KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới trường hợp nghiên cứu xã mỹ lộc huyện tam bình tỉnh vĩnh long (Trang 44)

4.1 Kết luận

Trên cơ sở lý luận, người dân có vai trị rất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển nơng thơn và xây dựng NTM nói riêng. Bởi vì người dân là chủ thể của quá trình thực hiện và cũng là đối tượng thụ hưởng sau cùng nên sự tham gia sẽ giúp các chính sách đi đúng hướng, tận dụng được nguồn lực tại chỗ và giảm thiểu tiêu cực do tăng khả năng giám sát của cộng đồng.

CTNTM triển khai trên địa bàn xã Mỹ Lộc đã nhận được sự ủng hộ tích cực từ phía người dân, tuy nhiên vẫn cịn nhiều hạn chế trong q trình tham gia. Về mức độ tiếp cận thơng tin, người dân có được những thơng tin cơ bản về xây dựng NTM thông qua các phương tiện thông tin đa dạng, tuy nhiên tiếp cận thông tin về chiều sâu chưa nhiều bởi hạn chế về nguồn lực và đặc điểm sinh sống, làm việc của các nhóm hộ khác nhau. Về tham gia đóng góp ý kiến, người dân biết được quyền tham gia đóng góp nhưng chưa phát huy được tính chủ động mà chỉ tham gia đối với những cơng trình, hoạt động được chính quyền u cầu. Các hoạt động đóng góp và tham gia chủ yếu là hiến đất, tự chỉnh trang nhà cửa và môi trường sinh sống, đóng góp tiền mặt hạn chế do thu nhập người dân chưa cao. Hoạt động kiểm tra, giám sát được thực hiện chủ yếu thông qua Ban Giám sát cộng đồng, người dân chỉ tự giám sát, duy tu đối với những cơng trình có đóng góp kinh phí của cộng đồng. Từ việc phân tích thực trạng và khảo sát thực tế, cộng đồng tham gia xây dựng NTM trên địa bàn xã Mỹ Lộc đã gặp phải một số rào cản. Thông tin không đầy đủ dẫn đến những hiểu biết sai lệch của người dân về vai trò tham gia giữa nội vùng có cơng trình xây dựng và vùng đơ thị của nơng thơn. Khả năng tài chính yếu làm con người mất tự tin trong việc tiếp cận chương trình, cơ chế huy động bất cập đối với người nghèo vùng sâu làm ảnh hưởng đến sinh kế hộ và khả năng đóng góp không đầy đủ. Sự lệ thuộc vào cơ chế đại diện bởi người dân khơng có thơng tin và năng lực tự tham gia, trong khi đó các tổ chức chính trị - xã hội lại hoạt động như là một bộ phận của chính quyền chứ khơng phải là đại diện cộng đồng. Về phía chính quyền, quyền ra quyết định lựa chọn cơng trình ưu tiên trên thực tế thuộc về BCĐ chứ không phải người dân và phụ thuộc vào ngân sách được phân bổ. Chính quyền cũng khơng đặt niềm tin và giao cộng đồng thụ hưởng tự thực hiện những cơng trình trong khả năng, một số quyết định quan trọng cũng không được thông qua dân trước khi ban hành. Cuối cùng, cơ sở pháp lý cho sự tham gia không được rõ ràng, người

dân biết được nghĩa vụ và quyền hạn của mình nhưng khơng có cơ sở để đàm phán với các quyết định không hợp lý của người được trao quyền quản lý.

4.2 Đề xuất chính sách

Quá trình tổng hợp kết quả nghiên cứu đã cho thấy đặc điểm và hiện trạng tham gia các hoạt động xây dựng NTM của cộng đồng dân cư xã Mỹ Lộc. Trên cơ sở những phát hiện, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm xóa bỏ rào cản và huy động sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng NTM. Những giải pháp được đề xuất phù hợp với điều kiện địa bàn xã Mỹ Lộc nói riêng và tỉnh Vĩnh Long nói chung là một địa phương có nguồn lực hạn chế. Giải pháp có thể áp dụng cho các xã trong địa bàn tỉnh bởi cùng điều kiện kinh tế xã hội và thể chế chính sách và hy vọng có thể nhân rộng cho các địa phương khác có cùng đặc điểm trong phạm vi cả nước.

Trước hết là đề xuất về tuyên truyền thông tin xây dựng NTM. Điều chỉnh nội dung tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng theo hướng đi vào chiều sâu bởi người dân đã có những hiểu biết tổng quan về CTNTM. Đài phát thanh truyền hình tỉnh, huyện cần xây dựng các chuyên đề về từng tiêu chí cụ thể để phát sóng định kỳ. Nội dung thơng tin cần nhấn mạnh về tiêu chuẩn để đạt tiêu chí và hướng dẫn, vận động người dân tích cực tham gia thực hiện. Cuộc thi “Cộng đồng tìm hiểu về xây dựng NTM”, cuộc thi “Sáng kiến xây dựng NTM” với đối tượng tham gia là toàn thể nhân dân sẽ thu hút được sự quan tâm của cộng đồng, đồng thời giúp tìm ra những giải pháp mới cho CTNTM tại địa phương. Thứ hai là đề xuất phương án huy động nguồn lực cộng đồng hiệu quả và công bằng. UBND tỉnh cần xây dựng cơ chế huy động nguồn lực theo hướng chia sẻ gánh nặng giữa những người phải hiến đất và người không thuộc đối tượng hiến đất trong cùng một tuyến đường bằng các phương án hỗ trợ tiền mặt. Những hộ sống trong khu dân cư, chợ xã phải tham gia và đóng góp thực hiện các tiêu chí khác như nâng cấp hoạt động chợ, đóng góp cải thiện mơi trường. Giải pháp này vừa thu hút được trách nhiệm tham gia của mọi người dân, vừa giải được bài toán hiến đất của người nghèo.

Đề xuất thứ ba liên quan đến nâng cao năng lực cộng đồng tham gia xây dựng NTM. BCĐ tỉnh ưu tiên phân bổ kinh phí cho các dự án phát triển sản xuất và đa dạng hóa cơ cấu việc làm tại địa phương để nâng cao thu nhập cho người dân. UBND huyện phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức các lớp đào tạo nghề phù hợp với đặc điểm và thế mạnh của địa phương để nâng cao năng suất làm việc. Tổ chức các cuộc hội thảo, hội thi để trao đổi kinh nghiệm sản xuất kết hợp với rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và xây

dựng bản lĩnh tự tin cho người dân, từ đó khuyến khích được sự chủ động tham gia các hoạt động xây dựng NTM.

Thứ tư là điều chỉnh lại hoạt động của các tổ chức dân sự trong xây dựng NTM. Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội cấp tỉnh phải nhận định đúng vai trò và nhiệm vụ của tổ chức mình đến các cấp thấp hơn hiểu và thực hiện đúng đắn. Các tổ chức đoàn thể xã phải định kỳ tổ chức các cuộc gặp để thông qua kế hoạch xây dựng NTM của xã và lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của người dân, là cầu nối thông tin của nhân dân với BCĐ xã. Thay mặt người dân thực hiện tốt các công việc giám sát cộng đồng đối với các cơng trình xây dựng NTM để đảm bảo lợi ích người dân. Đại diện đàm phán các vấn đề tranh chấp giữa cộng đồng và chính quyền, từ đó tạo ra sự đối trọng quyền lực giữa các bên, giúp nâng cao hiệu quả của CTNTM.

Đề xuất thứ năm, BCĐ tỉnh phải xây dựng cơ chế giám sát thực hiện xây dựng NTM đối với cấp dưới. Thành viên BCĐ tỉnh bao gồm Sở KH&ĐT và các sở ngành có liên quan chịu trách nhiệm rà soát và thực hiện việc phân cấp đầu tư xây dựng NTM theo quy định của TTLT số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC và TTLT số 51/2013/TTLT- BNNPTNT-BKHĐT-BTC. HĐND, MTTQ và các cơ quan đoàn thể xã hội các cấp phối hợp cộng đồng dân cư tham gia giám sát thực hiện Chương trình. Xây dựng quy định khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích phát hiện sai phạm, đồng thời xử lý nghiêm tình trạng cố ý làm trái quy định của các văn bản hướng dẫn xây dựng NTM.

Cuối cùng là đề xuất về xây dựng cơ sở pháp lý cho sự tham gia của cộng đồng vào xây dựng NTM. BCĐ Trung ương CTNTM phải xây dựng và ban hành các văn bản cụ thể quy định về quyền và nghĩa vụ của người dân đối với CTNTM. Quy định cụ thể nhiệm vụ tham gia đóng góp ý kiến và giám sát các hoạt động xây dựng NTM của người dân, điều này vừa ràng buộc trách nhiệm của cộng đồng, vừa là điểm tựa để cộng đồng đối thoại với chính quyền trong q trình thực hiện; Quy định đóng góp bắt buộc đối với tồn thể hộ dân trong tuyến đường đối với những cơng trình được đa số người dân quyết định thực hiện và thống nhất mức đóng góp, trừ những trường hợp hồn cảnh khó khăn được cộng đồng chấp thuận miễn giảm; Đối với những cơng trình đơn giản, quy mô nhỏ phải được giao cộng đồng thụ hưởng thực hiện, trường hợp cộng đồng từ chối do khơng đủ nguồn lực tham gia thì BCĐ mới quyết định mời thầu thi cơng. Xóa bỏ cơ chế “khuyến khích” trong các văn bản hướng dẫn tham gia bởi nó khơng có tác dụng pháp lý trong việc điều chỉnh hành vi người thừa hành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2008), Nghị quyết 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ Bảy Ban chấp hành Trung ương Khóa X về nơng nghiệp, nơng dân, nông thôn.

2. Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã Mỹ Lộc (2014), Báo cáo kết quả thực hiện

xây dựng nông thôn mới xã Mỹ Lộc đến năm 2014.

3. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2011), Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới (cấp xã), NXB Lao động, Hà Nội.

4. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn – Bộ Kế hoạch & Đầu tư – Bộ Tài chính (2011), TTLT số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC hướng dẫn một số nội dung

thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt CTNTM giai đoạn 2010-2020.

5. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài chính

(2013), -BNNPTNT-BKHĐT-BTC Sửa đổi, bổ

sung một số điều của Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

6. Công ty tư vấn Mekong Economics (2005), “Sự tham gia của Cộng đồng trong Giao thông nông thôn: Những vấn đề về Đóng góp và Tham gia ở Việt Nam”, Chương trình Tiếp cận Cộng đồng Đơng Nam Á (SEACAP 15), truy cập ngày 24/11/2014 tại

địa chỉ:

http://agro.gov.vn/images/2007/03/Su%20tham%20gia%20cua%20cong%20dong%2 0trong%20giao%20thong14731.pdf.

7. Cộng đồng các nhà tài trợ (2009), Báo cáo phát triển Việt Nam 2010: Các thể chế hiện đại, Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam.

8. Dower, Michael (1996), Bộ cẩm nang Đào tạo và Thông tin về phát triển nơng thơn

tồn diện, NXB Nơng nghiệp.

9. Trần Thị Thanh Hà (2009), “Phát triển cộng đồng cho sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn”, Đại học Quốc gia Hà Nội, truy cập ngày 12/01/2015, tại địa chỉ:

http://repositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/3775/1/Bai%203.1%20Phat %20trien%20cong%20dong%20%28TTHA%29.pdf.

10. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) (2003), Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính cơng trong một thế giới cạnh tranh, NXB Chính trị Quốc gia.

11. Rudengre, Jan (2008), “Chính sách phát triển nơng thơn mới”, Chương trình hỗ trợ

quốc tế, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn.

12. Lưu Thị Tho và Phạm Bảo Dương (2013), “Sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong các hoạt động giảm nghèo ở một số địa phương miền núi phía Bắc”, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2013, Tập 11(số 2: 249 – 259), Học viện Nông nghiệp Việt

Nam.

13. Thủ tướng Chính phủ (2010a), Quyết định số 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

14. Thủ tướng Chính phủ (2010b), Quyết định số 193/QĐ-TTG phê duyệt Chương trình rà sốt quy hoạch xây dựng nơng thơn mới.

15. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định 695/QĐ-TTg sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ

trợ vốn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020.

16. Thủ tướng Chính phủ (2014), Chỉ thị số 23/CT-TTg về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020.

17. Tỉnh ủy Vĩnh Long (2013), Báo cáo số 199-BC/TU sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nơng nghiệp – nông dân – nông thôn.

18. Ủy ban Dân tộc (2008), Chuyên đề Sự tham gia của người dân trong triển khai thực

hiện Chương trình 135 giai đoạn II, Hà Nội.

19. Ủy ban Dân tộc (2009), Báo cáo Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao

năng lực trong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội có sự tham gia của cộng đồng, Ninh Thuận.

