Variable Mean Sd Min Max p50 Observations
IND 0.2213418 0.5796494 -0.675 6.848 0.114 196 ARG 0.1837653 0.3185877 -0.315 3.307 0.102 196 ENTER 0.684337 0.1418091 -0.551 1.298 0.0355 196 POP 0.101327 0.0225926 -0.15 0.14 0.01 196 I-EXP 0.2889235 0.7655523 - 0.681 5.12 0.79 196 Ghi chú: ***p < 0.01; **p < 0.05; *p < 0.1.
Nguồn: Tác giả tính tốn từ số liệu thu thập của Sở Tài chính, Cục Thống kê tỉnh Long An
3.4. Phân tích mơ hình hồi quy
3.4.1. Mơ hình Pooled (hồi quy kết hợp tất cả các quan sát)
- Mơ hình có tất cả các hệ số đều không đổi theo thời gian và các đơn vị chéo.
- Ta có mơ hình sau:
Yit = β1 + β2 INDit + β3 ARGit + β4 ENTERit + β5 POPit + β6 I-EXPit + uit Mơ hình có: β1 = β2 = β3 = β4 = β5 = β6
- Một cách để xem xét đặc điểm cá nhân của từng huyện theo không gian là để cho tung độ gốc theo từng huyện nhưng vẫn giả định rằng các hệ số độ dốc là hằng số đối với các huyện. Ta có mơ hình như sau:
Yit = αi + β1 INDit + β2 ARGit + β3 ENTERit + β4 POPit + β5 I-EXPit + uit. Việc đặt ký hiệu i vào số hạng tung độ gốc để cho thấy rằng các tung độ gốc của các huyện có thể khác nhau, sự khác biệt có thể là do các đặc điểm riêng của từng huyện.
Mơ hình được gọi là mơ hình các ảnh hưởng cố định (Fixed Effects Model, FEM).
Thuật ngữ “ các ảnh hưởng cố định” này là do: cho dù tung độ gốc có thể khác nhau đối với các huyện, nhưng hệ số độ dốc của mỗi huyện khơng thay đổi theo thời gian. Mơ hình các ảnh hưởng cố định thể hiện qua phương trình trên giả định rằng các hệ số (độ dốc) của các biến độc lập không thay đổi theo các huyện hay theo thời gian.
3.4.3. Mơ hình REM (Mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên)
Yit = α + β1 INDit + β2 ARGit + β3 ENTERit + β4 POPit + β5 I-EXPit + εi + uit. Thay vì xem αi là cố định, ta giả định là một biến ngẫu nhiên với giá trị trung bình là α (khơng ký hiệu i), và giá trị tung độ gốc cho một huyện có thể được biểu thị là: αi = α + εi (i = 1,2,….N). Trong đó, εi là số hạng sai số ngẫu nhiên.
Sự khác nhau giữa FEM và REM: trong FEM, mỗi đơn vị theo khơng gian có giá trị tung độ gốc cố định riêng, tổng cộng có N giá trị cho tồn bộ N đơn vị. Trong REM, tung độ gốc α tiêu biểu cho trị trung bình của tất cả các tung độ gốc εi tiêu biểu cho sự sai lệch của từng tung độ gốc so với giá trị trung bình.
Tuy nhiên, εi khơng thể quan sát trực tiếp được, nó được gọi là biến không thể quan sát (hay biến ẩn).
3.4.4. Mơ hình ảnh hưởng cố định so với mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên
- Một câu hỏi đặt ra là mơ hình FEM và REM thì mơ hình nào tốt hơn, để trả lời câu hỏi này, xoay quanh giả định mà ta đưa ra về mối tương quan khả dĩ giữa thành phần sai số theo các nhân (hay theo đơn vị) εi và các biến hồi quy độc lập X.
- Nếu ta giả định rằng εi và các biến X khơng tương quan, thì REM có thể phù hợp, trong khi nếu εi và các biến X tương quan thì FEM có thể thích hợp hơn.
