và thống nhất mức đóng góp, trừ những trường hợp hồn cảnh khó khăn được cộng đồng chấp thuận miễn giảm; Đối với những cơng trình đơn giản, quy mơ nhỏ phải được giao cộng đồng thụ hưởng thực hiện, trường hợp cộng đồng từ chối do khơng đủ nguồn lực tham gia thì BCĐ mới quyết định mời thầu thi cơng. Xóa bỏ cơ chế “khuyến khích” trong các văn bản hướng dẫn tham gia bởi nó khơng có tác dụng pháp lý trong việc điều chỉnh hành vi người thừa hành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2008), Nghị quyết 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ Bảy Ban chấp hành Trung ương Khóa X về nơng nghiệp, nơng dân, nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới trường hợp nghiên cứu xã mỹ lộc huyện tam bình tỉnh vĩnh long (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)