20. Ủy ban Mặt trận tổ quốc xã Mỹ Lộc (2012), Quyết định 30/QĐ.MT thành lập Ban Giám sát đầu tư cộng đồng xã Mỹ Lộc nhiệm kỳ 2012-2014.

21. Ủy ban nhân dân huyện Tam Bình (2014), Quyết định số 05/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch xây dựng NTM xã Mỹ Lộc.

22. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2011), Quyết định số 1815/QĐ-UBND về phân công cơ quan, doanh nghiệp hỗ trợ 22 xã điểm xây dựng nông thôn mới.

23. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2012), Quyết định số 15/2012/QĐ-UBND về ban

hành quy định phân cấp đầu tư cơng trình giao thơng nơng thơn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

24. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2014), Quyết định số 499/QĐ-UBND ban hành hướng dẫn thực hiện, đánh giá các tiêu chí xã nông thôn mới.

25. Phạm Huỳnh Thanh Vân (2007), Tài liệu tập huấn: Kỹ năng phát triển cộng đồng,

Trường Đại học An Giang.

Tiếng Anh

26. Abramsky, Sasha (2011), “The voices of poverty in America”, Open Society Foundations, truy cập ngày 18/03/2014 tại địa chỉ:

http://www.opensocietyfoundations.org /voices/voices-poverty-america.

27. Dukeshire, Steven & Thurlow, Jennifer (2002), “Challenges and Barriers to Community Participation in Policy Development”, Rural Communities Impacting Policy Project, truy cập ngày 22/11/2014 tại địa chỉ:

http://www.ruralnovascotia.ca/documents/policy/challenges%20and%20barriers.pdf. 28. Ghaus-Pasha, Aisha (2004), “Role of civil society organizations in governance”, 6th Global Forum on Reinventing Government Towards Participatory and Transparent Governance, truy cập ngày 15/03/2014 tại địa chỉ:

http://unpan1.un.org/intradoc/groups/ public/documents /un/unpan019594.pdf. 29. Halvorsen, Kathleen (2001), “An Evaluation of Three Democratic, Community-

Based Approaches to Citizen Participation: Surveys, Conversations With Community Groups, and Community Dinners”, Heartland Regional Water Coordination Initiative, truy cập ngày 18/03/2014 tại địa chỉ:

http://www.heartlandwq.iastate.edu/NR/rdonlyres/A00002365b37ckbnpsngxgixrtyvt hlotyveshjkpdjy.pdf.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Một số chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên, thông tin kinh tế - xã hội của xã Mỹ Lộc năm 2014

STT Nội dung Đơn vị tính Giá trị

1 Diện tích tự nhiên ha 2.006,11 2 Tổng dân số người 8.519 3 Tổng số hộ dân hộ 2.180

4 Tổng số ấp ấp 8

5 Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên % 93,22 6 Tỷ lệ hộ nghèo % 2,25 7 Diện tích đất lúa ha 1.202 Diện tích đất vườn ha 338 8 Thu nhập bình quân đầu người nghìn đồng 25.089 9 Năng suất lúa tấn/ha/năm 20 10 Tổng sản lượng lúa tấn/năm 71.360

Phụ lục 2. Phân công thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nơng thơn mới (41 chỉ tiêu)

TT Tên tiêu

chí Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu

Phân cơng thực hiện

Cộng đồng (13) Chính quyền (19) Phối hợp thực hiện (9) I. QUY HOẠCH 1 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch

1.1. Có quy hoạch nơng thơn mới được lập theo

quy định. Có

x 1.2. Các bản vẽ quy hoạch được niêm yết công

khai để người dân biết và thực hiện; hoàn thành việc cắm mốc chỉ giới các cơng trình hạ tầng theo quy hoạch được duyệt.

Đạt x 1.3. Có Quy chế quản lý quy hoạch được cấp có

thẩm quyền phê duyệt. Có x

II. HẠ TẦNG KINH TẾ XÃ HỘI

2 Giao thông

2.1. Tỷ lệ km đường liên xã được nhựa hóa hoặc bê tơng hóa đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn(mặt đường rộng 3,5m, nền đường rộng 6,5m, có 1 làn xe)

100% x 2.2. Tỷ lệ km đường liên ấp đạt tiêu chuẩn

đường giao thông nông thôn. ≥ 50% x

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới trường hợp nghiên cứu xã mỹ lộc huyện tam bình tỉnh vĩnh long (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)