- Sự khác biệt này có hai tiếp cận:
+ Nếu T (số thời đoạn của dữ liệu chuỗi thời gian) lớn và N (số đơn vị theo không gian) nhỏ, giá trị của các thông số của ước lượng bằng REM và FEM có thể sẽ không khác nhau nhiều. Vì thế, việc lựa chọn REM hay REM đều được, tùy thuộc vào sự thuận lợi của việc tính tốn.
+ Nếu T nhỏ và N lớn, các giá trị ước lượng thu được của hai phương pháp có thể khác nhau đáng kể. Nếu các đơn vị trong mẫu được xem là rút ra ngẫu nhiên, thì REM sẽ thích hợp hơn. Nếu các đơn vị trong mẫu khơng phải được rút ra ngẫu nhiên từ một mẫu lớn hơn, thì trong trường hợp này FEM sẽ là phù hợp hơn.
- Có một kiểm định chính thức giúp ta chọn lựa giữa mơ hình FEM và REM, đó là kiểm định do Hausman xây dựng vào năm 1978. Giả thiết H0 làm nền tảng cho kiểm định Hausman là các ước lượng FEM và REM không khác nhau đáng kể, trị số thống kê kiểm định do Hausman xây dựng có phân phối χ2 tiệm cận. Nếu giả thiết H0 bị bác bỏ, kết luận là REM khơng thích hợp và tốt hơn xem ra ta nên sử dụng mơ hình FEM, trong trường hợp đó, các suy luận thống kê sẽ lập điều kiện theo ui trong mẫu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An, trên cơ sở lý thuyết phân tích và nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, tác giả sử dụng mơ hình nghiên cứu của Bird, Martinez-Vasquez và Torgler (2004); mơ hình nghiên cứu của Ajaz và Ahmed (2010), do đây là 02 mơ hình nghiên cứu có thể được xem là nghiên cứu gần nhất và tương tự nghiên cứu của tác giả. Để phù hợp với nội dung nghiên cứu, tác giả còn sử dụng thêm các biến như: tăng trưởng số lượng doanh nghiệp; tăng trưởng chi đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước đưa vào mơ hình nghiên cứu để phân tích các yếu tố nào có ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An.Biến phụ thuộc làTăng thu ngân sách nhà nước và biến độc lập là các biến: tăng trưởng số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các huyện; tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công
nghiệp của các huyện; tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của các huyện; tăng trưởng dân số trung bình của các huyện; tăng trưởng chi đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của các huyện.
Mơ hình kinh tế lượng: Yit = αi + β1 INDit + β2 ARGit + β3 ENTERit + β4 POPit + β5 I-EXPit + uit.
Các giả định là kỳ vọng giá trị sản xuất ngành cơng nghiệp tăng; dân số trung bình tăng; số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nhiều sẽ làm tăng thu ngân sáchnhà nước. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp; tăng chi đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước có tác động ngược chiều với thu ngân sách nhà nước.
Khi phân tích mơ hình hồi quy sử dụng mơ hình Pooled, FEM, REM để phân tích, số liệu tổng thể gồm 196 mẫu của 14 đơn vị cấp huyện của tỉnh giai đoạn 2000-2013; sau khi có kết quả hồi quy, tiến hành phân tích kết quả hồi quy và sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mơ hình FEM hay REM để giải thích.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
4.1. Kết quả phân tích, kiểm địnhcủa mơ hình nghiên cứu
4.1.1. Kết quả hồi quy
Từ số liệu về thu ngân sách, chi đầu tư phát triển của các huyện từ báo cáo của Sở Tài chính Long An; giá trị sản xuất ngành công nghiệp, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, số liệu về dân số trung bình của các huyện dựa trên niên giám thống kê của các huyện từ năm 2000 đến 2013, thu thập từ Cục Thống kê tỉnh; số lượng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các huyện thu thập từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Long An, Cục Thống kê tỉnh Long An. Với mơ hình nghiên cứu đã đưa ra, tác giả tiến hành hồi quy, kết quả như sau: